Đề thi kết thúc học phần công nghệ 10 thời gian làm bài: 60 phút

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kết thúc học phần công nghệ 10 thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN 
Tên học phần: cn
Thời gian làm bài: phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã học phần: - Số tín chỉ (hoặc đvht): 
Lớp: 
Mã đề thi 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã sinh viên: .............................
Câu 1: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét là:
A. 45% - 50%	B. >60%	C. 50% - 60%	D. 30% - 40%.
Câu 2: Công tác sản xuất giống cây trồng không đạt mục đích nào?
A. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà.
B. Đưa giống về cơ quan chọn tạo giống.
C. Đưa giống tốt nhanh vào sản xuất.
D. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống.
Câu 3: Khảo nghiệm giống cây trồng gồm
A. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
B. Thí nghiệm so sánh giống
C. So sánh giống, kiểm tra kĩ thuật, sản xuất quảng cáo
D. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
Câu 4: Các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất
A. Bón vôi	B. Tất cả các biện pháp	C. Bón phân	D. Cày, bừa, phơi đất
Câu 5: Độ chua hoạt tính là
A. H+	B. H+ , Al3+	C. Ca2+, Al3+	D. Al3+
Câu 6: Biện pháp cải tạo đất phèn
A. Cày nông, bừa sục	 	 D. Trồng cây chịu phèn
B. Cày sâu, phơi ải, rửa phèn	 	 C. Giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
Câu 7: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định:
A. Thời vụ	B. Chế độ phân bón
C. Mật độ gieo trồng	D. Thời vụ, mật độ, chế độ phân bón
Câu 8: Biện pháp kĩ thuật nào không đúng để tăng độ phì nhiêu của đất?
A. Cày xới đất, trồng cây họ đậu	B. Bón phân hữu cơ
C. Bón phân hoá học	D. Làm thuỷ lợi
Câu 9: Cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do lớp ion nào quyết định?
A. Lớp ion quyết định điện	B. Lớp ion khuếch tán
C. Lớp ion bù	D. Lớp ion bất động
Câu 10: Hạt giống được cấp giấy chứng nhận Quốc gia về chất lượng khi đã qua khảo nghiệm nào?
A. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
C. Thí nghiệm so sánh giống	B. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
D. Các loại thí nghiệm
Câu 11: Cải tạo đất mặn, đất phèn đều phải chú trọng bón phân hữu cơ để:
A. Làm tăng độ mùn cho đất	B. Tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và phát triển, phân giải chất hữu cơ thành chất khoáng cho cây hấp thụ	C. Làm tăng lượng mùn cho đất, giảm độ chua
D Cả A và B
Câu 12: Tính chất nào sau đây là của đất xám bạc màu?
A. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao, nhiều muối tan
B. Tầng đất mặt khô, cứng, nứt nẻ, nhiều chất độc hại
C. Hình thái phẫu diện đất không hoàn chỉnh
D. Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng nghèo mùn và thường bị khô hạn
Câu 13: Quá trình sản xuất hạt theo sơ đồ duy trì thường áp dụng ở những loại cây
A. Cây rừng	B. Thoái hóa	C. Giao phấn	D. Tự thụ phấn
Câu 14: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
A. Chọn vật liệu, khử trùng, tạo chồi, tạo rễ, cấy cấy, trồng cây
B. Tạo rễ, tạo chồi, khử trùng, chọn vật liệu, cấy cây, trồng cây
C. Khử trùng, chọn vật liệu, tạo rễ, tạo chồi, cấy cây, trồng cây
D. Chọn vật liệu, tạo rễ, tạo chồi, khử trùng, trồng cây, cấy cây
Câu 15: Độ chua tiềm tàng là
A. H+	B. H+ , Al3+	C. Al3+	D. Ca2+, Al3+
Câu 16: Nguyên nhân hình thành đất phèn.
A. Đất có nhiều H2SO4	B. Đất bị ngập úng
C. Đất có nhiều muối	D. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh
Câu 17: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô là
A. Tính toàn năng của tế bào
B. Môi trường nuôi cấy có đủ các chất dinh dưỡng
C. Tính phân hoá, chuyên hoá
D. Tính phản phân hoá
Câu 18: Sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn có hạt SNC theo sơ đồ duy trì
A. Năm thứ 1, 2, 3, 4	B. Năm thứ 1, 2, 3	C. Năm thứ 1, 2	D. Năm thứ 1
Câu 19: Đối với cây trồng thụ phấn chéo , khi nhân giống phải làm gì?
A. Loại bỏ cây xấu trước khi tung phấn
B. Gieo hạt giống vào các ô cách ly
C. Gieo thành từng dòng
D. Gieo hạt vào ô cách ly, gieo thành dòng, loại bỏ cây xấu
Câu 20: Khi nào đất có phản ứng chua?
A. pH >7	B. pH >7.5	C. pH < 6.5	D. pH = 6.5 – 7.5
Câu 21: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng ở các cơ sở sau:
A. Ở công ty và trung tâm giống
B. Ở trung tâm giống cây trồng
C. Ở xí nghiệp và trung tâm sản xuất giống chuyên trách
D. Ở địa phương
Câu 22: Xói mòn đất thường xảy ra ở đâu?
A. Đồng bằng sông Cửu Long	B. Vùng đồng bằng ven biển
C. Đồng bằng sông Hồng	D. Trung du và miền núi, nơi có địa hình dốc
Câu 23: Hạt giống mua từ trại giống để trồng là loại giống
A. Xác nhận	B. Nguyên chủng	C. Tác giả	D. Siêu nguyên chủng
Câu 24: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng
A. Thực hiện phản ứng trao đổi với keo đất làm cho cation Na+ kết tủa
B. Thực hiện phản ứng trao đổi với keo đất, giải phóng cation Na+ thuận lợi cho rửa mặn
C. Tăng độ phì nhiêu của đất
D. Giảm độ chua của đất
Câu 25: Các bước đầu của sản xuất giống cây rừng là
A. Nhân giống bằng hạt, cấy mô từ rừng
B. xây dựng vườn, rừng giống, lấy hạt cấp cho sản xuất
C. Chọn cây trội, khảo nghiệm giống
D. Lấy cây con trồng
Câu 26: Để sử dụng đúng và khai thác hiệu quả tối đa giống mới, người ta cần
A. Nắm vững yêu cầu kĩ thuật	B. Khảo nghiệm giống
C. Biết điều kiện đất đai, thời tiết	D. Nắm vững đặc tính giống
Câu 27: Sản xuất hạt giống phục tráng thực hiện.
A. Năm thứ 1,2
B. Năm thứ 1,2,3,4,5 ,có so sánh giống, nhân giống
C. Năm thứ 1,2,3
D. Năm thứ 1,2,3,4
Câu 28: Biện pháp khắc phục hàng đầu đối với đất xói mòn là:
A. Trồng cây phủ xanh đất	B. Luân canh, xen canh gối vụ
C. Bón phân và làm đất hợp lí	D. Bón vôi cải tạo đất
Câu 29: Trình tự của hệ thống sản xuất giống cây trồng là
A. Hạt giống nguyên chủng - Hạt siêu nguyên chủng - Hạt xác nhận
B. Hạt giống siêu nguyên chủng - Hạt xác nhận - Hạt nguyên chủng
C. Hạt xác nhận- Hạt giống siêu nguyên chủng - Hạt nguyên chủng
D. Hạt giống siêu nguyên chủng - Hạt nguyên chủng - Hạt xác nhận
Câu 30: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần:
A. Bón bổ sung chất hữu cơ	B. bón nhiều phân đạm và kali
C. Trồng cây chịu mặn	D. Tháo nước rửa mặn
Câu 31: Chọn vật liệu nuôi cấy mô tốt nhất là
A. Tế bào lá, rễ	B. Tế bào thân
C. Mô phân sinh đỉnh chồi	D. Bất kì tế bào nào
Câu 32: Ý nghĩa của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
A. Tạo giống sạch bệnh
B. Thực hiện trên quy mô công nghiệp, có hệ số nhân giống cao
C. Đồng nhất về mặt di truyền
D. Tất cả các ý
Câu 33: Sản xuất giống siêu nguyên chủng phải đạt tiêu chuẩn sau:
A. Năng suất cao	B. Độ thuần khiết cao, chất lượng cao
C. Phẩm chất cao	D. Độ sạch bệnh
Câu 34: Keo đất là những phần tử không tan trong nước và có kích thước nhỏ:
A. 1mm
Câu 35: Cây trồng nào được nhân giống bằng hình thức sinh sản vô tính?
A. Khoai môn, gừng, hành củ	B. Lá thuốc bỏng, khoai lang, lúa
C. Dừa, cành ghép xoài Hoà Lộ	D. Mít, ổi, sầu riêng
Câu 36: Thế nào là độ phì nhiêu của đất?
A. Là đất có nhiều dinh dưỡng
B. Là đất có nhiều muối tan và xác thực vật, động vật
C. Là khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng đồng thời và không ngừng cho cây
D. Là đất có dinh dưỡng
Câu 37: Giống mới chọn tạo và nhập nội phải thí nghiệm so sánh giống về các chỉ tiêu:
A. Chống chịu với ngoại cảnh
B. Phát triển, năng suất, chất lượng
C. Sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chống chịu
D. Sinh trưởng
Câu 38: Keo ®Êt cã cÊu t¹o lµ:
A. Cã 1 nh©n,1 líp vá ngoµi mang ®iÖn tÝch ©m.
B. Cã 1 nh©n, 1líp vá ngoµi mang ®iÖn tÝch d¬ng
C. Cã 1 nh©n,2 líp vá ngoµi mang ®iÖn tÝch tr¸i dÊu.
D. Cã 1 nh©n,2 líp vá ngoµi mang ®iÖn tÝch ©m hoÆc d¬ng
Câu 39: Đo độ chua hoạt tính, người ta đo
A. pHKCL	B. pH của H+ và Al 3+ bám trên bề mặt hạt keo
C. pH của H+ bám trên bề mặt hạt keo	D. pHH2O
Câu 40: Sự chuyển hóa các tế bào phôi sinh thành tế bào chuyên hóa gọi là:
A. Phôi hóa tế bào	B. Phân chia tế bào
C. Phân hóa tế bào	D. Tính toàn năng của tế bào
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docKT 1T.doc
Đề thi liên quan