Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 7 năm học 2013-2014

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2929 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 7 năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN 7
Năm học 2013-2014
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1(4 điểm):
 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn trích sau:
 " Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
 Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
 Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
 Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng"
 ( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)
Câu 2( 6 điểm):
Trình bầy cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
 ( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 3( 10 điểm)
	Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: 
 “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ ”.
Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.















Hướng giải
Câu
Nội dung
Điểm
1
*Về nội dung:
- Xác định đúng phép tu từ điệp ngữ: Hàm Dương, Tiêu Tương
- Phân tích được hiệu quả sử dụng: 
Điệp ngữ: Hàm Dương, Tiêu Tương-> lặp lại ba lần, được đảo vị trí trong đoạn thơ nhằm;
+ Nhấn mạnh, gợi ấn tượng cụ thể về sự xa cách và không gian xa cách giữa hai vợ chồng người chinh phụ
+ Giúp người đọc hình dung được cảnh ngộ chia li, tâm trạng sầu thương, nhung nhớ triền miên đang chất chứa trong lòng, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của đôi vợ chồng khi phải chia xa
+ Khơi gợi ở người đọc lòng đồng cảm xót xa trước cảnh ngộ chia li, sự căm ghét chiến tranh phi nghĩa gây bao đau khổ cho con người
* Về hình thức: Viết thành đoạn văn phân tích ( Nếu gạch đầu dòng không cho điểm hình thức)
3











1
2
Bài làm học sinh cần trình bày được các ý sau:
 Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. 
 Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” 
 Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. 
 - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. 
 - Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. 
- Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước.
6


(0,5 )

(0,5 )


(1,5)




(1,5)

(1)

0,5

0,5
3
 Học sinh có thể triÓn khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau:
1. Về hình thức
- Bµi lµm cã bố cục rõ ràng, luËn ®iÓm ®Çy ®ñ chÝnh x¸c.
- Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả, c¶m xóc s©u s¾c
2. Về nội dung.
1 Mở bài:
Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ, trích dẫn nhân định
*Giải thích: HS cần giải thích được:
 + Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
 + Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.
* Chứng minh: Học sinh cần làm sáng tỏ hai luận điểm cơ bản:
Luận điểm 1: Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ
- Đó là sự say mê trước vẻ đẹp của âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại.
- Là sự rung cảm trước cảnh đẹp của đêm trăng :
+ Trong bài thơ Cảnh khuya: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có tầng bậc, giao hòa quấn quýt
+ Trong bài Rằm tháng giêng: vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại 3 lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân. 
HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm
->Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.
Luận điểm 2: Cốt cách chiến sĩ
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước :
+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vân mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm)
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:
+ Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung : 
+ Thể hiện ở những rung cảm tinh tế dồi dào trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng.
+ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng đầy sức sống trong trẻo rộng lớn tươi sáng vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, một phong thái bình tĩnh ung dung của Bác. 
+ Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ-một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.
Kết bài
* Khái quát: hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ Người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người của Bác. Đó là một phong cách thanh cao khiến chúng ta thêm ngưỡng mộ, kính yêu Bác. 
3. C¸ch cho ®iÓm.
- Tõ 9-10 ®iÓm víi bµi viÕt cã ®ñ néi dung, lËp luËn chÆt chÏ, thuyÕt phôc, c¶m xóc s©u s¾c.
- Tõ 7-8 ®iÓm cho bµi cßn thiÕu 1-2 ý, c¶m xóc ch­a s©u.
- Tõ 5-6 ®iÓm cho bµi tá ra hiÓu ®Ò song cßn ch­a trän vÑn vÒ néi dung, lËp luËn ch­a chÆt chÏ, cßn m¾c nhiÒu lçi chÝnh t¶
- Tõ 1-4 ®iÓm cho bµi viÕt yÕu.
* L­u ý: Trªn ®©y lµ ®Þnh h­íng chÊm, trong qu¸ tr×nh chÊm gi¸m kh¶o cÇn linh ho¹t vËn dông biÓu ®iÓm, tr©n träng nh÷ng s¸ng t¹o cña häc sinh.
 
 --------------------- HÕt------------











1




2



3
(1)

(2)










3

(1)



(2)


















1
* Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.


File đính kèm:

  • docDe thi thu HSG Ngu van 7 20132014.doc
Đề thi liên quan