Đề thi học sinh giỏi năm học 2009 – 2010 môn: sinh học 6 (thời gian làm bài: 120 phút)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi năm học 2009 – 2010 môn: sinh học 6 (thời gian làm bài: 120 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng GD&ĐT thường xuân
đề thi học sinh giỏi
 trường thcs lương sơn
năm học 2009 – 2010
môn: sinh học 6
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: ( 2,0 điểm) 
 	Bạn Minh nói: màu xanh của cây do diệp lục tạo nên và chỉ có ở bộ phận lá của cây. Bạn Lan nói: bạn Minh khẳng định như vậy chưa hoàn toàn đúng. Em hãy giúp bạn Lan chứng minh câu phản biện của mình và nêu các ví dụ cụ thể về các cây trong tự nhiên. 
Câu 2: (5,0 điểm)
a) Em hãy nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non ở cây hai lá mầm.
	b) Gải thích vì sao trong chiết cành phải chọn những cây đã ra hoa, quả nhiều lần?
Câu3: (4,0 điểm)
	a) Sự thụ phấn là gì? Em hãy trình bày sự tự thụ phấn và sự giao phấn của hoa.
	b) Em hãy nêu sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
Câu4: (4,0 điểm) 
a) Em hãy trình bày sơ đồ quá trình quang hợp và hô hấp của cây xanh.
b) Quá trình hô hấp và quang hợp của cây xanh có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
c) Tại sao trong phòng ngủ không nên trồng các cây xanh làm cảnh?
Câu5: (3,0 điểm)
a) Có mấy loại rễ biến dạng? Cho hai ví dụ về mỗi loại rễ biến dạng. Giải thích ý nghĩa của từng loại rễ biến dạng đối với cây. 
b) Tại sao người ta phải thu hoạch củ trước khi cây ra hoa?
Câu6: (2,0 điểm)
Cây đào lộn hột, cây lúa là thực vật hạt trần hay thực vật hạt kín?
Hạt đào lộn hột, hạt lúa nằm ở bên trong hay bên ngoài quả? Vì sao?
 Hướng dẫn chấm Môn: sinh học 6
 (Thang điểm 20 )
Câu
Tổng điểm
Nội dung
điểm thành phần
I
2,0
- Bạn Minh nói:Màu xanh của cây do diệp lục tạo nên là đúng.
- Nhưng bạn Minh nói: diệp lục chỉ có ở lá của cây là chưa chính xác vì: 
+ Khi cây còn non, ở thân vẫn có diệp lục.
+ Một số cây cólá biến dạng như cây xương rồng thì ở thân có diệp lục (thân màu xanh) giúp cây hô hấp ở điều kiện khí hậu khắc nhiệt.
+ Cây phong lan, đầu rễ cây có màu xanh có diệp lục giúp cây quang hợp.
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
II
5,0
a) Thân non của cây hai lá mầm gồm hai phần chính là:vỏ và trụ giữa.
- Phần vỏ:
+ Lớp biểu bì ở ngoài cùng: gồm 1 lớp tế bào có chức năng bảo vệ
+ Thịt vỏ: gồm nhiều lớp tế bào, trong đó có các tế bào màu xanh lục.
- Trụ giữa: 
+ Các bó mạch: Mạch rây ở bên ngoài có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ; Mạch gỗ ở bên trong có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
+ Ruột: Nằm ở giữa, gồm nhiều tế bào có màng mỏng có chức năng chứa chất dự trữ cho cây.
b) Trong chiết cành phải chọn những cây đã ra hoa, quả nhiều lần vì:
- Cây đã ra hoa, quả nhiều lần các bộ phận đã phát triển hoàn chỉnh, trong đó có các cành mạch gỗ và mạch rây có khả năng vận chuyển các chất nước, muối khoáng hoà tan, chất hữu cơđược tốt hơn.
-Do đó khi bóc vỏ, cành nhanh ra rễ,cành dễ sống và nhanh cho hoa quả.
0,5
0,75
0,75
1,0
1,0
0,5
0,5
III
4,0
a) Sự thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
- Sự tự thụ phấn là: hạt phấn của nhị tiếp xúc (rơI xuống) đầu nhuỵ của cùng một hoa.
- Sự giaophấn: là hiện tượng hạt phấn củahoa này tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa khác.
b) sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
Hoa thụ phấn nhờ gió
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Thường không có màu sặc sỡ hoặc không có màu.
- Thường không có hương thơm
- Tràng hoa ngắn, đơn giản (hoặc tiêu giảm) để đầu nhuy dễ nhận hạt phấn.
- Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ để gió mang đi.
- Đầu nhuỵ dài, bề mặt tiếp xúc lớn, có nhiều lông dính để hứng hạt phấn.
- Thường có màu sặc sỡ đễ sâu bọ dễ nhận biết.
- Thường có hương thơm, mật ngọt để thu hút sâu bọ.
- Tràng hoa dàI, phức tạp để sâu bọ chui vào hút mật dính hạt phấn chuyển lên đầu nhuỵ.
- Hạt phấn ướt, to, có gai để dễ dính vào sâu bọ, đầu nhuỵ.
- Đầu nhuỵ có chất dính.
0,.5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
IV
4,0
a) HS trình bày đúng mỗi sơ đồ được 0,5 điểm
b) Sự giống và khác nhau của quang hợp và hô hấp của cây xanh:
* Giống nhau:
- Đều là các quá trình sinh lí có ý nghĩa đối với đời sống của cây.
- Đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
* Khác nhau:
Hô hấp
Quang hợp
- Xảy ra ở tất cả các bộ phận sống của cây.
- Hút khí oxi và nhả khí cacbonic.
- Xảy ra mọi lúc, cả ngày và đêm.
- Phân giải chất hữu cơ.
- Chỉ xảy ra ở các bộ phận có diệp lục (thường ở lá).
- Hút khí cacbonic và nhả khí oxi.
- Chỉ xảy ra vào ban ngày, lúc có ánh sáng.
- Chế tạo chất hữu cơ.
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
V
3,0
a) Có 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ giác mút và rễ thở.
Ví dụ: ( HS nêu đúng mỗi loại từ 2 ví dụ và ý nghĩa đúng được 0,5 điểm)
- Cây có rễ củ: cây khoai lang, cà rốt, củ từ. Chứa chất dự trữ cho cây ra hoa và tạo quả.
- Cây có rễ móc: Cây trầu không, hồ tiêu,…
- Cây có rễ giác mút: Tầm gửi, tơ hồng, …
- Cây có rễ thở: Cây bần, rau dừa nước, sú, đước, vẹt,…
b) Củ là phần rễ ( có khi là thân) phình to ra chứa chất dự trữ để cây dùng lúccây ra hoa và tạo quả.
Vì vậy cần phải thu hoạch củ trước khi cây ra hoa và tạo quả để chất dinh dưỡng trong phần củ còn nhiều.
0.5
0.5
0.5
0,5
0,5
0,5
VI
2,0
- Cây đào lôn hột, cây lúa là thực vật hạt kín.
- Quả đào lộn hột có hai phần: phần ngoài ta thường ăn là do đế hoa phát triển thành, phần bên trong ta quen gọi là hạt chính là quả chứa hạt ở bên trong. Vậy hạt đào lôn hột nằm bên trong.
- ở lúa, hạt cũng nằm bên trong quả, phần hạt gạo nằm bên trong mà ta vẫn quen gọi chính là hạt của quả lúa. Bao bọc bên ngoài là vỏ quả do vỏ chấu và vỏ cám dính lại tạo thành.
0,5
0.75
0.75
Tổng
20
20.00

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Sinh 6 20092010.doc
Đề thi liên quan