Đề thi học sinh giỏi khối 6 môn thi: Vật Lý

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi khối 6 môn thi: Vật Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục ngọc lặc đề thi học sinh giỏi khối 6
Trường thcs ngọc trung Môn thi : vật lý . Thời gian 120 phút 
Giáo viên: lê duy hưng 
đề bài
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Khi dùng bình chia độ có ĐCNN là 1cm3 . Một học sinh ghi kết quả vào phiếu thực nghiệm như sau:
a. 122 cm3 
b. 122.5 cm3 
c. 125,0 cm3 
d.120,2 cm3 
 Kết quả ghi nào phù hợp nhất?
Câu 2: Hãy xắp xếp các câu sau theo thứ tự để diễn tả việc do khối lượng của vật bằng cân Rôbécvan:
a. Đặt tên đĩa bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng.
b. Đặt vật lên một đĩa cân
c.Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
d. Điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải năm thăng bằng.
Câu 3: Một vật có khối lượng là : 300 g. Vật này có trọng lượng bằng 2/3 trọng lượng của vật thứ hai, trọng lượng của vật thứ hai là:
a. 450 g
b. 4,5 N
c. 0,2 kg
d. 2 N
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
a.200C = ..............0F
b.71,60F = ..............0C
c. Nước sôi ở.........0C hay.............0F
d. 420C = .......0K
Câu 5: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a.1.200 Kg/m3 = ........g/cm3
b. 800 Kg/m3 = ........g/cm3
c. 0,7 g/cm3 = ........kg/cm3
d. 1,25g/cm3 = ..........kg/m3
Câu 6: Điền số thích hợp vào chỗ trống dưới đây:
a. 0,5 m3 = ..........dm3 =........cm3 = ..........mm3 =.........cc
b. 4,1 m3 = ..........lít =........cm3 = ..........ml =.........cc
c. 1 ml = ..........lít =........m3 = ..........lít =.........cm3
d. 200 cm3 = ..........dm3 =........lít = ..........m3
e. 0,02m3 = .........dm3 = ......cc
g. 1,5 dm3 = ......lít.......cc
h. 2500cm3 .........dm3 = ........m3
i. 42000 mm3 =..........cm3= .........l
B.Phần tự luận
Câu 1: (2đ) Em hãy trình bày một phương án xác định khối lượng của một cái cột sắt hình trụ cao khoảng 10 cm
Câu 2 : (4đ) Đồ thị trên hình
 Vẽ biểu diễn sự tăng thể tích của một chất khí nào đó theo nhiệt độ. Dựa vào đồ thị hãy cho biết:
a. Độ tăng thể tích lên 10C.
b. Thể tích chất khí ở 0C
200C; 600C; 1000C
c. Độ tăng thể tích từ 200C đến 600C và từ 600C đến 1000C
Câu 3: (2,5đ) Hãy xác định trọng lượng của hai bồn xăng, biết bồn thứ nhất chứa 1200l xăng, bồn thứ hai chứa khoảng một nửa của bình thứ nhất (cho khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3.
 Thể tích(lít)
 4
 3 
 2
 1 
 20 40 60 80 100
Câu 4: (4đ) Có một lượng nước nào đó. Người ta rót phân nửa vào ống nghiệm thứ nhất có đường kính d1 phần còn lại vào ống nghiệm thứ hai có đường kính d2 = 2 d1. Sau đó để cả hai ống nghiệm vào một nơi kín gió. Sau 2 giờ, ống nghiệm thứ hai hết nước, ống nghiệp thứ nhất còn lại 3/4 mức nước lúc đầu.
a.Tốc độ bay hơi của nước phu thuộc như thế nào vào diện tích mặt thoáng?
b. Lại rót phần nước còn lại ở ống nghiệm thứ nhất vào ống nghiệm thứ hai. Sau mấy giờ thì ống nghiệm này hết nước?
phòng giáo dục ngọc lặc đề thi học sinh giỏi khối 6
Trường thcs ngọc trung Môn thi : Vật lý . Thời gian 150 phút 
Giáo viên: mai văn tuấn 
Đáp án
A.Phần trắc nghiệm
Câu 1: (1đ)
 Do bình chia độ có ĐCNN là 1cm3, nêu kết quả phải được ghi là một số nguyên chẵn. Vậy đáp án: a là đúng.
Câu 2: (1đ)
 Thứ tự đúng là: d; b; a; c
Câu 3 (1đ)
 Vật có khối lượng 300g có trọng lượng 3N và bằng 2/3 trọng lượng vật thứ hai. Trọng lượng vật thứ hai là:
3N : 3/2 = 4,5 N
 Vậy b là đúng.
Câu 4: (1đ)
a. 68 0F
b. 220C
c. 1000C/212 0F
d. 315 K
Câu 5: (1đ)
a. 1200kg/m3 = 1,2g/cm3
b. 800kg/m3 = 0,8 g/cm3
c. 0,7g/cm3 = 700kg/m3
d. 1,25g/cm3 = 1250 kg/m3
Câu 6: (2đ)
a. 0,5m3 = 500 dm3 = 500.000.000 cc
b. 4,1m3 = 4.100 dm3 = 4.100 l = 4.100.000cm3 = 4.100.000 cc
c. 1ml = 0,001 l = 0,001dm3 = 0,000.001 m3 = 1cm3
d. 200cm3 = 0,0002 dm3 = 0,0002 l = 0,000.0002 m3 
e. 0,02m3 = 20 dm3 =20.000cm3 = 20.000cc
g. 1,5dm3 = 1,5l = 1500ml = 1500cc
h. 2500cm3 = 2,5 dm3 = 0,0025 m3
i. 42.000 mm3 = 42 cm3 = 0,042dm3 = 0,042 l
B. Phần tự luận
Câu 1:(2đ)
 Có thể thực hiện phương án sau:
 - Đầu tiên đo đơn vị của cột, rồi áp dụng công thức : C = 3,14 x 2R từ đây suy ra bán kính đường tròn là : 
 C 
R = 
 2 . 3,14
- Sau đó tính thể tích của cái cột:
 V=3,14 x R2 x h
 - Dùng công thức M = D x V để xác định khối lượng của cột sắt. Biết Dsắt = 7800 kg/m3
Câu 2: (4đ)
 a. Căn cứ vào đồ thị ta thấy khi nhiệt độ tăng từ 00C, thì thể tích khí tăng từ 2 lít đến 4 lít. Vậy độ tăng thể tích trên 10C là:
 4l - 2 l 2l 
 = = 0,02 l/độ
1000C - 00C 100 
 b.Theo đồ thị, thể tích khí ở 00C là 2 lít
- Khi tăng lên 200C thể tích khí tăng lên:
0,02 l/độ . 200C = 0,4 l
 Thể tích khí ở 200C là : 2 l + 0,4 l = 2,4 l
- Thể tích khí ở 60 0C:
2 l + 0,02 l/độ . 60 0C = 3,2 l
- Thể tích khí ở 1000C là 4 l
 c. Độ tăng thể tích khí từ 200C đến 600C:
 3,2 l - 2,4 l = 0,8 l
 Độ tăng thể tích khí từ 600C đến 1000C:
 4 l - 3,2 l = 0,8 l
Câu 3: (2đ)
 Khối lượng xăng trong bồn thứ nhất:
 M1 = D . V1 = 700kg/m3 . 1200l = 700kg/m3 . 1,2m3 = 840 kg
 Trọng lượng của bồn xăng thứ nhất:
 P1 = 10 .m1 = 10.840 = 8.400 N
 Bồn thư hai bằng phần nửa bồn thứ nhất nên có trọng lượng là:
 P2= 1/2 . P1 = 8400N/2 = 4.200 N
Câu 4: (4đ)
 a. Ta có diện tích mặt thoáng hình tròn nên tỉ lệ với d2. Do d2 = 2d1 nên s2 = 4 s1 sau 2 giờ:
 - ống nghiệm thứ hai hết nươc.
 - ống nghiệm thứ nhất còn lại 3/4 lượng nước, nghĩa là đã bay hơi 1/4 lượng nước (vì ban đầu lượng nước trong hai ống như nhau). Vậy để ống nghiệm thứ nhất bay hơi hết phần còn lại phải mất thêm 3. 2 giờ = 6 giờ. Do đó để ống nghiệm thứ nhất bay hơi hoàn toàn phải mất 8 giờ.
 Vậy thời gian nước bay hơi toàn bộ trong hai ống nghiệm là : t1= 4 t2
 Từ đó ta có: t1/ t2 = s2/s1 nghĩa là tốc độ bay hơi tỉ lệ vơi diện tích mặt thoáng.
 b. Khi rót nước từ ống thứ nhất sang ống thứ hai lượng nước này chỉ bằng 3/4 lượng nước ban đầu. Do đó thời gian cần thiết để bay hơi lượng nước này là 2x3/4 = 1,5 giờ./.

File đính kèm:

  • docDe hsgL6ngt.doc
Đề thi liên quan