Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn ngữ văn lớp 9 năm học 2007-2008

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn ngữ văn lớp 9 năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 1
 NĂM HỌC 2007-2008
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (3 điểm):
I. Em hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách viết chữ cái trước ý chọn trả lời đúng ở giấy làm bài thi (2 điểm):

1/ Từ ngươi trong đoạn trích dùng để biểu thị gì?
“Này, tổng thống Giôn-xơn ngươi hãy công khai trả lời trước nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới. Ai đã phá hoại hiệp định Giơ - ne - vơ, là hiệp định bảo đảm chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam?
 	Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kỳ và giết hại người Hoa Kỳ? Hay là chính phủ Mĩ đã đe dọa quân đội Hoa Kỳ đến xâm lược Việt Nam và giết hại người Việt Nam”.
 (Hồ Chủ tịch - Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước - ngày 17/7/1966)
A. Sự kính trọng trong xưng hô.	C. Thái độ bình thường trong xưng hô.
B. Sự coi thường khinh miệt trong xưng hô.	D. Tất cả A, B, C đều đúng.
2/ Trong các từ mưa sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài	C. Một cung gió thảm mưa sầu
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.	 	 Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.
B. Vật mình vẫy gió mưa tuôn.	D. Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.
3/ Ai là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là “Danh nhân văn hóa thế giới”?
A. Nguyễn Trãi.	C. Hồ Chí Minh.
B. Nguyễn Du.	D. Tất cả A, B, C đều không đúng.
4/ Tác phẩm nào sau đây được coi là “Tập đại thành” của ngôn ngữ văn học dân tộc?
A. Côn sơn ca.	C. Truyện Kiều.
B. Qua đèo Ngang.	D. Truyền kỳ mạn lục.
II. Nối cột A với cột B để có kết quả đúng (1 điểm): 

A
B
1. Ông Đồ	
a. Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê...
2. Quê hương
b. Niềm khát khao tự do mãnh liệt được thể hiện bằng những vần thơ lãng mạn... 
3. Nhớ rừng	
c. Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng...
4. Khi con tu hú
d. Niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ... 

Câu 2 (2 điểm): Phân tích các đặc điểm về cách thức sử dụng từ ngữ, câu, biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
“Trên những dãy núi hanh hao đã lất phất mưa bụi liêu riêu của mùa xuân. Hoa đào chúm chím nở trong sương trắng như những đôi môi đỏ thắm của những người thiếu nữ... Ánh hồng của hoa đào bừng trong mưa bụi của mùa xuân như những ngọn lửa nhỏ lấp ló đốt lên bao khát vọng trong lòng người”.
	(Thì thầm mùa xuân - Ngô Quyền) 
Câu 3 (5 điểm): Để tổ chức câu lạc bộ văn học của trường, em được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung: Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học mà em yêu thích./.
.......................................................................
PHÒNG GD&ĐT 	 HƯỚNG DẪN CHẤM
 HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN NH 2007-2008 
VÒNG 1
 	 MÔN NGỮ VĂN 9

Câu 1 (3 điểm): I/ Tổng 2 điểm. Học sinh trả lời đúng mỗi câu được 0,5đ, mỗi câu chỉ được chọn viết 1 chữ cái ở giấy làm bài thi, nếu viết 2 chữ cái trở lên hoặc xóa bỏ viết lại thì GV trừ 0,25đ.	Đáp án đúng: 1B ; 2A ; 3B ; 4C.

II/ Tổng 1 điểm. Học sinh nối đúng A với B mỗi trường hợp
được 0,25đ.	Đáp án đúng: 1d ; 2a ; 3b ; 4c.
..........................................................................................

Câu 2 (2 điểm): Phân tích các đặc điểm về cách thức sử dụng từ ngữ, câu, biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
“Trên những dãy núi hanh hao đã lất phất mưa bụi liêu riêu của mùa xuân. Hoa đào chúm chím nở trong sương trắng như những đôi môi đỏ thắm của những người thiếu nữ... Ánh hồng của hoa đào bừng trong mưa bụi của mùa xuân như những ngọn lửa nhỏ lấp ló đốt lên bao khát vọng trong lòng người”.	(Thì thầm mùa xuân - Ngô Quyền) 
	
1/ Cách sử dụng từ ngữ: Dùng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm: hanh hao, lất phất, liêu riêu, chúm chím lấp ló. 	 (0,5 điểm)

2/ Cách thức sử dụng câu: Dùng kiểu câu mở rộng thành phần để miêu tả chi tiết cảnh sắc thiên nhiên. 	 (0,5 điểm)

3/ Biện pháp tu từ: Các biện pháp đảo ngữ (câu 1), nhân hoá (câu 2), so sánh (câu 2, 3). Làm cho lời văn sinh động, giàu hình ảnh, giàu tính thẩm mỹ. (1 điểm)
..........................................................................................

Câu 3 (5 điểm): Để tổ chức câu lạc bộ văn học của trường, em được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung: Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học mà em yêu thích./.
Bài làm phải thể hiện 3 yêu cầu lớn sau đây:
1/ Về hình thức thể loại: Trình bày dưới dạng một bài giới thiệu, thuyết minh về tác phẩm văn học hoàn chỉnh.	(1 điểm)
2/ Về ngôn ngữ, văn phong: Phải kết hợp giữa văn nghị luận và hội thoại: nhằm tạo sự gần gũi giữa người đọc, người nghe nhưng vẫn bảo đảm tính trong sáng, hàm súc của bài trình bày.	 	(1 điểm)
3/ Về nội dung:
- Phải là một tác phẩm chọn lọc; có cách nêu và giải quyết vấn đề thực sự gây xúc động.
- HS biết nhấn mạnh vấn đề chính trong truyện, có những lời bình, nhận xét có giá trị, tự mình rút ra suy nghĩ sâu sắc từ câu chuyện, biết liên hệ kiến thức đã học, liên hệ thực tế để nâng cao vấn đề. 	(3 điểm)
..........................................................................................

 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 2
 NĂM HỌC 2007-2008
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (2 điểm): Nếu phân tích tinh thần nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em sẽ triển khai những ý chính nào?
 
Câu 2 (8 điểm): Nhận xét về hình tượng Hồ Chí Minh trong Nhật ký trong tù, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai viết: “Con người ở đây... trong tù ngục vẫn luôn tự do”.
Qua những bài thơ đã học, đã đọc trong Nhật ký trong tù, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên./.
 
.................................................................................









 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 HẢI LĂNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 2
 NĂM HỌC 2007-2008
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (2 điểm): Nếu phân tích tinh thần nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em sẽ triển khai những ý chính nào?
 
Câu 2 (8 điểm): Nhận xét về hình tượng Hồ Chí Minh trong Nhật ký trong tù, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai viết: “Con người ở đây... trong tù ngục vẫn luôn tự do”.
Qua những bài thơ đã học, đã đọc trong Nhật ký trong tù, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên./.
 
.................................................................................
PHÒNG GD&ĐT 	 HƯỚNG DẪN CHẤM
 HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN NH 2007-2008 
VÒNG 2
 	 MÔN NGỮ VĂN 9


Câu 1 (2 điểm): Nếu phân tích tinh thần nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em sẽ triển khai những ý chính nào?

Học sinh phải nêu được 2 ý lớn:
1. Đề cao phẩm giá, ca ngợi tài đức và những tình cảm cao đẹp của Vũ Nương.
2. Xót xa trước những bất hạnh của nàng, ao ước cho nàng được sống hạnh phúc.
* Lưu ý: Ở mỗi ý trên, học sinh phải lấy được dẫn chứng trong tác phẩm để minh họa.
...............................................................................


Câu 2 (8 điểm): Nhận xét về hình tượng Hồ Chí Minh trong Nhật ký trong tù, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai viết: “Con người ở đây... trong tù ngục vẫn luôn tự do”.
Qua những bài thơ đã học, đã đọc trong Nhật ký trong tù, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên./.

1. Yêu cầu: 
+ Đề thuộc kiểu bài chứng minh một vấn đề văn học.
+ Vấn đề cần chứng minh: Hoàn cảnh tù ngục và sự tự do của con người. Học sinh khi làm bài, cần tập trung phân tích hoàn cảnh tù ngục, qua đó làm nổi bật tư thế tự do của Hồ Chí Minh.
+ Cần lưu ý: Tự do là vẻ đẹp thống nhất của hình tượng người tù vĩ đại này, nhưng ở mỗi bài thơ lại có một biểu hiện độc đáo riêng. Khi phân tích cần có dẫn chứng minh họa và cần làm nổi bật nét đặc sắc của tinh thần tự do ở từng bài.
+ Bài viết bảo đảm bố cục 3 phần với những nội dung cơ bản sau :
* Mở bài: 
- Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai nhận xét: “Tinh thần là nét đặc sắc lộng lẫy quán triệt trong tập Ngục trung nhật ký”
- Biểu hiện tập trung đẹp đẽ nhất của vẻ đẹp tinh thàn này là phong thái tự do của Hồ Chí Minh ngay trong cảnh tù đày.
- Trích nhận định.
* Thân bài:
- Tư thế tự do được quán triệt ngay từ bài thơ khai quyển và đây là đặc điểm nhất quán của người tù trong toàn bộ tập thơ.
- Hoàn cảnh tù đày và nỗi đau khổ của Người vì mất tự do.
- Con đường để tìm lại tự do: Những cuộc “vượt ngục” ngay trong cảnh tù đày:
+ Vượt ngục bằng tư thế của người du khách (Trên đường đi).
+ Vượt ngục bằng tâm hồn của một thi nhân (Ngắm trăng).
+ Bản thân việc tìm thấy cảm hứng thơ, có thể viết nhật ký bằng thơ cũng cho thấy sự tự do của Người trong cảnh lao tù.
* Kết bài:
- Tù đày về thể xác nhưng hoàn toàn tự do về tinh thần. Đây là một thứ tự do đích thực không sức mạnh nào chiến thắng được. Đó là tầm vóc một tâm hồn lớn.
2. Thang điểm: 
 	Điểm giỏi: 6,5đ – 8đ
 	Điểm khá: 4,5đ – 6,25đ
 	Điểm TB: 3đ – 4,25đ
 	Điểm yếu: 1đ – 2,75đ

..........................................................................

 

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Van 9 huyen 2007-2008.doc