Đề thi học kỳ II Năm học 2007- 2008 Môn: ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II Năm học 2007- 2008 Môn: ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi học kỳ ii năm học 2007- 2008
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút
I. Trắc nghiệm: 2 điểm
1. Đâu là đối tượng được tập trung miêu tả trong đoạn trích “ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng
	A. Dượng Hương Thư	C. Cảnh sông Thu bồn
	B. Dượng Hương Như và chú Hai	D. Cả ba đối tượng trên
2. Nhận xét nào không nói đúng những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “ Vượt thác”
	A. Ngôn ngữ sinh động, giàu chất gợi hình
	B. Năng lực quan sát tinh tế, liên tưởng so sánh mới lạ
	C. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với hoạt động con người
	D. Nhiều tình tiết li kì, hấp dẫn
3. Câu chuyên “ Buổi học cuối cùng” của nhà văn An – phông –xơ Đô- đê xảy ra trong bối cảnh nào?
	A. Chiến tranh thế giới thứ nhất
	B. Chiến tranh thế giới thứ hai
	C. Chiến tranh Pháp Phổ cuối thế kỉ XIX
4. Tâm trạng chú bé Prăng trong buổi học cuối cùng là gì?
	A. Hồi hộp xúc động 	
B. Lúc đầu ham chơi, sau ân hận xúc động
	C. Bình thường như buổi học khác
	D. Thờ ơ, không để ý
5. Nội dung đoạn trích “ Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tuân viết về điều gì?
	A. Thiên nhiên vùng biển Quảng Ninh
	B. Cuộc sống của một vùng biển đảo
	C. Vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão
	D. Thiên nhiên và con người ở vùng đảo Cô Tô
6. Cách ngắt đôi dòng thơ trong câu thơ: “ Ra thế – Lượm ơI !...” trích bài thơ “ Lượm” của nhà văn Tố Hữu thể hiện điều gì
	A. Sự bất ngờ	C. Không thể tin được
	B. Sự đau xót	D. Cả ba điều trên
7. Lượm đã hi sinh trong trường hợp nào ?
A. Trên đường hành quân ra trận	C. Trên đường đưa thư
B. Trên đường về chiến khu	D. Trên đường phố Huế
8. Dòng nào không nói đúng lí do vì sao cây tre trở thành biểu tượng về đát nước và dân tộc Việt Nam trong bài “ Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới?
	A. Cây tre có vẻ đẹp bình dị thân thương
	B. Cây tre có nhiều phẩm chất quý báu
	C. Cây tre có sự gắn bó thân thiết, lâu đời với con người Việt Nam
	D. Cây tre là loại cây được trồng quanh làng
II. Tự luận: 8 điểm 
Câu 1: ( 3 điểm)Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu tả cây đã gắn bó với em hoặc gia đình em trong đó có sử dụng một câu tồn tại
Câu 2: ( 5 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em ( ông, bà, cha, mẹ… )


đề thi học kỳ ii năm học 2007- 2008
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
I. Trắc nghiệm: 2 điểm
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng:
	Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm lát, quần áo ướt đẫm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
	- Bẩm …quan lớn…đê vỡ rồi?
	Quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng:
	- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay giám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
	- Dạ, bẩm… 
 ( Ngữ văn 7, tập II)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu
B. Sống chết mặc bay
C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
D. ý nghĩa văn chương
2. Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào?
	A. Nghị luận chứng minh	C. Miêu tả
	B. Nghị luận giải thích	D. Tự sự
3. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
	A. Nguyễn ái Quốc	C. Phạm Duy Tốn
	B. Thép Mới	D. Thạch Lam
4. Đoạn văn trên đã góp đắc lực vào việc:
	A. Tố cáo tên quan phụ mẫu tàn bạo, bất nhân
	B. Tố các tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm
	C. Sự sợ hãi, hốt hoảng cảu mọi người trong đình
	D. Thể hiện thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đê
5. Câu nào là câu rút gọn?
	A. Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều, nôn nao, sợ hãi 	B. Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi !
	C. Đê vỡ mất rồi	D. Có biết không?
6. Đoạn văn trên có câu đặc bệt không?
	A. Có	B. Không
7. Có thể thêm trạng ngữ nào vào vị trí trước câu: “ Đê vỡ rồi !”
	A. ở đây,	C. Trong này,
	B. Ngoài kia,	D. ôi trời ơi,
8. Dấu chấm lửng trong câu: :”Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi !”
	A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết
	B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
	C. Nối các từ trong liên danh
	D. Làm giãn nhịp điệu câu văn
 II. Tự luận: 8 điểm 
1: Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó có câu dùng dấu chấm lửng ( nêu công dụng)
Câu 2: Tục ngữ có câu: “Không thầy đó mày làm nên” lại có câu “ Học thầy không tày học bạn”. Em hiểu nghĩa hai câu tục ngữ trên như thế nào? Nội dung hai câu ấy có mâu thuẫn với nhau không?
đề thi học kỳ ii năm học 2007- 2008
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút
I. Trắc nghiệm: 2 điểm
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng:
	“ Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở lên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào đó, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ” 
	( Trích: “ Đi bộ ngao du” của Ru – xô)
1. Văn bản “Đi bộ ngao du” được trích dẫn từ tác phẩm nào?
	A. Chiếc lá cuối cùng	C. Ê- min hay về giáo dục
	B. Đôn-ki- hô- tê	D. Những người khốn khổ
2. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?
	A. Thuyết minh	C. Miêu tả
	B. Nghị luận	D. Tự sự
3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
	A. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và tự do của con người
	B. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và tri thức của con người
	C. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và tinh thần của con người
	D. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và ăn uống của con người
4. Đoạn văn trên tác giả sử dụng chủ yếu kiểu câu gì?
	A. Câu trần thuật	C. Câu phủ định
	B. Câu cầu khiến	D. Câu cảm thán
5. Mục đích của câu: “Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!” là gì?
	A. Để bọc lộ cảm xúc	C. Để hỏi
	B. Để miêu tả	D. Để cầu khiến
6. Có thể thay thế từ “đạm bạc” trong câu trên bằng từ nào ?
	A. Thanh đạm	C. Bạc bẽo
	B. Thanh khiết	D. Túng thiếu
7. Đặc sắc nghệ thuật của văn bản “ Đi bộ ngao du’ là gì?
	A. Lập luận chặt chẽ
	B. Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng lấy từ thực tiễn
	C. Giọng văn giàu cảm xúc
	D. Cả A, B, C
8. Qua đoạn trích, có thể thấy nhà văn Ru –xô là người như thế nào?
	A. Giản dị	C. Yêu mến thiên nhiên
	B. Quý trọng tự do	D. Cả A, B, C
 II. Tự luận: 8 điểm 
 Câu 1: ( 3 điểm)
a, Chép chính xác bốn câu thơ cuối của bài “ Khi con tu hú” – Tố Hữu
b, Phân tích tâm trạng của Tố Hữu thể hiện trong bón câu thơ trên bằng một đoạn văn khoản 7 câu trong đó có sử dụng một câu cảm thán( Gạch chân câu cảm thán)
Câu 2: ( 5 điểm) Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn 
đề thi học kỳ ii năm học 2007- 2008
Môn: Toán 9
Thời gian: 90 phút
I. Trắc nghiệm: 2 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng
1. Phương trình: x2 – 3x – 5 = 0 có:
	A. Nghiệm kép	B. Vô nghiệm
C. Có một nghiệm	D. Có hai nghiệm phân biệt	
2. Hình tròn (O; R) có diện tích là 9 p (cm2) thì chu vi đường tròn đó là: 
A. 2p (cm)	B. 4p (cm)	C. 6p (cm)	D. 9p (cm)
II. Tự luận: 8 điểm
Câu 1: (2,5 điểm) Cho biểu thức
 
a, Rút gọn biểu thức 
b, Tìm x để P> 0
c, Tìm các số m để có giá trị x thỏa mãn: P = -2x+m
Câu 2: (2 điểm) Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Hai tổ cùng làm chung thì sau 7h12 phút thì xong công việc. Nếu tổ một làm 3h, tổ hai làm 6h thì được công việc. Hỏi nếu làm riêng thì mỗi tổ cần thời gian bao lâu?
Câu 3: (3,5 điểm) 
 	Cho tam giác ABC vuông cân tại A nội tiếp đường tròn tâm O. M là một điểm chuyển động trên dây BC. AM cắt đường tròn tại D. Trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa điểm A vẽ tia Mx vuông góc với BC tại M. Tiếp tuyến với đường tròn tại D cắt Mx tại E
a, Chứng minh BC là đường kính của đường tròn (O)
b, Chứng minh tứ giác OMDE nội tiếp được
c, Tứ giác AMEO là hình gì?
d, Chứng minh khi M chuyển động trên BC thì tích AM.AD không đổi









 







 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki II nam hoc 2007 2008.doc
Đề thi liên quan