Đề thi học kỳ I- Năm 2009 lớp: 6 môn : sinh học (thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I- Năm 2009 lớp: 6 môn : sinh học (thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÂN TIÊN	Thứ ….. ngày …. tháng 12 năm 2009
Họ và tên: ……………………… ĐỀ THI HỌC KỲ I- NĂM 2009
Lớp: 6….	 MÔN : SINH HỌC
 (Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)
A: MA TRẬN
Chương 
Nhận biết 30%
Thông hiểu 40 %
Vận dụng 30 %
Tổng
100%
TN
TL
TN
TL
TN
TL
I
TẾ BÀO THỰC VẬT
Câu 2
(1 đ)
1 câu 
(1 đ)
II
RỄ
Câu 1
(1 đ)
Câu 4 
(1 đ)
2 câu 
(2 đ)
III
THÂN
Câu3
 (1 đ)
Câu 7
(2 đ)
2 câu 
(3 đ)
IV
LÁ
Câu 6 
(2.5đ)
Câu 5
(1.5đ)
2 câu
(4 đ)
TỔNG
3 câu 
(3 điểm)
2 câu
(4 điểm)
2 câu
(3 điểm)
7 câu
(10 đ)
B. ĐỀ BÀI
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3điểm)
 Câu1: (1 đ) Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
	1. Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì:
	a. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất.	
b. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
	c. Có ruột chứa chất dự trữ.	d. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa
	2. Các loại rễ biến dạng là:
	a. Rễ củ, rễ móc, rễ thở, rễ giác mút.	b. Rễ cọc, rễ chùm, rễ thở, rễ giác mút.
	c. Rễ non, rễ già, rễ củ, rễ móc	c. Rễ củ, rễ móc, rễ thở, rễ cái
	3. Tại sao các cây sống ở trong nước không có lông hút?
	a. Vì cây không cần nước	b. Có nhưng rất mềm và dễ rụng
 c. Cây hút nước và muối khoáng hòa tan qua bề mặt các tế bào biểu bì của rễ nên rễ chúng không có lông hút.
	4. Căn cứ vào hình dạng bên ngoài người ta chia rễ làm 2 loại là:
a. Rễ cọc và rễ mầm 	 b. Rễ cọc và rễ chùm 
 	c. Rễ mầm và rễ chùm 	 d. Rễ chính và rễ phụ
 Câu2: (1 đ) Hãy điền các từ hoặc cụm từ (a. sinh trưởng và phát triển; b. 2 tế bào con; c. 2 nhân; d. mô phân sinh) vào chỗ trống cho phù hợp với quá trình phân bào:
 Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành(1)………………, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành(2)……………………..
 Các tế bào ở (3)……………….có khả năng phân chia. Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây (4)……………..
 Câu3: (1 đ) Ghép thông tin ở cột A và cột B cho phù hợp rồi điền kết quả vào cột C
CỘT A
Tên thân biến dạng
CỘT B
Đặc điểm của thân biến dạng
CỘT C
Kết quả
1. Su hào
a. Thân rễ nằm trong đất
1 +……..
2. Củ khoai tây
b. Thân củ nằm trên mặt đất
2 +……..
3. Xương rồng
c. Thân củ nằm dưới mặt đất
3 +……..
4. Củ dong ta
d. Thân mọng nước mọc trên mặt đất.
4 +…….
PHẦN II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
 Câu 4 : (1 đ) Trong quá trình trồng cây lấy củ và trồng cây lấy lá chúng ta cần bón nhiều loại muối khoáng nào? Cho ví dụ về 1 số loài cây.
 Câu 5 : (1.5 đ) Không có cây xanh thì không có sự sống của tất cả các sinh vật trên trái đất điều đó đúng hay sai? Vì sao?
 Câu 6 : (2.5 đ) Ta đã biết thiếu khí oxy thì không thể duy trì sự cháy. Dựa trên hiểu biết đó các bạn An và Dũng đã chuẩn bị các dụng cụ như hình 23.2 để làm thí nghiệm trong khoảng 4 giờ
1
2
5
4
3
6
Hình 23.2: Các dụng cụ nhóm An và Dũng đã sử dụng để làm thí nghiệm.
Túi giấy đen;
Cốc thủy tinh to;
Cây trồng trong cốc;
Diêm;
Đóm;
Tấm kính.
Các em hãy tiến hành các bước thí nghiệm bằng những dụng cụ trên hình vẽ
Câu 7. (2 đ) Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?
C. ĐÁP ÁN
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu1: (1 đ) Khoanh tròn vào đầu câu đúng nhất của các câu sau:
	1.b (0.25 đ)	2.a (0.25 đ)	3.c (0.25 đ)	4.b (0.25 đ)
Câu2: (1 đ) Hãy điền các cụm từ sau vào chỗ trống cho phù hợp với quá trình phân bào:
1.c (0.25 đ)	2.b (0.25 đ)	3.d (0.25 đ)	4.a (0.25 đ)
Câu3: (1 đ) Ghép thông tin ở cột A vào cột B cho phù hợp rồi điền kết quả vào cột C
	1+b (0.25 đ);	2+c (0.25 đ);	3+d (0.25 đ);	4+a (0.25 đ)
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 4 : (1 đ)
	- Cây lấy củ: bón nhiều muối kali. Ví dụ: củ cải đỏ, củ cải trắng	 (0.5 đ)
	- Cây lấy lá: Bón nhiều muối đạm. Ví dụ: rau muống, rau cải 	 (0.5 đ)
Câu 5 : (1.5 đ)
	- Đúng (0.5 đ)
	- Vì: Các chất hữu cơ và khí oxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của tất cả các sinh vật trên trái đất, kể cả con người. (1 đ)
Câu 6 : (2.5 đ)
 - Bước 1: Đặt cốc có cây vào cốc thủy tinh to, dùng tấm kính đậy kín miệng cốc. 
 	(0,5đ)
	- Bước 2: Dùng túi giấy đen bọc toàn bộ cốc thủy tinh và đạt vào chổ tối khoảng 4 giờ. 	(0.5 đ)
	- Bước 3: Thử kết quả thí nghiệm
	+ Bỏ túi giấy đen, đốt que đóm	(0.5 đ)
	+ Mở hé miệng cốc, đưa que đóm đang cháy vào trong cốc thủy tinh thì thấy que đóm bị tắt 	(0.5 đ)
 - Kết luận: cây hô hấp lấy khí oxi và thải ra khí cácbonic	(0,5 đ)
Câu 7. (2 đ)
	- Người ta thường chọn phần ròng của thân để làm nhà, trụ cầu, tà vẹt	(1 đ)
	- Tại vì: Đây là phần rắn chắc nhất được cấu tạo bởi các tế bào chết nên không bị mối mọt 	(1 đ)

File đính kèm:

  • docDE THI HOC KI I SINH 6.doc