Đề thi học kỳ I môn Sinh học 7 năm học 2010 – 2011

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I môn Sinh học 7 năm học 2010 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC 7 NĂM HỌC 2010 – 2011.
	 	Thời gian: 45 phút 
Họ và tên:..	 ( không kể thời gian phát đề)
Lớp:
A. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
 I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất: (3đ)
 1. Tuyến độc của nhện nằm ở đâu?
	a. Chân bò	 b. Chân xúc giác	c. Núm tuyến tơ	 d. Kìm
 2. Nơi kí sinh của giun đũa trong cơ thể người là:
	a. ruột non	 	b. tá tràng	c. ruột già	 d. máu
 3. Bộ phận nào sau đây giúp 2 mảnh vỏ trai gắn liền với nhau?
 	a. Mang và chân trai	b. Tua miệng	c. Bản lề	 	 d. Áo trai
 4. Vai trò của tế bào gai trong đời sống của thủy tức là:
	a. tiêu hóa thức ăn 	b. bắt mồi và tự vệ	c. vận động	 d. sinh sản.
 5. Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở đâu?
	a. Đầu	b. Đốt đuôi	c. Giữa cơ thể	 d. Mỗi đốt 
 6. Cách sinh sản hữu tính của trùng giày là:
	a. tiếp hợp	b. giao phấn	c. tái sinh	 d. cả A,C đều đúng.
 II. Nối ý ở cột A và B sao cho phù hợp: ( 2đ)
A ( Tên các phần phụ của tôm sông)
B ( Chức năng)
Nối ý
1. Mắt kép, hai đôi râu
2. Chân hàm và chân ngực
3. Chân bụng
4. Tấm lái
a. Lái và giúp tôm nhảy 
b. Bơi và giữ thăng bằng và ôm trứng
c. Định hướng và phát hiện mồi
d. Bắt, giữ và xử lý mồi và bò.
1-
2-
3-
4-
B. TỰ LUẬN: (5đ)
 Câu 1: Nêu một số biện pháp phòng chống bệnh sâu bọ gây hại mà em biết.(2đ) 
 Câu 2: Tại sao gọi thụ tinh của cá chép là thụ tinh ngoài? Tại sao trong thụ tinh ngoài, số lượng trứng đẻ ra lại rất lớn? (1đ)
 Câu 3: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp.(2đ)
Bài làm:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC 7.
TRẮC NGHIỆM: 
	 I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất: (3đ)
	Mỗi từ điền đúng được 0,5 đ.
1
2
3
4
5
6
d
a
c
b
b
a
 	 II. Nối ý ở cột A và B sao cho phù hợp: ( 2đ)
	Mỗi ý nối đúng được 0,5 đ.
	 1-c; 2-d;	 3-b; 4-a.
TỰ LUẬN:
Câu 1: Một số biện pháp để phòng chống sâu bọ gây hại: (2 đ)
Các biện pháp canh tác: chọn cây giống có khả năng kháng bệnh cao, phòng chống dịch bệnh. 	0,5 đ.
Các biện pháp cơ học và vật lý: dùng bẫy đèn, bắt, giết	0,5 đ.
Các biện pháp hóa học: Hạn chế dùng các loại thuốc hóa học, nên sử dụng các loại thảo mộc, chế phẩm sinh học.	0,5 đ.
Các biện pháp sinh học: sử dụng thiên địch trong tự nhiên như: sâu bọ ăn thịt, kí sinh, vi khuẩn để diệt trừ sâu hại	0,5 đ.
Câu 2: Tại sao gọi thụ tinh của cá chép là thụ tinh ngoài? Tại sao trong thụ tinh ngoài, số lượng trứng đẻ ra lại rất lớn? (1đ)
	- Sự thụ tinh của cá chép là thụ tinh ngoài vì trứng của cá được thụ tinh trong môi trường nước ( ngoài cơ thể cá). 	0,25 đ.
	- Trong thụ tinh ngoài, số lượng trứng đẻ ra rất lớn vì:
	 + Tỉ lệ tinh trùng gặp trứng để thụ tinh là rất thấp. 	0,25 đ
	 + Trứng đẻ ra bị các sinh vật khác sống cùng môi trường ăn.	0,25 đ
	 + Điều kiện môi trường nước ( nhiệt độ, nồng độ, độ pH) có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng. 	0,25 đ.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp: (2 đ)
	* Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
	 - Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở. 	0,25 đ
	 - Các chân phân đốt khớp động. 	0,25 đ
	 - Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.	0,25 đ
	 - Hệ tuần hoàn hở.	0,25 đ
	* Vai trò: 
	 - Có lợi: làm thực phẩm (dế , châu chấu,  ), thụ phấn cho cây trồng (ong, bướm), chữa bệnh ( mật ong). 	0,5 đ
	 - Có hại: hại đồ gỗ trong nhà( mọt gỗ), hại cây trồng( châu chấu, sâu...), truyền lan nhiều bệnh nguy hiểm ( bọ gậy, chấy, muỗi)	0,5 đ

File đính kèm:

  • docdethiHK1.doc