Đề thi học kỳ I Môn: Hóa học. Lớp 10 (chương trình nâng cao)

doc4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I Môn: Hóa học. Lớp 10 (chương trình nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN
Trường THPT Hùng Vương
Đề thi học kỳ I. Môn: Hóa học. Lớp 10 (chương trình nâng cao).
I. Trắc nghiệm: (4đ) Khoanh tròn vào một trong các câu A, B, C, D đúng.
Câu 1. Tất cả các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học giống nhau về số hạt.
A. Proton. B. Nơtron. C. Electron & Nơtron. D. Proton & Nơtron.
Câu 2. Những cặp chất nào có cấu hìng Electron giống nhau.
A. Na, Al3+. B. Mg2+, Cl. C. S2-, Ca. D. N3-, P.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng.
 A. Trong tinh thể phân tử, liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị.
 B. Trong tinh thể nguyên tử, liên kế giữa các nguyên tử là liên kết yếu.
 C. Tinh thể nguyên tử cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao.
 D. Tinh thể Ion dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
Câu 4. Hãy điền vào chỗ trống những cụm từ thích hợp: (1) cấu hình electron; (2) số electron lớp ngoài cùng; 
(3) giống nhau; (4) gần giống nhau.
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có  tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học  và được xếp thành một cột.
Câu 5. Cho phản ứng: Fe + H2SO4 Fe2(SO4)3+ SO2 + H2O.
 Hệ số cân bằng của các chất lần lượt là: 
 A. 1, 4, 1, 3, 4. B. 2, 6, 1, 3, 6.
 C. 2, 4, 1, 3, 4. D. 1, 6, 1, 3, 6.
Câu 6. Chọn câu đúng khoanh tròn Đ. Chọn câu sai khoanh tròn S.
Trong một nhóm A, theo chiều ĐTHN tăng dần thì bán kính nguyên tử càng tăng, năng lượng Ion hóa thứ nhất càng tăng. Đ S.
Chu kì là tập hợp các nguyên tố có số lớp Electron bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. Đ S
Câu 7. So sánh tính kim loại của các nguyên tố: Mg(Z=12), K(Z=19), Ca(Z=20).
A. Mg > K > Ca.	 B. Mg Ca > K.	 D. Mg < Ca < K.
Câu 8. Sự biến đổi nào sau đây là sự khử?
A. S-2 S0 + 2e B. Al0 Al+3 + 3e.
C. Mn+7 Mn+4 + 3e. D. Mn+7  + 3e Mn+4.
Câu 9. Kiểu lai hóa của nguyên tử C trong C2H4 là:
A. sp. B. sp2. C. sp3. D. s2p.
Câu 10. Cho biết NTKTB của Iriđi là 192,22. Iriđi trong tự nhiên có 2 đồng vị. 
Biết chiếm 37%. Số khối của đồng vị thứ 2 là:
A. 192. B. 193. C. 190. D.198.
Câu 11. Nguyên tử X có Z = 15. Ở TTCB có số electron độc thân là:
A.5 B. 2 C. 3 D.1.
Câu 12. Số oxy hóa của Nitơ trong: N2, NH4+, NO-2, N2O5.
A. 0, -3, +3, +5; B. 0, +3, +5, +3. C. 0, -4, +3, +5. D. 0, +4, +5, +3.
Câu 13. Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy cấu hình electron của nguyên tử tạo ra ion có thể là:
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p4. D. Tất cả đều đúng.
Câu 14. Nguyên tố ở chu kì 4, nhóm VB có Z bằng bao nhiêu?
A. 24. B. 23. C. 22. D. 25.
Câu 15. Dựa vào độ âm điện chọn chất tương ứng ở cột II điền vào cột I cho thích hợp. Cho độ âm điện Al = 1,61; 
Cl = 3,16; Na = 0,93; Br = 2,96. Mg = 1,31; O = 3,44; S = 2,58.
Cột I
Cột II
 là liên kết ion.
 là liên kết CHT có cực
AlCl3.
MgO.
NaBr.
Na2S.
II. Tự luận (6đ). 
1. Nguyên tử của nguyên tố A có kí hiệu .
 a) Xác định số hạt.
 b) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố A.
 c) Xác định vị trí của A trong BTH (giải thích).
2. a) Giải thích sự hình thành liên kết của các hợp chất sau: H2S, NaF.
 b) Viết công thức electron, CTCT của hợp chất có liên kết cộng hóa trị.
3. Nguyên tử X có tổng các loại hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng ½ hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện âm.
 a) Xác định số khối và tên của nguyên tử X.
 b) Viết cấu hình electron của ion tạo từ nguyên tử X và công thức oxit, hiđroxit tương ứng.
 c) Cho X tác dụng với H2SO4 loãng dư thu được 2,24l khí (đktc). Tính khối lượng của H2SO4 ban đầu. Biết H2SO4 dùng dư 20%.
Cho S = 32; H =1; O = 16; Cl (Z = 17); Mg (Z =12); Ca (Z = 40).
SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN
Trường THPT Hùng Vương
Đáp án môn: Hóa học. Lớp 10 (chương trình nâng cao).
I Trắc nghiệm (4đ).
Câu 1: A. Câu 2: A. Câu 3: C. Câu 4: (1) & (4). Câu 5: B. 
Câu 6: a – S, b – S. Câu 7: D. Câu 8: D. Câu 9: B. Câu 10: B
Câu 11: C. Câu 12:A. Câu 13: D. Câu 14: B. Câu 15: A – 2, 3; B – 1, 4. 
II Tự luận (6đ).
1. a) p = e = 30. 	0,125
 N =65 – 30 = 35. 	 0,125.
b) Z = 30: 1s22s22p63s23p63d104s2. 	 0,25.
c) Số thứ tự là 30 vì Z = 30. 	0,125
Chu kì 4 vì có 4 lớp electron. 	 0,125 
Nhóm IIB vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng và thuộc nguyên tố d. 	 0,25
2. a) * Trong phân tử H2S, nguyên tử S bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử H. S có cấu hình electron giống khí hiếm Ar, H có cấu hình electron giống khí hiếm He. 	0,25
* Trong phân tử NaS: Na – e Na+ 
 F + e F- 	 0,125
 Na+ + F- NaF. 	 0,125
b) HH 0,25 H – S – H. 	 0,25
3. a) Ta có: Z + N + E = 36. 0,25
 2Z + N = 36 (vì Z = E). (1) 	0,5
 Mà N = ½ (36 – E) (2) 	 0,5
 Giải (1) & (2): Z = 12, N = 12. 	 0,5
 Vậy A = 24. 	 0,5 
b) Cấu hình electron của ion: 1s22s22p6. 	0,25
Công thức oxit và hiđroxit: MgO, Mg(OH)2. 	 0,5
c) Mg + H2SO4 = MgSO4 +H2 	 	 0,25
Số mol Mg bằng số mol H2SO4 bằng số mol H2
 	 	0,25
Số mol H2SO4 ban đầu: số mol H2SO4 phản ứng x 1,2 = 0,12mol. 	0,25 
Khối lượng của H2SO4 ban đầu: 0,12 x 98 = 11,76g 	 0,25

File đính kèm:

  • dochoa10nc.doc