Đề thi học kì I - Môn Sinh học 8 - Đề 6

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I - Môn Sinh học 8 - Đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Đề thi học kì I
A- Trắc nghiệm: 
Câu 1: hai tính chất của nơron là:
a) Cảm ứng và hưng phấn.
b) Co rút và dẫn truyền.
c) Hưng phấn và dẫn truyền.
d) Co rút và hưng phấn.
Câu 2: Mô có chức năng bảo vệ và che chở là
a) Mô thần kinh
b) Mô biểu bì bao phủ.
c) Mô liên kết.
d) Mô cơ.
Câu 3: Sụn bọc đầu xương có chức năng:
a) Giúp xương dài ra.
b) Giảm ma sát trong khối xương.
c) Giúp xương to ra.
d) Tất cả đều đúng.
Câu 4: Khi cơ co
a) Vân tối dày lên.
b) Tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xen kẻ nhau.
c) Vân sáng dày lên.
d) Tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày.
Câu 5: Để rèn luyện cơ, con người cần phải
a) Thường xuyên mang vác, lao động nặng.
b) Thường xuyên luyện tập TDTT.
c) Tắm nắng.
d) Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Câu 6: Chức năng của huyết tương là:
a) Thực bào, tạo kháng thể.
b) Vận chuyển khí.
c) Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải, muối khoáng, hooc môn.
d) Tham gia quá trình đông máu.
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng ?
a) Ở vòng tuần hoàn nhỏ, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi giàu oxi.
b) Ở vòng tuần hoàn nhỏ, máu giàu oxi do trao đổi khí ở phổi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.
c) Ở vòng tuần hoàn lớn, máu động mạch đi nuôi cơ thể giàu oxi.
d) Ở vòng tuần hoàn lớn. Máu tĩnh mạch từ cơ quan về tim nghèo oxi.
Câu 8: Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch
a) Sự chênh lệch huyết áp trong hệ mạch.
b) Nhờ sự đàn hồi của thành mạch.
c) Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực (khi hít vào) và của tâm nhĩ (khi thở ra).
d) Câu a và b đúng.
Câu 9: Chức năng quan trọng của hệ hô hấp là sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài diễn ra ở: 
a) Khoang mũi	
b) Thanh quản
c) Khí quản và phế quản
d) Phổi
Câu 10: Bệnh dễ lây qua đường hô hấp ở người:
a) Bệnh cúm, thương hàn.
b) Viêm phế quản, tả.
c) Bệnh SARS, lao phổi.
d) Bạch hầu, uốn ván.
Câu 11: Loại thức ăn được biến đổi về mặt hóa học ở khoang miệng là:
a) Tinh bột chín.
b) Prôtêin, gluxit, lipit.
c) Prôtêin, tinh bột, rau quả.
d) Bánh mì, dầu thực vật.
Câu 12: Enzim pepsin hoạt động trong (điều kiện) môi trường
a) Axit. 	.
b) Kiềm.	
c) Trung hòa
d) Độ pH = 7.
B- Tự luận: 7đ 
 Câu 1: Phản xạ là gì ? Nêu hai ví dụ minh họa về phản xạ. Một cung phản xạ gồm các yếu tố cơ bản nào ? (2đ)
Câu 2: Enzim trong nước bọt có tên là gì ? Có tác dụng gì với tinh bột ? Hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào ? (2đ)
Câu 3: Tim được cấu tạo như thế nào ? Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch và các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch ? (3đ).
V- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
1/ Phần trắc nghiệm: 3đ (mỗi câu đúng đạt 0,25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Câu đúng
c
b
b
d
b
c
a
d
d
c
a
a
2/ Phần tự luận:
Câu 1: Phản xạ
+ Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường (môi trường ngoài hoặc nôi trường trong cơ thể) thông qua hệ thần kinh	0.5đ
+ Cho 2 ví dụ đúng: 0.25 x 2	= 0.5đ
+ Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng (cơ quan trả lời)	1đ
Câu 2: Enzim trong nước bọt.
+ Có tên là Amilaza	0.5đ
+ Có tác dụng biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường mantôzơ	0.5đ
+ Hoạt động tốt nhất trong điều kiện:
Độ pH = 7,2	0.5đ
Nhiệt độ = 370C	0.5đ
Câu 3: + Tim được cấu tạo bởi:
Cơ tim và mô liên kết	0.5đ
Tạo thành các ngăn tim (gồm TNP, TNT, TTP, TTT)	0.25đ
Các van tim (van nhĩ – thất, van động mạch)	0.25đ
+ Các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh tác nhân gây hại cho tim mạch:
* Cần khác phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp	0.5đ
* Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.	0.5đ
* Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch.	0.5đ
+ Các biện pháp rèn luyện tim mạch:
Càn rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể dục, thể thao, xoa bóp.	0.5đ

File đính kèm:

  • docDe thi HK1 0910 Sinh8.doc
Đề thi liên quan