Đề thi học kì I môn ngữ văn 10 – năm học 2011- 2012 TRƯỜNG THPT TRÙNG KHÁNH

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I môn ngữ văn 10 – năm học 2011- 2012 TRƯỜNG THPT TRÙNG KHÁNH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CAO BẰNG
TRƯỜNG THPT TRÙNG KHÁNH
ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 10 – NĂM HỌC 2011- 2012
(Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề )

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1.Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 10
2. Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì I. 
3. Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức về Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ .
+ Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: Phân tích một bài thơ.
+ Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận ( văn học) 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA :
Hình thức tự luận
Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.

























II. THIẾT LẬP MA TRẬN

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 10

 Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Tiếng việt
Nhận biết được khái niệm, các quá trình và các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp.











Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
(30% x 10 điểm = 3,0 điểm)



30% x 10 = 3,0 điểm

2. Làm văn
Nghị luận văn học

Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn.
Hiểu được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ
Phân tích được những từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp nhân cách của NBK
- Kết hợp liên môn: Văn học, làm văn, tạo lập văn bản.
- Đánh giá được nhân cách tác giả và thsnhf công của bài thơ.










Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%




70% x10 điểm = 7,0 điểm)
Tổng cộng
3,0 điểm

7,0 điểm
10 điểm
 




III. BIÊN SOẠN ĐỀ

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CAO BẰNG
TRƯỜNG THPT TRÙNG KHÁNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I– NĂM HỌC 2012- 2013
MÔN NGỮ VĂN 10
(Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề )

Câu 1: (3 điểm)
Thế nào là hoạt động giao tiếp? các quá trình của hoạt động giao tiếp?Kể tên các nhân tố tham gia giao tiếp?
Câu 2: (7 điểm)
Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
 
....................Hết.................




(Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)
























IV.HƯỚNG DẤN CHẤM
Câu 
Ý
Nội dung
Điểm
1

1. Hoạt động giao tiếp
a. Khái niệm: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động…
b. Các quá trình của HĐGT: mỗi HĐGT gồm hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản
c. Các nhân tố tham gia giao tiếp: Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp

3.0

1.0


1.0

1.0
2


2. Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
7.0

1
Yêu cầu về kĩ năng 
-Biết cách làm bài nghị luận văn học( phân tích một bài thơ).
-Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi diễn đạt lỗi chính tả thông thường.


2
Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cũng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:



a.
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.0

b.
Thân bài:

6.0


















c
- Khái quát về hoàn cảnh đất nước và xuất xứ bài thơ 

- Hình ảnh cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một lão nông tri điền. Thể hiện quan niệm sống Nhàn: tự mình kiếm sống không lệ thuộc vào ai, hưởng cái thú làm chủ bản thân, không bị những ham muốn vật chất tầm thường chi phối(2 câu đầu)
0.5

1.0


- Quan niệm về dại, khôn của tác giả:
+ Tác giả tự nhận mình dại khi chọn lối sống thoải mái ở nơi trong sạch, không bon chen, vụ lợi. Người khôn thường chọn những nơi đông đúc, bon chen, tranh giành danh lợi->chốn hiểm nguy
+ Mỉa mai lối sống bon chen, vụ lợi, kiêu hãnh, tự tin với cách sốn của bản thân(Câu 3,4) 


1.5


- Niềm vui, niềm hạnh phúc khi được sống giao hòa với thiên nhiên. Khẳng định lối sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, tâm hồn tự do, tự tại (câu 5-6)
1.0


- Nhắc nhở người đời hãy tránh xa sự cám dỗ của phú quý. Tư thế ung dung, nhàn nhã coi thường danh lợi, giàu sang( hai câu cuối)

1.0



Kết bài:
Nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.

1.0
CHÚ ‎Ý:
-Yêu cầu cần trình bày đúng với thể thức văn bản của môn Ngữ văn ở từng câu. Không cho điểm tối đa những câu trả lời đúng, đủ nhưng thể thức trình bày chưa đáp ứng nhu cầu bộ môn (trừ 1/4 số điểm của câu đó)
-Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lập luận là 1.0 điểm.
-Điểm trừ tối đa với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 0.5 điểm.



VI. KIỂM TRA LẠI ĐỀ













File đính kèm:

  • docde thi van lop 10.doc
Đề thi liên quan