Đề thi học kì 2 năm học: 2007 - 2008 môn thi : văn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì 2 năm học: 2007 - 2008 môn thi : văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2007 - 2008 
TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN MÔN THI : VĂN
 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
ĐỀ 1:
 Câu 1: ( 2 điểm )Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên lí “ Tảng băng trôi” của Hêminguê? Hãy nêu tên hai tác phẩm của nhà văn này.
 Câu 2: ( 8 điểm ) Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Qua đó, làm nổi bật ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường cách mạng của dân làng Xô Man Tây Nguyên.
Đề 2:
 Câu 1: (2 điểm)Anh (chị) hãy cho biết truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: (2 điểm)Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên.
Câu 3 : (6 điểm)Anh ( chị ) hãy phân tích bài thơ “ Chiều tối” của Hồ Chí Minh:
“ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xây ngô tối,
Xây hết lò than đã rực hồng.”
( Theo SGK VH lớp 12, tập một, trang 20 )
HẾT



SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2007 - 2008 
TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN MÔN THI : VĂN
 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
ĐỀ 1:
 Câu 1: ( 2 điểm )Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên lí “ Tảng băng trôi” của Hêminguê? Hãy nêu tên hai tác phẩm của nhà văn này.
 Câu 2: ( 8 điểm ) Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Qua đó, làm nổi bật ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường cách mạng của dân làng Xô Man Tây Nguyên.
Đề 2:
 Câu 1: (2 điểm)Anh (chị) hãy cho biết truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: (2 điểm)Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên.
Câu 3 : (6 điểm)Anh ( chị ) hãy phân tích bài thơ “ Chiều tối” của Hồ Chí Minh:
“ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xây ngô tối,
Xây hết lò than đã rực hồng.”
( Theo SGK VH lớp 12, tập một, trang 20 )
HẾT















 SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN VĂN - HỌC KÌ II 
TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN NĂM HỌC: 2007 - 2008 	 ………………………………………

Đề 1:
 Câu 1: 
 Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là nêu được:
- Hêminguê đã đưa ra được hình ảnh thể hiện yêu cầu của ông đối với một tác phẩm văn chương: nó phải là một “tảng băng trôi”, bảy phần chìm chỉ một phần nổi. Có nghĩa là nhà văn không trực tiếp công khai làm cái loa phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà nói lên bằng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý của tác phẩm.
- Kể đúng tên hai tác phẩm của nhà văn này.
 + Cho 2 điểm khi trình bày đủ ý và diễn đạt gãy gọn, chữ viết cẩn thận. 
 + Cho 1.5 điểm khi trình bày đủ ý, nhưng diễn đạt còn hạn chế, chữ viết chưa thật cẩn thận.
+ Cho 1 điểm khi trình bày được một nửa số ý nêu trên, diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận.
 Câu 2:
 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm một bài nghị luận văn học, vận dụng tốt kiểu bài phân tích, biết cách phân tích nhân vật trong truyện ngắn, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết cẩn thận ….
 2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau, trên cơ sở phải nắm được hoàn cảnh ra đời, nội dung tác phẩm, thí sinh lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu. Cụ thể cần làm rõ những vấn vấn đề sau:
 * Xuất thân: Người Strá, cha mẹ mất sớm, được dân làng Xô Man nuôi nấng từ nhỏ và lớn lên trong vòng tay yêu thương đùm bọc của dân làng và sự dạy dỗ của cụ Mết.
 * Tính cách: 
 - Từ nhỏ, Tnú tỏ ra là một đứa trẻ thông minh, gan dạ mưu trí và dày dạn kinh nghiệm
 + Tnú không bao giờ đi đường mòn, giặc vây các ngả đường. Nó leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi lọt qua tất cả các vòng vây của giặc.
 + Qua sông, Tnú không bao giờ đi chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang. Vì Tnú nghĩ rằng qua chỗ nước êm thằng Mĩ – Diệm hay phục.
 + Khi bị giặc bắt, Tnú nhanh trí nuốt lá thư 
 - Là một cậu bé gan dạ mang một trái tim quả cảm nhưng còn là một chú bé “ương ngạnh”, “từng đập bể cái bảng nứa” vì học chữ thua Mai. 
 - Là người rất mực yêu thương vợ con.
 - Bị giặc bắt, đốt 10 ngón tay anh bằng nhựa xànu, đau đớn nhưng không kêu van. 
-> Dù mỗi ngón tay giờ đây chỉ còn lại 2 đốt nhưng Tnú vẫn đi bộ đội, bàn tay tật nguyền của anh vẫn cầm súng giết giặc trả thù cho vợ con và quê hương.
 - Là người có tính kỉ luật cao: tuy nhớ nhà, nhớ quê, nhớ làng nhưng được phép mới về thăm và chỉ ở lại đúng 1 đêm như giấy phép quy định. 
 - Anh còn là người rất yêu quê nhương: “Ba năm đi chiến đấu, sống xa làng anh rất nhớ quê hương, anh nhận ra tiếng chày … thấy tiếng chày ấy rồi”
-> Tnú là hình ảnh tiêu biểu của người dân Tây Nguyên, đặc biệt là dân làng Xô Man, anh luôn mang tình yêu, nghị lực và lí tưởng cách mạng của người Xô Man. Số phận và con đường đến với cách mạng của anh cũng chính là số phận và con đường đi lên của nhân dân 





miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ vì họ không có con đường nào khác ngoài đi theo cách mạng để giải phóng cho quê hương đất nước.
 3.Chuẩn cho điểm:
 - Điểm 8: Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên, văn viết lưu loát, bố cục rõ ràng, nội dung sâu sắc…
 - Điểm 6: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu nêu trên, bố cục rõ ràng, nội dung sâu sắc. Tuy nhiên vẫn còn một vài sai sót nhỏ…
 - Điểm 4: Bố cục rõ ràng, nội dung còn trình bày chung chung hoặc trình bày được một nửa số ý nhưng diễn đạt được...
 - Điểm 2:Nội dung còn trình bày chung chung, diễn đạt vụng, văn viết sơ sài, sai chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Điểm 0: Không viết được gì.


Đề II.
 Câu 1:
 Thí sinh có thể diễn đạt và sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau. 
 (a) Nêu được những ý chính sau:
- Năm 1922 thực dân Pháp mời Khải Định sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Macxây, mục đích của thực dân Pháp là vừa vuốt ve Khải Định vừa lừa gạt nhân dân Pháp khiến họ tin rằng sự bảo hộ của nước Pháp được nhân dân Việt Nam hoan nghênh. Khi sang Pháp, Khải Định đã phơi bày tất cả sự ngu dốt lố lăng của tên vua bù nhìn vô dụng, khiến cho nhiều người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp hết sức bất bình.
 - Thời gian này, Nguyễn Aùi Quốc đang hoạt động cách mạng Pháp. Người đã viết nhiều tác phẩm để công kích chuyến đi nhục nhã của Khải Định như: Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc....Vi hành là tác phẩm cuối cùng nằm trong loạt tác phẩm đó, được viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân đạo vào ngày 19/02/1923.
 (b) Diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận.
- Cho 2 điểm khi trình bày đủ ý hai ý nêu trên, diễn đạt gãy gọn, chữ viết cẩn thận. 
- Cho 1 điểm khi trình bày được một ý nêu trên, diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận hoặc nêu đủ ý nhưng diễn đạt còn nhiều hạn chế, chữ viết chưa cẩn thận.
 Câu 2: 
 Thí sinh có thể diễn đạt và sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau. 
 (a) Nêu được những ý chính sau:
- Bài thơ ra đời khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng, thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước.
- “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hoá thân thành con tàu, hăm hở làm một cuộc hành trình đến Tây Bắc. Đến Tây Bắc là đến với cuộc sống rộng lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đó có thơ ca.
 (b) Diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận
- Cho 2 điểm khi trình bày đủ hai ý nêu trên , diễn đạt gãy gọn, chữ viết cẩn thận. 
- Cho 1 điểm khi trình bày được một ý nêu trên, diễn đạt tốt, chữ viết thật cẩn thận hoặc nêu đủ ý nhưng diễn đạt còn nhiều hạn chế, chữ viết chưa cẩn thận.
 


 Câu 3: 
 Thí sinh có thể phân tích bài thơ và sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau.
 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách phân tích một bài thơ, biết làm một bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết cẩn thận ….
 2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau. Trên cơ sở phải nắm được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật. Cụ thể cần làm rõ những vấn đề sau:
 * Nội dung:
- Tâm trạng mệt mỏi, uể oải sau một ngày đường bị giải tù 53 km và Bác khao khát có một mái ấm gia đình để nghỉ ngơi :“tìm chốn ngủ”.
 	- Tâm trạng cô đơn, một thân một mình đang bơ vơ lạc lõng nơi đất khách quê người trên con đường tù đày gian khổ :“Chòm mây trôi ...tầng không”.
 - Hình tượng trung tâm của bức tranh là cô em và bếp lửa: hình ảnh cô thiếu nữ thật trẻ trung, khoẻ khoắn , giàu sức sống, đang hăng say lao động “xay ngô tối”. 
 --> Chứng tỏ nơi đây có đời sống, có sự vận động, con người cảm nhận được thời gian đang trôi dần về tối.
 	- Bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng”, đây là điểm sáng của bài thơ, là ngọn lửa của sự ấm áp, reo vui, ngọn lửa của sự sống, niềm tin vào tương lai tươi sáng.
 * Nghệ thuật:
- Nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.
- Nghệ thuật tả cảnh nhưng ngụ tình.
- Thơ Hồ Chí Minh đi từ tối đến sáng thể hiện niềm tin tưởng.
 3.Chuẩn cho điểm
 - Điểm 6: Đáp ứng tốt được các yêu cầu nêu trên, bố cục rõ ràng, nội dung sâu sắc, văn viết có cảm xúc. Tuy nhiên vẫn còn một vài sai sót nhỏ…
 - Điểm 4: Bố cục rõ ràng, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song có thể mắc một số sai sót nhỏ.
 - Điểm 3: Cơ bản biết cách phân tích hiểu đúng nội dung bài thơ. Tuy nhiên còn thiếu ý, không mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết tương đối cẩn thận.
 - Điểm 2: Chưa nắm được nội dung cơ bản của bài thơ. Phân tích quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết cẩu thả.
 - Điểm 0: Không viết được gì.













File đính kèm:

  • docVAN -THUY.doc