Đề thi giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh
Thứ tư, ngày 20 tháng 03 năm 2014
Lớp: 4....
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKII
Họ và tên: .........................................................................................
Năm học: 2013 - 2014
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP BỐN
Chữ ký người coi
Chữ ký người chấm bài
Chữ ký người chấm lại bài
Câu 1 .................
Câu 6 ................
Câu 2 ................
Câu 7 ..............
Câu 3 ................
Câu 8 ................
Câu 4 ................
Câu 9 ...............
Câu 5 ....................
Câu 10 .................
Đọc thành tiếng
 ........................................
Điểm bài làm
Điểm bài làm ghi bằng chữ ...................................................................................................... ; ghi bằng số à
Câu 1 .................
Câu 6 ................
Câu 2 .................
Câu 7 ................
Câu 3 .................
Câu 8 ................
Câu 4 .................
Câu 9 ................
Câu 5 .................
Câu 10 ................
Đọc thành tiếng
........................................
Điểm chấm lại
 Điểm chấm lại ghi bằng chữ ...................................................................................................... ; ghi bằng số à
Nhận xét của người chấm bài
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
Nhận xét của người chấm lại
..................................................................
..................................................................
...............................................................................................
I. KIỂM TRA ĐỌC
 Đọc thầm và làm bài tập Hoa học trò
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ./.
Theo Xuân Diệu
Dựa vào nội dung bài tập đọc hãy khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng trước mỗi ý:
1. chi tiết nào miêu tả lá cây phượng?
a. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
b. Lá ban đầu xếp lại, còn e ; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. 
c. Cả hai ý trên đều đúng.
2. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
a. Phượng là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, dậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm.
b. Hoa phượng nở bất ngờ; khắp thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
a. Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu.
b. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu hoa đỏ rực.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
a. Vì phượng thường được trồng ở sân trường, gắn với những kỷ niệm của học trò.
b. Vì mùa hoa phượng báo hiệu ngày nghỉ hè của học trò.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
5. Câu tục ngữ nào có nghĩa “phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài”?
a. Cái nết đánh chết cái đẹp.
b. Người thanh tiếng nói cũng thanh.
c. Trông mặt mà bắt hình dong.
6. Dấu gạch ngang trong trường hợp sau dùng để làm gì?
Dụng cụ học tập:
- Sách vở
- Bút mực
- Thước kẻ
a. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b. Phần chú thích trong câu.
c. Các ý trong một đoạn liệt kê.
7. Trong câu “Gió đưa hương thơm ngát như hương cau” bộ phận nào là vị ngữ?
a. đưa hương thơm ngát như hương cau
b. hương thơm ngát như hương cau
c. ngát như hương cau
8. Câu Ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, là:
a. Câu kể Ai làm gì?
b. Câu kể Ai thế nào?
TRƯỜNG TH HUỲNH VIỆT THANH
KIỂM TRA ĐK GIỮA HỌC KÌ II
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP BỐN 
NĂM HỌC 2013 - 2014
A - KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thầm trả lời câu hỏi (5điểm)
Câu
điểm
Câu 1
(0,5điểm)
Câu 2
(0,5điểm)
Câu 3
(0,5điểm)
Câu 4
(0,5điểm)
Câu 5
(0,5điểm)
Câu 6
(0,5điểm)
Câu 7
(1điểm)
Câu 8 (1điểm)
Ý đúng
c
c
c
c
a
c
a
a
2. Đọc thành tiếng
Bài 1: Sầu riêng STV4/t2 trang 34
Học sinh đọc đoạn 1 “sầu riêng.kì lạ” trả lời câu hỏi: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
Học sinh đọc đoạn 2 “Hoa sầu riêng.năm ta” trả lời câu hỏi: Miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng?
Học sinh đọc đoạn 3 “Đứng ngắm.đam mê” trả lời câu hỏi: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
Bài 2: Hoa học trò STV4/t2 trang 43
Học sinh đọc đoạn 1 “Phượng không.khít nhau” trả lời câu hỏi: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
Học sinh đọc đoạn 2 “Nhưng hoabất ngờ vậy” trả lời câu hỏi: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Bài 3: Khuất phục tên cướp biển STV4/t2 trang 66
Học sinh đọc đoạn 1 “Tên chúa tàunhìn bác sĩ” trả lời câu hỏi: Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào?
Học sinh đọc đoạn 2 “Trông bác sĩim như thóc” trả lời câu hỏi: Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
Bài 4: Thắng biển STV4/t2 trang 76
Học sinh đọc đoạn “Mặt trờichống giữ” trả lời câu hỏi: Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão được miêu tả như thế nào?
Học sinh đọc đoạn “Một tiếng reosống lại” trả lời câu hỏi: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bảo biển?
	HD chấm đọc thành tiếng
Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài Tập đọc đã học ở sách giáo khoa. Tiếng Việt 4 tập một (Giáo viên ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) có độ dài theo quy định số chữ ở CHKI. (khoảng 70 đến 80 tiếng) 
* Chú ý: Không để 2 hai học sinh kiểm tra liên tiếp một đoạn giống nhau. 
+ Trả lời câu hỏi về một nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. 
* Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1điểm. 
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
* Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. 
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0điểm). 
* Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1điểm. 
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0điểm). 
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm. 
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5điểm; đọc quá 2 phút: 0điểm). 
* Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm. 
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0điểm) 
TRƯỜNG TH HUỲNH VIỆT THANH
THI KIỂM TRA ĐK GHKII
KIỂM TRA ĐKGHKII – NĂM HỌC: 2013-2014
LỚP BỐN – MÔN TIẾNG VIỆT
	(ngày 19/03/2014)
KIỂM TRA VIẾT
I. Phần viết chính tả: Bài viết Sầu riêng
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta./.
II. Phần tập làm văn
Đề bài: Hãy tả một cây có bóng mát.
HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN KIỂM TRA VIẾT
I.Chính tả (5điểm)
 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn đạt 5điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,25điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (5điểm)
* Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm
- Viết được một bài văn miêu tả cây cối có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu của đề bài.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá nhiều lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo trình độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0.5.

File đính kèm:

  • docDE TIENG VIET4 GHKII.doc