Đề thi giáo viên giỏi cấp thị xã môn Sinh 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi cấp thị xã môn Sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng gd&đt Bỉm Sơn
kỳ thi giáo viên giỏi cấp thị xã năm học 2009-2010
Phần kiểm tra kiến thức
 môn sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút
Kỳ thi tổ chức ngày 19/10/2009
Câu1: (5 đ)
a) Nêu kết quả thí nghiệm của Menđen về lai hai cặp tính trạng và phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập.
b) Phép lai phân tích là gì ? mục đích của phép lai phân tích?
c) Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng phép lai nào để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp được không? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2: (3 đ)
a) Cơ chế đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể ở tế bào con giảm đi một nửa và khác nhau về nguồn gốc?
b) Xem trên ảnh qua kính hiển vi điện tử, tế bào gà đang phân chia bình thường, thì thấy trong một tế bào có 39 NST. Mỗi NST gồm 2 Crômatít. Cho biết đây là quá trình phân bào nguyên phân hay giảm phân.Tế bào này đang ở kì nào của quá trình phân bào?
 Câu 3: (2 đ) Tế bào lưỡng bội của một loài mang hai cặp NST tương đồng, cặp I mang cặp gen Aa, cặp II mang hai cặp gen dị hợp sắp xếp như sau: . Qua giảm phân, tế bào này cho mấy loại giao tử và tỉ lệ của mỗi loại là bao nhiêu? Biết rằng quá trình phân bào diễn ra bình thường.
 Câu 4: (5đ)
a) Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ADN và ARN
b) Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
Gen (1đoạn ADN) mARN Prôtêin Tính trạng 
 Câu 5: (3đ) ở một loài thực vật, tính trạng quả tròn là trội hoàn toàn so với tính trạng quả dài.
a) Cho giao phấn giữa 2 dạng quả đều không thuần chủng với nhau, thu được F1 có tổng số 600 quả. Hãy lập sơ đồ lai và xác định số quả cho mỗi loại kiểu hình F1
b) Trong một phép lai khác, cho cây có quả dài giao phấn với cây khác cũng thu được 600 quả nhưng với 2 kiểu hình khác nhau. Hãy giải thích, lập sơ đồ lai và xác định số lượng quả cho mỗi kiểu hình F1
 Câu 6: (2đ) ở gà lông xám là trội hoàn toàn so với lông đen, chân ngắn là trội hoàn toàn so với chân cao.
 Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai trong phép lai: Bố lông xám, chân ngắn lai với mẹ lông đen, chân cao. Biết rằng các gen quy định các tính trạng nằm trên NST thường khác nhau và di truyền độc lập với nhau. 
---------------- Hết ----------------
 Đáp án
Câu1: (5 đ)
a) Kết quả: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản, di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó (1đ)
 - Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập : Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử (1đ)
b) - phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn đối lập ( 0,5 đ)
 + Nếu kết quả phép lai thu được có 1 kiểu hình" cơ thể trội đem lai là thuần chủng : AA x aa " Aa (0,5đ)
 + nếu con lai thu được 2 kiểu hình theo tỉ lệ xấp xỉ 1 : 1 thì cơ thể trội đem lai là dị hợp : Aa x aa " 1Aa : 1 aa (0,5 đ)
- Mục đích của phép lai phân tích: Kiểm tra kiểu di truyền của cơ thể có tính trội (0,5đ)
 c) ( 1,5 đ) Không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiện lai: Tự thụ phấn để xác định cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp 
VD : Giống lúa thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. Cần xác định tính thuần chủng của giống lúa thân cao:
	Giống lúa thân cao có kiểu gen AA hoặc Aa
 Ta cho tự thụ phấn
 AA x AA " AA "Giống thuần chủng
 Aa x Aa " 1AA : 2Aa : 1aa " Giống không thuần chủng 
(viết sơ đồ)
Câu 2: 
a) Cơ chế (2 đ)
- Có 1 lần tự nhân đôi NST ở kì trung gian I
- Kì giữa lần phân bào I các NST kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Kì sau lần phân bào I: Các NST kép tương đồng phân li độc lập
- Kì giữa lần phân bào II các NST kép ( n kép) xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Kì sau lần phân bào II: Các NST kép chẻ dọc tâm động thành các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
b) (1 đ) 
- Quá trình giảm phân của lần phân bào I và II
- Tế bào đang ở kì cuối của giảm phân I, kì trung gian và kì đầu của giảm phân II
Câu 3: (2 đ)
 - Cho 4 loại giao tử: ABD ; Abd ; aBD ; abd
	- Tỉ lệ mỗi loại giao tử là 
Câu 4: (5 đ)
 * Khác nhau:(2,5 đ)
ADN
ARN
- Là 1 đai phân tử có kích thước và khối lượng lớn
- Cấu trúc mạch kép
- Được xây dựng bằng 4 loại nuclêôtít: A, T, G, X
- Có đường C5H10O4 
- Liên kết hoá trị được hình thành đường C5H10O4 của nuclêôtít này với H3PO4 của nuclêôtít bêncạnh
- Là 1 đai phân tử có kích thước và khối lượng bé
- Cấu trúc mạch đơn
- Được xây dựng bằng 4 loại Ri bô nuclêôtít: A, U, G, X
- Có đường C5H10O5
- Liên kết hoá trị được hình thành đường C5H10O5 của ribô nuclêôtít này với H3PO4 của ribô nuclêôtít bêncạnh
b) (2,5 đ) Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ chính là trình tự các nuclêotít trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtít trên m ARN. trình tự các nuclêôtít trên m ARN quy dịnh trình tự các a.a trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào. Từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy thông qua prôtêin giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau cụ thể là gen quy định tính trạng:
 (sao mã) (giải mã) (biểu hiện)
 Gen (1đoạn ADN) mANR Prôtêin Tính trạng 
Câu 5:(3 đ) 
 Theo đề bài ta quy ước:
	Gen A: quả tròn, gen a quả dài 
a) Giao phấn giữa 2 dạng quả không thuần chủng:
P không thuần chủngmang kiểu gen Aa, kiểu hình đều quả tròn
Ta có sơ đồ lai sau : 
	P: Aa(quả tròn) x Aa (quả tròn) . Học sinh tự viết sơ đồ
	 Kết quả: 75% quả tròn = 450 quả
 25% quả dài = 150 quả
b) F1 có 2 kiểu hình khác nhau:
	Một cây P mang lai có quả dài kiểu gen aa chỉ tạo 1 loại giao tử duy nhất a
	F1 có 2 loại kiểu hình chứng tỏ cây P còn lại tạo 2 loại giao tử A và a tức có kiểu gen Aa, kiểu hình quả tròn.
	Ta có sơ đồ sau:
	P: Aa (quả tròn) x aa (quả dài). Viết sơ đồ
 Kết quả có: 300 quả tròn
 300 quả dài
Câu 6 : (2đ)
	Quy ước: gen A lông xám
 Gen a lông đen
 Gen B chân ngắn
 Gen b chân cao
Vì chưa biết gà lông xám, chân ngắn thuần chủng hay không thuần chủng nên:
	Gà lông xám, chân ngắn có các kiểu gen AABB ; AaBb ; AAbb ; AaBB 
Gà lông đen, chân cao có kiểu gen aabb	 
	Sơ đồ:
	TH 1: P : AABB x aabb 
	TH 2: P : AaBb x aabb
	TH3: P : AABb x aabb
	TH4: P : AaBB x aabb
	- Viết sơ đồ

File đính kèm:

  • docBIM SON De thi Sinh GV gioi 2009.doc
Đề thi liên quan