Đề thi diễn tập tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngữ văn lớp 12

doc29 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi diễn tập tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngữ văn lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề 1 : ĐỀ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
	 Môn ngữ văn
 Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
	--------------------------------------------

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
	Câu 1 (2 điểm): Những hiểu biết của anh chị về hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
	Câu 2 (3 điểm) Anh (chị) hãy viết một đoạn văn với độ dài khoảng 1 trang giấy thi bàn về “Lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch”.
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm)
 Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
	Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm)
	Một nét độc đáo của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là dựng lên một tình huống có nhiều yếu tố bất ngờ, mang ý nghĩa khám phá về cuộc sống với những triết lí sâu sắc.
	Câu 3b : chương trình nâng cao (5 điểm)
Phân tích những ẩn dụ nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.

 

































 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP THPT ( Đề 1 )
Môn Ngữ văn
	
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
	Câu 1 (2 điểm)
	- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.(1 điểm)
	- Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về lại miền xuôi. Cuộc chia tay lịch sử ấy đem lại cảm hứng cho Tố Hữu viết bài Việt Bắc.(1 điểm)
	Câu 2 (3 điểm)
Yêu cầu
+ Đoạn văn phải đảm bảo về hình thức: Viết hoa chữ cái đầu, thụt đầu dòng và chấm câu khi kết thúc đoạn.
+ Đoạn văn sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận và phối hợp một số thao tác khác để giải quyết vấn đề,
+ Đoạn văn có thể viết tất cả các mặt của vấn đề như: lời nói, hành vi, quan hệ, ứng xử, …Hoặc cũng có thể chỉ viết về một khía cạnh là cách nói năng
+ Đoạn văn phải nêu bật hai nội dung cơ bản sau:
- Thực trạng về cách nói năng của học sinh hiện nay.
- Đề xuất cách nói năng văn minh, thanh lịch (có thể nêu ý nghĩa và hướng tu dưỡng, rèn luyện.)
Biểu điểm
- Điểm 3: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu trên. Luận điểm rõ ràng, luận cứ thích hợp;vận dụng tốt các thao tác lập luận: hành văn trong sáng, hiếm lổi hình thức.Chỉ cho tồi đa 2,5 điểm nếu học sinh viết nhiều hơn một đoạn văn.
- Điểm 2: Tỏ ra biết bình luận, bám sát luận đề dù các luận điển luận, luận cứ chưa thật phong phú. Hành văn có chỗ chưa suôn nhưng không nhìn chung diễn đạt được ý kiến. Lỗi hình thức khộng nhiều.
- Điểm 1: Bài lan man, bình luận chưa rõ nét hoặc ý còn sơ sài. Khá nhiều lỗi hình thức.
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm)
 	Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm)
YÊU CẦU
 1/- Về kiến thức: thể hiện được những kiến thức chính xác, cụ thể về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
 2/- Về kĩ năng: vận dụng thích hợp kiến thức đọc – hiểu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và các thao tác lập luận cần thiết để xây dựng một bài nghị luận có kết cấu chặt chẽ về luận điểm, luận cứ, có tính minh xác về hành văn.
 3/- Về nội dung:Bài làm cần trình bày một số y cơ bản sau
	a)- Một nghệ sĩ nhiếp ảnh đi săn tìm cái đẹp lại phát hiện ra cái không đẹp đằng sau cái vẻ bề ngoài tưởng là đẹp.
	ý nghĩa: 
	- Cái đẹp có sẵn trong cuộc sống. Nhưng phải biết kiên trì tìm kiếm mới có được.
	- Có những cái chỉ đẹp khi được chiêm ngưỡng từ xa.
	- Giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng nhầm lẫn hiện tượng cới bản chất.
	- Cái đẹp có thể đem dến cho người nghệ sĩ nhiều xúc cảm tích cực, nhưng không thể vì nó mà làm ngơ trước những sự thật tàn nhẫn của cưộc đời.
	b)-Những người đàn ông tốt bụng nhiệt tình giúp đỡ người đàn bà giải thoát nỗi bất hạnh nhưng lại bị từ chối.
	Ý nghĩa:
	- Phải biết đặt đối tượng vào hoàn cảnh cụ thể mới hiểu đúng được nó.
	- Không nên nhìn cuộc sống hời hợt, một chiều.
	- Giải quyết những đau khổ và bất công đâu thể chỉ dựa trên lòng tốt và luật pháp.

BIỂU ĐIỂM
	- Điểm 5: Giải quyết thấu đáo luận đề, đáp ứng hầu hết các ý trong phần yêu cầu về nội dung. Nắm vững kiến thức, kĩ năng đã học và vận dụng linh hoạt, hiệu quả. Rất ít lỗi hình thức. Văn có cảm xúc. 
	- Điểm 3: Hiểu đề, giải quyết được già nửa. yêu cầu về nội dung. Luận điểm, luận cứ khá rõ và được sắp xếp tương đối hợp lí. Phạm không nhiều các lỗi hình thức.
	- Điểm 1: Chưa nắm được yêu cầu về nội dung. Kiến thức sơ sài, lệch lạc. Nhiều lỗi hình thức. Thiếu kĩ năng nghị luận.

Câu 3b : chương trình nâng cao (5 điểm)
YÊU CẦU

1/- Về kiến thức và kĩ năng:
- Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm nắm bắt những ý nghĩa ẩn dụ được gởi gắm trong tác phẩm, đặc biệt là qua nhan đề.
- Vận dụng thích hợp kiến thức đọc – hiểu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và các thao tác lập luận cần thiết để xây dựng một bài nghị luận có kết cấu chặt chẽ về luận điểm, luận cứ, có tính minh xác về hành văn.
2/- Về nội dung:Bài làm cần trình bày một số y cơ bản sau
	-Chiếc thuyền ngoài xa mang lại vẻ đẹp hoàn mĩ cho một bức ảnh.
	-Chiếc thuyền đến gần lại vỡ ra một hiện thực xót xa về số phận con người: chồng hành hạ vợ, con định đâm bố, sự nghèo khổ khốn quẩn của người lao động vùng biển…
 ==> Ý nghĩa ẩn dụ:
	+ Cuộc đời vốn là nơi sản sinh ra cái đệp của nghệ thuật, nhung không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật.
	+ Con người cần có khoảng cách để chiêm nghiệm vẻ đẹp của nghệ thuật, nhung nếu muốn khám phá thì phải tiếp cận với cuộc đời, sống cùng cuộc đời, đi vào đời sống. 
	+ Vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh” hoàn toàn tĩnh vật”, nhưng nhà văn vẫn nhận ra những số phận bên trong nó: nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh cứ như nhìn thấy “một người đàn bà bước ra” từ bức ảnh mỗi khi anh ta chiêm ngưỡng thành quả nghệ thuật của mình. 

BIỂU ĐIỂM
	- Điểm 5: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu nội dung. Nắm vững và vận dụng tốt kiến thưc về tác phẩm. Sử dụng hiệu quả các thao tác lập luận. Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ. Rất ít lỗi hình thức. 
	- Điểm 3: Hiểu đề, giải quyết được già nửa. yêu cầu về nội dung. Luận điểm, luận cứ khá rõ và được sắp xếp tương đối hợp lí. Phạm không nhiều các lỗi hình thức.
	- Điểm 1: Chưa nắm vững kiến thức về tác phẩm Nội dung sơ sài, lan man Nhiều lỗi hình thức. Thiếu kĩ năng nghị luận.




	






 Đề 1 : ĐỀ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
	 Môn ngữ văn
 Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
	--------------------------------------------

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
	Câu 1 (2 điểm): Những hiểu biết của anh chị về hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
	Câu 2 (3 điểm) Anh (chị) hãy viết một đoạn văn với độ dài khoảng 1 trang giấy thi bàn về “Lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch”.
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm)
 Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
	Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm)
	Một nét độc đáo của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là dựng lên một tình huống có nhiều yếu tố bất ngờ, mang ý nghĩa khám phá về cuộc sống với những triết lí sâu sắc.
	Câu 3b : chương trình nâng cao (5 điểm)
Phân tích những ẩn dụ nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.

 

































 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP THPT ( Đề 1 )
Môn Ngữ văn
	
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
	Câu 1 (2 điểm)
	- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.(1 điểm)
	- Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về lại miền xuôi. Cuộc chia tay lịch sử ấy đem lại cảm hứng cho Tố Hữu viết bài Việt Bắc.(1 điểm)
	Câu 2 (3 điểm)
Yêu cầu
+ Đoạn văn phải đảm bảo về hình thức: Viết hoa chữ cái đầu, thụt đầu dòng và chấm câu khi kết thúc đoạn.
+ Đoạn văn sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận và phối hợp một số thao tác khác để giải quyết vấn đề,
+ Đoạn văn có thể viết tất cả các mặt của vấn đề như: lời nói, hành vi, quan hệ, ứng xử, …Hoặc cũng có thể chỉ viết về một khía cạnh là cách nói năng
+ Đoạn văn phải nêu bật hai nội dung cơ bản sau:
- Thực trạng về cách nói năng của học sinh hiện nay.
- Đề xuất cách nói năng văn minh, thanh lịch (có thể nêu ý nghĩa và hướng tu dưỡng, rèn luyện.)
Biểu điểm
- Điểm 3: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu trên. Luận điểm rõ ràng, luận cứ thích hợp;vận dụng tốt các thao tác lập luận: hành văn trong sáng, hiếm lổi hình thức.Chỉ cho tồi đa 2,5 điểm nếu học sinh viết nhiều hơn một đoạn văn.
- Điểm 2: Tỏ ra biết bình luận, bám sát luận đề dù các luận điển luận, luận cứ chưa thật phong phú. Hành văn có chỗ chưa suôn nhưng không nhìn chung diễn đạt được ý kiến. Lỗi hình thức khộng nhiều.
- Điểm 1: Bài lan man, bình luận chưa rõ nét hoặc ý còn sơ sài. Khá nhiều lỗi hình thức.
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm)
 	Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm)
YÊU CẦU
 1/- Về kiến thức: thể hiện được những kiến thức chính xác, cụ thể về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
 2/- Về kĩ năng: vận dụng thích hợp kiến thức đọc – hiểu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và các thao tác lập luận cần thiết để xây dựng một bài nghị luận có kết cấu chặt chẽ về luận điểm, luận cứ, có tính minh xác về hành văn.
 3/- Về nội dung:Bài làm cần trình bày một số y cơ bản sau
	a)- Một nghệ sĩ nhiếp ảnh đi săn tìm cái đẹp lại phát hiện ra cái không đẹp đằng sau cái vẻ bề ngoài tưởng là đẹp.
	ý nghĩa: 
	- Cái đẹp có sẵn trong cuộc sống. Nhưng phải biết kiên trì tìm kiếm mới có được.
	- Có những cái chỉ đẹp khi được chiêm ngưỡng từ xa.
	- Giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng nhầm lẫn hiện tượng cới bản chất.
	- Cái đẹp có thể đem dến cho người nghệ sĩ nhiều xúc cảm tích cực, nhưng không thể vì nó mà làm ngơ trước những sự thật tàn nhẫn của cưộc đời.
	b)-Những người đàn ông tốt bụng nhiệt tình giúp đỡ người đàn bà giải thoát nỗi bất hạnh nhưng lại bị từ chối.
	Ý nghĩa:
	- Phải biết đặt đối tượng vào hoàn cảnh cụ thể mới hiểu đúng được nó.
	- Không nên nhìn cuộc sống hời hợt, một chiều.
	- Giải quyết những đau khổ và bất công đâu thể chỉ dựa trên lòng tốt và luật pháp.

BIỂU ĐIỂM
	- Điểm 5: Giải quyết thấu đáo luận đề, đáp ứng hầu hết các ý trong phần yêu cầu về nội dung. Nắm vững kiến thức, kĩ năng đã học và vận dụng linh hoạt, hiệu quả. Rất ít lỗi hình thức. Văn có cảm xúc. 
	- Điểm 3: Hiểu đề, giải quyết được già nửa. yêu cầu về nội dung. Luận điểm, luận cứ khá rõ và được sắp xếp tương đối hợp lí. Phạm không nhiều các lỗi hình thức.
	- Điểm 1: Chưa nắm được yêu cầu về nội dung. Kiến thức sơ sài, lệch lạc. Nhiều lỗi hình thức. Thiếu kĩ năng nghị luận.

Câu 3b : chương trình nâng cao (5 điểm)
YÊU CẦU

1/- Về kiến thức và kĩ năng:
- Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm nắm bắt những ý nghĩa ẩn dụ được gởi gắm trong tác phẩm, đặc biệt là qua nhan đề.
- Vận dụng thích hợp kiến thức đọc – hiểu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và các thao tác lập luận cần thiết để xây dựng một bài nghị luận có kết cấu chặt chẽ về luận điểm, luận cứ, có tính minh xác về hành văn.
2/- Về nội dung:Bài làm cần trình bày một số y cơ bản sau
	-Chiếc thuyền ngoài xa mang lại vẻ đẹp hoàn mĩ cho một bức ảnh.
	-Chiếc thuyền đến gần lại vỡ ra một hiện thực xót xa về số phận con người: chồng hành hạ vợ, con định đâm bố, sự nghèo khổ khốn quẩn của người lao động vùng biển…
 ==> Ý nghĩa ẩn dụ:
	+ Cuộc đời vốn là nơi sản sinh ra cái đệp của nghệ thuật, nhung không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật.
	+ Con người cần có khoảng cách để chiêm nghiệm vẻ đẹp của nghệ thuật, nhung nếu muốn khám phá thì phải tiếp cận với cuộc đời, sống cùng cuộc đời, đi vào đời sống. 
	+ Vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh” hoàn toàn tĩnh vật”, nhưng nhà văn vẫn nhận ra những số phận bên trong nó: nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh cứ như nhìn thấy “một người đàn bà bước ra” từ bức ảnh mỗi khi anh ta chiêm ngưỡng thành quả nghệ thuật của mình. 

BIỂU ĐIỂM
	- Điểm 5: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu nội dung. Nắm vững và vận dụng tốt kiến thưc về tác phẩm. Sử dụng hiệu quả các thao tác lập luận. Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ. Rất ít lỗi hình thức. 
	- Điểm 3: Hiểu đề, giải quyết được già nửa. yêu cầu về nội dung. Luận điểm, luận cứ khá rõ và được sắp xếp tương đối hợp lí. Phạm không nhiều các lỗi hình thức.
	- Điểm 1: Chưa nắm vững kiến thức về tác phẩm Nội dung sơ sài, lan man Nhiều lỗi hình thức. Thiếu kĩ năng nghị luận.




	






 Đề 2 : KỲ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009
 Đề thi môn: NGỮ VĂN
 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)
 Ngày thi: 05/5/2009
 Đề thi gồm: 01 trang

I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH:(5,0 điểm)

Câu 1: (2điểm)
Theo anh/ chị , tiểu sử và sự nghiệp của Hê-minh-uê có những điểm gì đáng lưu ý?

Câu 2: (3 điểm)
Viết một văn bản ngắn( không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau của Nguyễn Hiến Lê:
 “ Tự học là một nhu cầu của thời đại”


II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN: ( 5,0 điểm)

 Câu 3a( Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn) : ( 5 điểm)
 Vẻ đẹp nhân vật Việt qua ngòi bút của Nguyễn Thi trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.

 Câu 3b( Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao) : ( 5điểm)
 Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ dưới đây:
 tiếng ghi ta nâu
 bầu trời cô gái ấy
 tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
 tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
 tiếng ghi ta ròng ròng 
 máu chảy

 không ai chôn cất tiếng đàn
 tiếng đàn như cỏ mọc hoang
 giọt nước mắt vầng trăng
 long lanh trong đáy giếng 
 ( Sách Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một- NXB
 Giáo dục, năm 2008) - HẾT- 














 
 KỲ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009
 
 Hướng dẫn chấm môn: Ngữ văn – Lớp 12 ( đề 2 ) 
 Bản hướng dẫn gồm 03 trang

I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: 
 Câu 1 (2 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức.
 Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau miễn là nêu được những ý chính sau đây:
+ Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ.
+ Ông thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm và đã từng tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai.
+ Sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê khá đồ sộ, trong đó có những tác phẩm tiêu biểu như: Giã từ vũ khí, Ông già và biển cả…(chỉ cần kể đúng tên 2 tác phẩm của nhà văn).
+ Hê-minh-uê là người đề xướng và thực thi nguyên lí “tảng băng trôi”, (đại thể: nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý).
+ 1954, ông được nhận giải thưởng Nô ben về văn học.
b. Cách cho điểm.
 - Điểm 2: đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 1: trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 - Điểm 0: không trình bày được ý nào của yêu cầu trên..
 Câu 2: ( 3 điểm)
a.Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt. 
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lý, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
 + Trình bày cách hiểu vấn đề: 
 • Thế nào là tự học?
 • Tự học là nhu cầu của thời đại ?
 + Suy nghĩ về vấn đề :
 • Vai trò của tự học đối với quá trình chiếm lĩnh tri thức, đối với sự tiến bộ của mỗi người. 
 •Điều kiện tự học trong điều kiện thông tin toàn cầu hiện nay…
 + Phương hướng của bản thân. 
 c.Cách cho điểm: 
- Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 2: Đáp ứng khoảng nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
 - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. 
 - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN: 

Câu 3a:( Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn):( 5 điểm)
a.Yêu cầu về kỹ năng:
 Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc-hiểu để trình bày cảm nhận vẻ đẹp một nhân vật trong truyện ngắn. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ , ngữ pháp. 
 b.Yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Những đứa con trong gia đình và nghệ thuật khắc họa nhân vật của ngòi bút Nguyễn Thi, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần có các ý cơ bản sau:
 + Việt xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, chịu nhiều đau thương mất mát; có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm đi bộ đội, chiến đấu dũng cảm, giàu tình cảm, tính tình hồn nhiên…( dẫn chứng)
=>hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ bước vào cuộc chiến đấu rất sớm; hồn nhiên, trẻ con trong các mối quan hệ gia đình và xã hội nhưng cực kỳ nghiêm túc trong suy nghĩ về kẻ thù và cuộc kháng chiến chống xâm lượcàViệt là hiện thân cho sức trẻ chủ động tiến công kẻ thù.
 + Trong dòng sông truyền thống của gia đình, Việt là khúc sông đi xa hơn cả. Kế tục và phát huy truyền thống của gia đình, Việt còn tiến xa và lập nhiều chiến công mới trên con đường chiến đấu giải phóng quê hương.
 + Nhân vật Việt được khắc họa chân thực, tự nhiên bằng ngòi bút tinh tế và sâu sắc của Nguyễn Thi: vừa tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Nam bộ hồn hậu, bộc trực, yêu nước thương nhà, thủy chung son sắt với cách mạng…, vừa là hình ảnh tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ, lại vừa mang nét độc đáo, ấn tượng…( dẫn chứng) 
c.Cách cho điểm:
 - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 1: Trình bày quá sơ sài, diễn đạt còn yếu. 
 - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
 Câu 3b.( Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao): (5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học và vận dụng khả năng đọc –hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca: những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời, giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, vị trí đoạn trích… làm rõ sự cảm nhận (tức là sự hiểu biết và tình cảm, xúc cảm của bản thân) về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách nhưng cần nêu được:
{ Về nội dung:
 - Đoạn thơ diễn tả cái chết bi tráng, đột ngột của người nghệ sĩ Lor-ca đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật: (6 dòng thơ đầu)
 + Mỗi tiếng ghi ta là một hình dung về cái chết thảm khốc của Lor-ca.
 + Mỗi tiếng ghi ta còn là một cảm nhận, một nỗi niềm của con người trước cái chết ấy.
 - Đoạn thơ thể hiện niềm tiếc thương sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Lor-ca( 4 dòng thơ cuối):
 + Niềm tiếc thương đối với Lor-ca, người nghệ sĩ với khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật.
 + Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
 { Về nghệ thuật: Phát hiện và phân tích hiệu quả của các thủ pháp nghệ thuật:
 - Điệp từ: tiếng ghi ta.
 - Thủ pháp chuyển đổi cảm giác(rất đặc trưng của trường phái thơ tượng trưng)
 - Hình ảnh tượng trưng,siêu thực: bầu trời ,cô gái, nâu,lá xanh, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng máu chảy,chôn cất tiếng đàn, giọt nước mắt vầng trăng, đáy giếng…
 - Kết hợp giữa thi ảnh và âm thanh.
 - Câu thơ không vần, không dấu chấm, dấu phẩy; không viết hoa; phân câu theo một trật tự khác thường: tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy
 c. Cách cho điểm: ( áp dụng biểu điểm như câu 3a.) ./.

 
Đề 3 : ĐỀ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN:150 PHÚT (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần chung: (5 điểm)
 Câu 1: (2 điểm)
Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
 Câu 2: (3 điểm)
 Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, 
Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008)
 Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước.
II. Phần riêng: (5 điểm)
 Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân nghèo khổ này.
 Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
 Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà Hiền trong truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.

ĐÁP ÁN

I. Phần chung: (5 điểm)
 Câu 1: (2 điểm)
 a) Yêu cầu về kiến thức:
 Cần nêu bật được các ý:
 - Về nội dung, thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị:
 + Thơ Tố Hữu tập trung biểu hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, nói cách khác là hướng tới cái ta chung.
 + Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
 + Giọng thơ mang đậm chất tâm tình, ngọt ngào.
 - Về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà:
 + Thể thơ đa dạng; đặc biệt thành công ở thể thơ truyền thống.
 + Ngôn ngữ thơ: thường dùng cách nói dân gian, phát huy tính nhạc trong thơ.
 b) Cách cho điểm:
 - Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 Câu 2: (3 điểm)
 a) Yêu cầu về kỹ năng:
 Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 b) Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
 - Đất nước kết tinh, hoá thân trong mỗi con người; con người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở.
 - Suy nghĩ của cá nhân về lời nhắn nhủ trong những câu thơ trên. Cần nêu ý kiến riêng của bản thân, có sự lý giải khác nhau nhưng cần phải logíc, thuyết phục.
 c) Cách cho điểm:
 - Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 2: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
 - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
II. Phần riêng: (5 điểm)
 Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn: (5 điểm)
 a) Yêu cầu về kỹ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, diễn đạt lưu loát, kết cấu bài viết chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 b) Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
 - Những biểu hiện tâm trạng của bà cụ Tứ khi thấy con trai mình có vợ: vừa mừng, vừa lo, mà sự lo lắng thì nhiều hơn cả vì bà cụ đã trải đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo.
 - Cùng với cái mừng, cái lo cũng là cái tủi với tâm trạng vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.
 - Sự cảm thgông, tấm lòng thương xót của bà cụ dành cho người con dâu mới trong cảnh tủi cực.
 - Tâm trạng bà mẹ: phức tạp, đầy mâu thuẫn,...
 - Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế.
 - Tấm lòng nhân hậu, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai ở người mẹ,...
 c) Cách cho điểm:
 - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 3: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao: (5 điểm)
 a) Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc-hiểu để phân tích nhân vật văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 b) Yêu cầu về kiến thức:
 Cần nêu được một số nội dung cơ bản sau:
 - Bà Hiền là một người phụ nữ Hà thành truyền thống được khẳng định trước hết ở bản lĩnh của một con người luôn dám là mình, luôn quyết định được những công việc hệ trọng của bản thân (lấy chồng, sinh con,...)
 - Là hiện thân của nét văn hoá truyền thống của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến (thể hiện phong thái, cách sống, ứng xử trong cuộc sống hằng ngày)
 - Nhận xét khái quát về nhân vật.
 - Bằng bút pháp hiện thực, tác giả xây dựng nhân vật sống động, phù hợp với thực tế.
 c) Cách cho điểm:
 - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 3: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.







Đề 4 : ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2008 – 2009
Môn thi: Ngữ văn
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 05/05/2009
 Đề thi gồm: 01 trang
	A. Phần chung: Cho tất cả thí sinh (5.0 điểm)
	Câu 

File đính kèm:

  • doc10 De thi thu TN mon Van co HD lam .doc