Đề thi đề xuất - Môn thi: Địa Lí 9

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất - Môn thi: Địa Lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: Vào THPT chuyên
Môn thi: Địa lí 9 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Nguyễn Văn Quân	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
Nội dung đề thi:
Câu 1 (1,0 iểm) 
Quan sát hình vẽ bên hãy:
 - Xác định vị trí hai miền cực.
 - Hai ngày 22/6 và 22/12 ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi như thế nào?
 Hình 25. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau
Câu 2. (1,5 điểm) Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm 2005
Tháng
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Bãi Cháy
15,8
17,3
18,3
23,4
28,1
29,0
28,5
27,8
27,8
25,5
22,2
16,7
Nha Trang
23,4
25,2
25,2
27,3
28,9
29,7
29,1
29,5
28,1
27,3
26,6
24,2
Đà Lạt
15,4
17,5
17,5
18,9
19,8
19,6
18,5
18,3
18,6
18,4
17,9
16,8
Qua bảng số liệu trên, kết hợp với kiến thức đã học, hãy chứng minh và giải thích về tính phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian của chế độ nhiệt trên lãnh thổ nước ta.
Câu 3. (2,0 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét và giải thích về tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
Câu 4. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả năm ở nước ta giai đoạn 1990-2005
(Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2005)
Năm
1990
1995
1997
2000
2005
(sơ bộ)
Diện tích (nghìn ha)
6042,8
6765,6
7099,7
7666,3
7326,4
Sản lượng (nghìn tấn)
19225,1
24963,7
27523,9
32529,5
35790,8
a) Hãy tính năng suất lúa ở nước ta qua các năm nói trên (đơn vị tạ/ ha).
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất lúa ở nước ta qua các năm (lấy năm 1990 = 100%).
c) Từ biểu đồ và bảng số liệu, hãy nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn nói trên.
Câu 5. (2,5 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, kết hợp với kiến thức đã học, hãy chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển tổng hợp kinh tế biển, nhưng việc phát huy các tiềm năng đó còn gặp nhiều khó khăn.
Ghi chú: Học sinh sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam do Nhà Xuất Bản Giáo Dục phát hành để làm bài
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: Vào THPT chuyên
Môn thi: Địa lí 9 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Nguyễn Văn Quân	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
 Câu
 Nội Dung 
Điểm
 Câu1
1đ
- Xác định vị trí hai miền cực
- Trình bày
- Miền cực Bắc: 66033’B – Cực Bắc 
- Miền cực Nam: 66033’N – Cực Nam 
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam (vòng cực Bắc và Nam) có 1 ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
- Các địa điểm từ 66033’ Bắc và Nam đến cực Bắc và Nam có số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ dao động theo mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng.
- Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.
0,5 
0,5 
Câu2
1,5đ
- Sự phân hoá chế độ nhiệt trên lãnh thổ nước ta biểu hiện:
 + Theo không gian 
* Nhiệt độ phân hoá theo chiều Bắc Nam biểu hiện ở hai trạm Bãi cháy – Nha Trang. Nhiệt độ trung bình năm của trạm Bãi Cháy thấp hơn Nha Trang, đặc biệt nhiệt độ tháng 1 (Bãi Cháy 15,80C Nha Trang 23,40C).
* Do vĩ độ và mức độ ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh ở 2 trạm khác nhau...
* Nhiệt độ phân hoá theo độ cao biểu hiện ở 2 trạm Đà Lạt và Nha Trang. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của trạm Đà Lạt thấp hơn so với Nha Trang (Đà Lạt tất cả các tháng trong năm không đảm bảo chỉ tiêu chế độ nhiệt của vùng nhiệt đới dưới 200C).
* Do sự chi phối của yếu tố địa hình cao nguyên...
 + Theo thời gian trong năm:
* Nhìn chung nhiệt độ các tháng về mùa đông (Khoảng từ tháng 11 - tháng 3 năm sau) ở tất cả các trạm đều thấp hơn các tháng mùa hè(khoảng từ tháng 4- 7) Sự phân hoá này thể hiện rõ nhất ở trạm Bãi Cháy(d/c nhiệt độ tháng 1- 7)
 * Nguyên nhân: Ngoài tác động của chuyển động biểu kiến mặt trời còn do tác động của gió mùa đông Bắc lạnh.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3
2 điểm
Ngành công nghiệp năng lượng nước ta có cơ cấu đa dạng bao gồm các ngành: Dầu mỏ, khai thác than, điện. 
Ngành có bước phát triển mạnh trong những năm gần đây, biểu hiện sản lượng của tất cả các ngành tăng nhanh qua các năm:
Số liệu 
vận dụng theo Atlát
 * Từ năm 1990 - 2000
 + Dầu thô tăng 13,6 nghìn tấn - 6,03 lần
 + Than đá tăng 7 nghìn tấn – 2,52 lần
 + Điện tăng 17,9 tỉ kw – 3,03 lần
- Tỉ trọng ngành công nghiệp năng lượng chiếm khá cao trong cơ cấu giá trị tổng sản lượng công nghiệp cả nước (18,7 %).
 - Sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng nước ta trong thơì gian nói trên là do chính sách đầu tư của nhà nước cho ngành điện đi trước một bước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
- Công nghiệp than phát triển mạnh ở vùng Đông Bắc (Quảng Ninh) liên quan đến sự tập trung các mỏ than ở đây.
 - Công nghiệp dầu mỏ phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ (Vũng Tàu) liên quan đến sự tập trung các mỏ dầu ở thềm lục địa phía nam
 - Điện phát triển cả nhiệt điện và thuỷ điện 
 * Thuỷ điện phát triển mạnh ở khu vực miền núi và cao nguyên nơi có có trữ lượng thủy năng dồi dào (nêu tên vùng và các nhà máy thuỷ điện tiêu biểu). Nhiệt điện phát triển mạnh ở các vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng 
 * Trên lãnh thổ đã xây dựng được mạng lưới tải điện cùng các trạm biến áp phủ khắp các vùng miền (đường dây 500kw Bắc Nam).
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu4
3điểm
Bảng xử lí số liệu
 Năng suất lúa bình quân năm trên ha
Năm
1990
1995
1997
2000
2005
Tạ/ha
31,8
36,9
38,8
42,2
48,9
 Bảng tính tốc độ tăng trưởng (%)
Năm
1990
1995
1997
2000
2005
Diện tích
100
112,0
117,5
126,9
121,2
Sản lượng
100
129,8
143,2
169,2
186,2
Năng suất
100
116,0
122,0
132,0
153,7
Vẽ biểu đồ 
+ Yêu cầu
Vẽ đúng(vẽ biểu đồ khác không cho điểm).
Trực quan, đảm bảo khoảng cách năm và tỉ lệ %. 
Tên biểu đồ, ghi chú đầy đủ.
 Thiếu một trong những yêu cầu nói trên mỗi lỗi trừ 0,25đ
%
200
186,2
169,2
180
153,7
160
Diện tích
Sản lượng
Năng suất
143,2
132,0
122,0
129,8
140
126,9
116,0
120
117,5
112,0
121,2
100
Năm
80
2005
2000
1997
1995
1990
Biểu đồ biểu hiện về tốc độ tăng trưởng 
diện tích gieo trồng, sản lượng, năng suất lúa 
ở nước ta giai đoạn từ 1990 đến 2005
Nhận xét:
- Ngành sản suất lúa nước ta những năm qua có những bước phát triển mạnh. Cả diện tích, năng suất sản lượng lúa đều tăng. Từ năm 1990-2005:
 + Diện tích tăng 1283,6 nghìn ha (tương đương %).
 + Sản lượng tăng 16565,7 nghìn tấn (tương đương %).
 + Năng suất tăng từ 31,8 tạ/ha lên 48,9 tạ/ha (tương đương %).
* Sự phát triển của ngành sản xuất lúa ở nước ta những năm qua là do chính sách quan tâm đầu tư của nhà nước nhằm thực hiện chương trình lttp và phát huy được các tiềm năng thế mạnh sản xuất trong nước đặc biệt về tự nhiên 
(đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật...)
 - Mức tăng giữa diện tích và sản lượng có sự không đều. So với mức tăng về diện tích thì sản lượng tăng nhanh hơn (d/c) điều này cho thấy con đường tăng sản lượng lúa ở nước ta chủ yếu là nhờ tăng năng suất.
. Diện tích tăng là do mở rộng diện tích và tăng vụ
. Sản lượng tăng một phần nhờ tăng diện tích, 
 một phần quan trọng là do tăng năng suất
. Năng suất tăng là nhờ thâm canh (giống,thuốc trừ sâu..)
0,25đ
0,5đ
1,25đ
0,25đ
0.25đ
0,25đ
0,25đ
 Câu5
2,5đ
- Khái quát vị trí giáp biển, vùng biển giầu tiềm năng:
 + Nhiều bãi cá tôm (ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận) Vùng biển có nhiều loài hải sản quý (tôm hùm, he, cá thu, ngư, đặc biệt là yến...). Ven bờ có nhiều có nhiều vũng vịnh đầm phá... thuận lợi cho vùng phát triển ngư nghiệp theo cả 2 hướng đánh bắt và nuôi trồng.
+ Vùng biển có nhiều cảnh quan đẹp:
 . Bãi tắm đẹp Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh...
 . Vũng vịnh: Vũng Rô, vịnh Văn Phong...
 . Đảo ngoài khơi, bãi san hô, khí hậu vùng biển trong lành...Tạo điều kiện cho phát triển du lịch 
+ Vị trí của vùng biển có nhiều thuận lợi cho giao thông trong nuớc và quốc tế, địa hình bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi xây dựng cảng, đặc biệt là cảng nước sâu, tạo điều kiện cho vùng đẩy mạnh khai thác hoạt động giao thông vận tải biển.
+ Vùng thềm lục địa ngoài khơi và vùng biển ven bờ có một số khoáng sản có gía trị (cát, đặc biệt cát trắng, ti tan, muối, dầu mỏ dự báo thềm lục địa ngòai khơi) tạo tiềm năng cho phát triển một số ngành công nghiệp.
Khó khăn: 
+ Thiên nhiên khắc nghiệt (bão gió, lũ lụt thường hay xảy ra...) 
+ Thiếu vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật yếu...
+ Lao động chuyên môn mỏng, chính sách đầu tư chưa thoả đáng...
0,25đ
0,5 đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

File đính kèm:

  • docDe thi Vao THPT chuyen Dia Li.doc