Đề thi Đề kiểm tra học kỳ 1 (năm học: 2013- 2014 ) môn: ngữ văn 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Đề kiểm tra học kỳ 1 (năm học: 2013- 2014 ) môn: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (NĂM HỌC: 2013- 2014 )
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian chép đề)


 MA TRẬN ĐỀ 
 Cấp độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1:
 Văn học






Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một đoạn thơ.


Số câu: 1
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20%

Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0%

Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20%

Chủ đề 2: Tiếng Việt

Xác định từ láy
Hiểu được các đặc điểm của tình huống giao tiếp 



Số câu: 2
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1(a)
Số điểm: 0,5 
Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1
Số điểm: 1 
Tỉ lệ: 10%

 Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0%


Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0%

Số câu: 2
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20%

Chủ đề 3:Tập làm văn
 Văn tự sự
Xác định lời độc thoại, độc thoại nội tâm.


Viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh theo đúng thể loại có kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận.

Số câu: 1
Số điểm: 6 
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 1(b)
Số điểm: 1 
Tỉ lệ: 10%

Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0%

 Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1
Số điểm: 6 
Tỉ lệ: 60%

Số câu: 1,5
Số điểm: 7 
Tỉ lệ: 70%

Tổng số câu: 4
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu: 1
Số điểm: 1,5 
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1 
Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1
Số điểm: 1,5 
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 6 
Tỉ lệ: 60%

T.số câu: 4
T.số điểm:10
Tỉ lệ: 100 %


 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (NĂM HỌC: 2013- 2014 )
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian chép đề)


Câu 1: ( 1điểm): Cho biết các đặc điểm của tình huống giao tiếp mà người nói cần nắm được để thực hiện các phương châm hội thoại có hiệu quả.
Câu 2: (1,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
	“ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu …Ông lão nắm chặt hai bàn tay lại mà rít lên:
 - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”
 (Trích “ Làng”- Kim Lân)
	a, Xác định các từ láy có trong đoạn trích.
	b, Trong đoạn trích trên, câu nào ông Hai đang độc thoại, câu nào cho thấy ông Hai đang độc thoại nội tâm ?
Câu 3: (1,5 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
 Câu 4: ( 6điểm): Nhân ngày nhà giáo Việt Nam - 20/11, em cùng các bạn đến thăm thầy (cô) giáo cũ. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy đầy xúc động đó. 




HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu
 Nôi dung
Điểm


Câu 1
 Cho biết các đặc điểm của tình huống giao tiếp mà người nói cần nắm được để thực hiện các phương châm hội thoại có hiệu quả.
1,0

Các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?

Câu 2



Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
1,5

 a, Các từ láy có trong đoạn trích: rẻ rúng, hắt hủi, nhục nhã.
 b, (HS nêu đúng mỗi câu được 0.25đ)
 - Các câu thể hiện ông Hai đang độc thoại nội tâm :
 + “ Chúng nó cũng là …đấy ư?”
 + “Chúng nó cũng bị…đấy ư?”
 + “Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”
 - Câu thể hiện ông Hai đang độc thoại :
 “Chúng bay ăn ….thế này” 
0,5
1,0



Câu 3
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
1,5

 + Về nội dung: (1đ)
 Đoạn văn thể hiện cảm nhận của học sinh phải làm rõ những biểu hiện chính về tâm trạng của nhân vật nàng Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích qua tám câu cuối của đoạn trích (buồn ,cô đơn, lo sợ, hãi hùng trước sóng gió cuộc đời ,…) 
 + Về hình thức: diễn đạt mạch lạc, chấm câu đúng... 
1,0




0,5









Câu 4








Nhân ngày nhà giáo Việt Nam - 20/11, em cùng các bạn đến thăm thầy (cô) giáo cũ Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy đầy xúc động đó. 
6,0

- Giới thiệu thời gian, không gian và lý do đên thắm thầy (cô) giáo cũ.
1

Diễn biến của câu chuyện:
 + Tái hiện được cảnh vật và hình ảnh của người thầy (cô) giáo cũ (trong hồi ức và trong hiện tại).
 + Xây dựng được những tình huống truyện liên quan đến tình nghĩa thầy (cô) trò trong buổi gặp gỡ. 


2,5

- Tình cảm, suy nghĩ của em và bạn bè trong lần đến thăm:
 + Tâm trạng vừa vui mừng vừa bùi ngùi xúc động.
 + Suy nghĩ về vai trò của người thầy trong cuộc sống và tấm lòng tri ân công ơn thầy (cô) giáo cũ.
1,5

- Nêu ấn tượng và điều em cảm nhận được trong lần đến thăm thầy (cô) giáo cũ.
1,0

* Lưu ý: Bài làm phải hoàn chỉnh, vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ đúng, ....

 

File đính kèm:

  • docDE2MA TRANDAP AN KTRA KI VAN 9 20132014.doc