Đề thi Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 năm học 2008 – 2009

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 năm học 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo tuyên quang
Trường thpt xuân huy
đề kiểm tra chất lượng học kì iI
Năm học 2008 – 2009

môn thi: ngữ văn – lớp 10
(Thời gian 90p – không kể thời gian giao đề)

Câu1: (3 điểm) Tìm và phân tích giá trị tu từ trong câu thơ sau: 
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du )
Câu 2 (7 điểm) Có người nhận xét như sau: "Đoạn trích Trao duyên là biến cố mở đầu cho mười lăm năm đoạn trường của nàng Kiều. Đó là nỗi đau đứt ruột không chỉ là đầu tiên mà có lẽ là lớn nhất trong cả một chuỗi những khổ đau tủi nhục của cuộc đời Kiều"
Anh(chị) hãy phân tích đoạn trích Trao duyên để làm rõ ý kiến trên ?











Sở giáo dục và đào tạo tuyên quang
Trường thpt xuân huy
đáp án đề kiểm tra chất lượng học kì Năm học 2008 – 2009

đáp án môn thi: ngữ văn – lớp 10
(Thời gian 90p – không kể thời gian giao đề)

Câu1: (3 điểm) 
 Yêu cầu : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phải chỉ ra được hai biện pháp: điệp, đối – tăng thêm sự cô đơn trống trải, nỗi đau đớn ê chề trong lòng Kiều
Câu 2 (7 điểm) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách lμm bμi văn nghị luận văn học. Bμi văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ rμng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ vμ ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận, rõ rμng.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần trình bày được những ý cơ bản sau (có thể không đúng thứ tự nhưng tối thiểu phải đủ, chấp nhận những sáng tạo hợp lí):
+ Xác định được vị trí, bố cục của đoạn trích.
+ Nỗi khổ tâm của Kiều khi rơi vào cảnh "hiếu tình khôn lẽ…"(học sinh phải giải thích được khái niệm hiếu tình và áp dụng vào trong hoàn cảnh của Kiều)
+ Diễn biến tâm trạng của Kiều từ khi trao duyên cho em đến khi ngất đi vì đau đớn, bi phẫn, mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí (bối rối, thẹn thùng khi cậy- lạy - thưa -> sự nuối tiếc, giằng xé trong tâm trạng Kiều khi trao kỉ vật -> bi kịch đau thương tang tóc khi nhiều lần khi Kiều nhắc đến cái chết -> mặc cảm của kẻ phụ tình và sự chết ngất vì đau đớn).
+ Từ chỗ Kiều đối thoại với Thuý Vân, vì nỗi đau và tình yêu của nàng với Kim Trọng còn sâu nặng, nàng đã gián tiếp đối thoại với cả Kim Trọng, độc thoại với chính mình.
Kết luận: học sinh cần nhắc lại được nhận xét đã nêu ở mở bài.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, cảm nhận sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc phong phú vμ chính xác; văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vμi sai sót nhỏ.
- Điểm 6: Cơ bản đáp ứng đ−ợc các yêu cầu trên. Nắm chắc tác phẩm. Dẫn chứng khá chọn lọc vμ chính xác; diễn đạt t−ơng đối tốt. Có thể mắc một số sai sót.
- Điểm 4: Hiểu đ−ợc yêu cầu cơ bản của đề. Tỏ ra nắm đ−ợc nội dung chính của tác phẩm nh−ng phân tích còn vμi lúng túng. Đã nêu đ−ợc khoảng một nửa số ý ở mục 2, dẫn chứng tạm đủ nh−ng có chỗ ch−a chọn lọc, hoặc ch−a thật chính xác. Câu, chữ , diễn đạt tạm đ−ợc.
- Điểm 2: Ch−a hiểu đề. Ch−a nắm đ−ợc tác phẩm. Phân tích quá sơ sμi hoặc kể lung tung. Diễn đạt quá kém, chữ viết cẩu thả, nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết nh−ng không giải quyết đ−ợc gì gắn với đề.



File đính kèm:

  • docde thi HKII.doc
Đề thi liên quan