Đề thi + Đáp án thi học kì I - Khối 11 - Môn : Văn

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi + Đáp án thi học kì I - Khối 11 - Môn : Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Đề thi + Đáp án Thi HKI - Khối 11 - Môn : Văn
YT.... Thời gian : 90 phút làm bài.

Câu 1 : Khi phân tích n/v trong t/p tự sự cần chú ý tập trung p/t những v/đ gì ? (1.0 đ)
- Chỉ y/c h/s nêu ra được những nét cơ bản nhất như sau :
+ Đặc điểm ngoại hình ... + H/c, môi trường, x/h mà n/v tồn tại ...
+ Thế giới nội tâm ... + ý nghĩa x/h toát ra từ n/v ...
+ Quan hệ giữa n/v với các n/v khác trong t/p ...
- Có thể h/s không nêu được đầy đủ các ý nói trên nhưng nhìn chung có hiểu bài và nêu được 3/5 ý, câu viết trôi chảy, ngắn gọn, tự lực làm bài ... thì cũng cho tối đa. Nếu 3/5 ý nhưng không hiểu bài, có dấu hiệu nhìn bài bạn, chữ sai nhiều ... thì chỉ cho 0,5 đ.
Câu 2 : Nêu những nét chính về p/c ngôn ngữ gọt giũa :
a. kh/n : Là kiểu diễn đạt theo qui cách sách vở, mang tính chính thức x/h. Có 5 p/c bộ phận. (Chỉ cần nêu được 2/3 ý vẫn được = 0,5đ).
b. Đặc điểm diễn đạt (1,5 đ) :
- ý1 : Mang tính trau chuốt, tính hướng chuẩn...
- ý2 : Về cách thức sử dụng âm thanh, chữ viết : Tôn trọng những qui định về phát âm, dùng ngữ điệu đúng mức ... về chính tả, cách trình bày chữ viết ...
- ý3 : Cách thức sử dụng từ ngữ : Tuân theo những qui định về dùng từ đúng âm, đúng nghĩa, đúng p/c ...
- ý4 : Cách thức sử dụng câu : Đúng chuẩn ngữ pháp, phù hợp p/c, rõ nghĩa, không gây hiểu lầm, tôn trọng những qui định về mẫu câu, về cách thức trình bày ...
- ý5 : Cách thức sử dụng các biện pháp tu từ, bố cục, trình bày :
+ Bố cục phải rõ ràng, hợp lý, có định hướng, trình bày mạch lạc, sáng sủa ...
+ Có thể sử dụng những biện pháp tu từ tuỳ theo từng p/c bộ phận ... 
Nêu được 3/5 ý = 1.0đ. Không cần viết dài, lôi thôi. Phải tỏ ra hiểu bài, tỏ ra tự lực làm bài, trình bày ngắn, rõ ý, ít lỗi về chính tả và ngữ pháp thì có thể nâng điểm trong phạm vi 0,5đ. Ngược lại thì có thể bị hạ điểm.
Câu 3 : Làm văn (7.0đ) :
 Chọn và ph/t một trong ba bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến đã học và nói rõ vì sao em thích nhất bài thơ ấy. (p/t = 5.0đ + nói rõ = 2.0đ).
p/t được ngh/th kết cấu + Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, âm điệu, nhịp điệu, vần điệu + ngh/th đối ( giữa hai câu Thực, hai câu luận ) ... Những yết tố cơ bản của bài thơ Nôm Đường luật => Nhằm diễn tả một hiện thực c/s (làng quê VN...) + cùng một tâm trạng : càng yêu cảnh đẹp của làng quê ... lại càng đau buồn khi vận nước suy vi, c/s đang lụi tàn ... bản thân nhà thơ chỉ còn biết kiên nhẫn chờ thời nhưng càng chờ càng thất vọng...
Bài thơ Nôm ĐL tiêu biểu, điển hình, thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy, góp phần khẳng định những thành tựu của t/g nói riêng và của nền v/h dân tộc nói chung...
Bao trùm và nổi bật nhất là một khung cảnh thiên nhiên mùa thu của làng quê VN đẹp mà vắng lặng, hiu hắt, teo tóp, lụi tàn, không có sức sống ... NK được xem là “nhà thơ của làng cảnh VN...” là vì thế. Tuy nhiên, cảnh luôn gắn với tình, hài hoà, không tách rời, thậm chí còn làm nỗi bật nhau lên. Tâm trạng nhà thơ càng yêu nước bao nhiêu lại càng đau buồn bấy nhiêu... Giá trị hiện thực vì thế luôn gắn với cái chất trữ tình đằm thắm, thiết tha, cao quí ... Đất nước càng đắm chìm vào đêm trường nô lệ thì tâm trạng ông càng xót xa cay đắng cho quê hương, xứ sở, cho nhân dân ...
Vẻ đẹp NT của những bài thơ ... còn vượt qua khuôn khổ của một bài thơ để kết hợp với nhau tạo nên một chùm thơ Thu hiếm có ... Không gian đi từ rộng đến hẹp ... Thời gian đi từ sáng đến tối, đến “đêm khuya”... Tâm trạng cũng diễn biến từ chổ “thẹn” đến kiên trì rồi mắt “đỏ hoe”, “say nhè” ...
H/s nào biết bám vào t/p, biết vận dụng những kiến thức về t/g, t/p, về h/c s/t để p/t và cố gắng khai thác các giá trị NT để làm nổi bật được các ND chính như trên, biết đặt câu, dùng từ, bố cục bài văn, ít lỗi về chính tả, ngữ pháp ... thì căn cứ vào mức độ đạt được về các mặt để cho điểm trên cơ sở có nâng trong phạm vi 1.0đ của điểm nâng và tối đa là 5.0đ của phần p/t.
 Phần “nói rõ ...” thực chất là phần kiểm tra những cảm nhận của riêng từng h/s về bài thơ được chọn để p/t. Nhiều khả năng của h/s sẻ được thể hiện rõ ở phần này. Tự lực làm bài hay không, cảm nhận sâu hay nông, khả năng nắm bắt các giá trị v/h trong t/p ... Cần có căn cứ để cho điểm ở phần này trên cơ sở tự lực làm bài và những cảm nhận ... như đã nêu trên. Mức độ khuyến khích của phần này chỉ trong phạm vi 0,5đ.
Người chấm cần chủ động xem xét khả năng làm bài văn, ý thức cố gắng tự lực, những tư tưởng, t/c của h/s trong bài luận văn, kỷ năng hành văn ... để cho điểm trên cơ sở vừa chính xác, vừa khuyến khích trí sáng tạo, tinh thần phấn đấu của mỗi h/s ...
 Yên Thành 26.12.200
 A.K 

File đính kèm:

  • docDE THI HKI VAN 11CO DAP AN.doc
Đề thi liên quan