Đề thi đại học mẫu năm 2009 môn : văn (180 phút)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đại học mẫu năm 2009 môn : văn (180 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐẠI HỌC MẪU NĂM 2009MÔN : VĂN (180 phút)
Biên soạn và hướng dẫn : TS. Nguyễn Thành Thi--------------------------------------------------------ĐỀ SỐ 1
         ĐỀ:        Câu I: (2 điểm)                Viết bài một văn ngắn giới thiệu sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu (chú ý làm rõ một vài nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của thơ ông).          Câu II: (3 điểm)
                  Ô nhiễm môi trường: không phải chỉ có ở thành phố.
                    Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) với chủ đề trên đây.        Câu III: (5 điểm)                 Các nhân vật (người lao động) trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đáng được người đọc yêu mến, trân trọng bởi vì ngay trong hoàn cảnh tối tăm bi thảm nhất, ở họ vẫn toát lên một vẻ đẹp của tình  người và của niềm hy vọng vào cuộc sống.                 Anh (chị) hãy phân tích các nhân vật Tràng, bà cụ Tứ và người vợ nhặt trong tác phẩm nói trên để làm sáng tỏ điều đó.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
        Câu I: (2 điểm)                I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:        -  Nêu được những nét chính trong sáng tác của Xuân Diệu.        -  Về bố cục, thí sinh (TS) có thể hoặc trình bày vấn đề theo từng giai đoạn sáng tác của nhà văn; hoặc trình bày theo từng bộ phận, nội dung, phương diện trong sáng tác của ông, hoặc kết hợp cả hai cách này (Mục gợi ý “Yêu cầu cụ thể về nội dung” dưới đây chọn cách  trình bày thứ ba). Về cách thức làm bài, TS phải viết thành bài văn ngắn, không được viết theo lối “gạch đầu dòng”,...         -  Bài làm phải chuẩn xác về nội dung kiến thức (nhất là trong việc kể tên các tác phẩm tiêu biểu), gãy gọn, sáng rõ trong cách diễn đạt, đúng ngữ pháp, chính tả,...        II. NHỮNG Ý CHÍNH CẦN CÓ:        1.1. Thơ văn Xuân Diệu – một sự nghiệp văn học phong phú, đặc sắc:                Sáng tác của Xuân Diệu bao gồm cả thơ, văn xuôi nghệ thuật (truyện, phóng sự, bút kí), phê bình tiểu luận,... Nếu văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu thường giàu chất thơ (nên nhiều người gọi đó là “thơ văn xuôi”), văn phê bình của Xuân Diệu thường có những khám phá độc đáo, thú vị, nhận xét xác đáng, tinh tế, thì thơ Xuân Diệu luôn là tiếng nói của một hồn thơ rạt rào sức sống và dồi dào sức sáng tạo, thường được xem là bộ phận có thành tựu xuất sắc nhất trong sự nghiệp thơ văn ông.        1.2. Hai chặng đường thơ và những tác phẩm tiêu biểu:        a) Trước Cách mạng Tháng Tám, Xuân Diệu xuất hiện trên thi đàn như là nhà thơ “mới nhất” (Hoài Thanh), “mang đến cho Thơ mới nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan). Tác phẩm tiêu biểu của ông ở chặng đường này là các tập Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945),...        b) Sau Cách mạng Tháng Tám, Xuân Diệu là nhà thơ sớm có đóng góp vào nền văn học mới. Thơ văn ông, cất lên từ hiện thực chiến đấu dựng xây đất nước, thể hiện những tình cảm mới mẻ của một cái “Tôi” đang chuyển mình theo Cách mạng, luôn gắn bó với dân tộc, nhân dân mình. Các tác phẩm tiêu biểu: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967) Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982)...        1.3. Thơ văn Xuân Diệu, ở cả hai giai đoạn, đều cho thấy một phong cách nghệ thuật độc đáo:                Giai đoạn đầu, thơ ông phản chiếu những mâu thuẫn trong  tâm hồn của cả một thế hệ trí thức: ham sống, vui sống nhưng vẫn buồn cô đơn và lắm nỗi băn khoăn, hoài nghi,...; giai đoạn sau thơ ông thấm nhuần một niềm tin “sự sống chẳng bao giờ chán nản”. Đó là tiếng nói của một cái “tôi” hồn nhiên, nồng  nàn, luôn rạo rực, “khát khao giao hòa, giao cảm” với con người và với cuộc đời; không ngừng chạy đua  với thời gian để “ôm riết” lấy sự sống và tất cả những gì mới mẻ, đẹp đẽ, quí giá của cuộc sống con người (tuổi xuân, hạnh phúc, tình yêu,...); có nhiều đổi mới trong cách nhìn, cách cảm, mang lại nhiều tân táo bạo về nghệ thuật thơ,...   Với những đóng góp quan trọng vào việc hiện đại hóa và làm giàu  văn học Việt Nam thế kỉ XX, Xuân Diệu xứng đáng được xem là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.     
   Câu II: (3 điểm)        I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:        1. Về nội dung kiến thức: Đề yêu cầu TS bàn luận về vấn đề môi trường sống: ô nhiễm môi trường hiện nay diễn ra ở tất cả mọi nơi (không phải chỉ có thành phố mới ô nhiễm).        2. Về kĩ năng, cách thức làm bài: đề yêu cầu viết bài văn ngắn với hạn định tối đa khoảng 400 từ. Qua bài làm, TS phải thể hiện được khả năng nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.        3. Để bài văn phong phú, sinh động, có giá trị cảnh báo, có sức thuyết phục, cần nêu cách hiểu của mình về ô nhiễm môi trường (thế nào là ô nhiễm mỗi trường), các biểu hiện của ô nhiễm, những số liệu và tính chất nguy hại của ô nhiễm môi trường.           II. NHỮNG Ý CHÍNH CẦN CÓ:        1. Giới thiệu đề tài nghị luận: tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang diễn ra ở tất cả mọi nơi (không phải chỉ có thành phố mới ô nhiễm).        2. Nghị luận theo hai nội dung gợi ra từ đề bài:        2.1. Các thành phố đang bị ô nhiễm nặng (phân tích và chứng minh). Đây là nội dung không cần trình bày nhiều.         2.2. Không chỉ ở thành phố, khu vực nông thôn cũng đang bị ô nhiễm nặng nề (phân tích và chứng minh). Đây là phần chính của bài viết.        3. Nhà nước, các tổ chức xã hội cần phải sớm có biện pháp hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Từng cá nhân, dù ở thành phố hay thôn quê, đều phải tích cực góp phần cụ thể của mình vào việc gìn giữ, bảo vệ môi trường.
    Câu III: (5 điểm)          I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:        - Đề bài đã nêu rõ yêu cầu và định hướng trong khi làm bài: Không chỉ phân tích một nhân vật mà ba nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ (yêu cầu phân tích một “nhóm” nhân vật); cũng không dừng lại ở phân tích một “nhóm” nhân vật, mà quan trọng hơn, còn phải chỉ ra được “vẻ đẹp của tình người và hi vọng vào cuộc sống” qua cả “nhóm” nhân vật ấy. (Đây thực chất là kiểu bài phân tích một “vấn đề” thuộc nội dung cảm hứng của tác phẩm văn học thông qua một “nhóm” nhân vật).        - TS phải biết cách tổ chức, sắp xếp các ý (bố cục) trong bài văn sao cho hợp lí nhất mới tránh được tình trạng nói chung chung, trùng lặp, nhạt nhẽo, lan man;        - Có kĩ năng phân tích vấn đề; dẫn chứng xác đáng, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc.                II. NHỮNG Ý CHÍNH CẦN CÓ        1. Giới thiệu chung về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, phạm vi hiện thực được nói đến trong Vợ  nhặt,...), tác giả (Kim Lân) và “vấn đề” cần phân tích qua “nhóm” nhân vật (vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở ba nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ).        2. Phân tích “vấn đề”:             TS có thể bố cục bài làm theo lối lần lượt phân tích “vấn đề” qua từng nhân vật, hoặc nêu ra các khía cạnh của “vấn đề” rồi phân tích biểu hiện của chúng qua cả “nhóm” nhân vật (ba nhân vật). (Tất nhiên cách bố cục thứ hai tốt hơn cách bố cục thứ nhất). Sau đây là một số gợi ý cụ thể theo cách bố cục thứ hai.        2.1. Vẻ đẹp của tình người toát ra từ ba nhân vật              Có thể phân tích “vẻ đẹp của tình người” qua những biểu hiện cụ thể  sau đây:        a) Ở nhân vật Tràng và người vợ nhặt là cái tình “vợ chồng” giản dị, chân chất mà hồn nhiên cảm động ngay trong hoàn cảnh đói khát, cùng khốn, ngặt nghèo (lưu ý phân tích những lời đối thoại mộc mạc giữa hai người khi đi qua xóm ngụ cư; tình cảm thân mật, ngỡ ngàng khi hai người đi cạnh nhau, tình thương mộc mạc hồn nhiên khi họ về mới đến nhà Tràng, trong buổi sáng đầu tiên, trong bữa cơm thân mật,...).        Chính cái tình người ấy đã khơi dậy trong Tràng và người vợ nhặt những phẩm chất tốt đẹp, vốn có, nhưng hình như chưa bao giờ biết đến ở mỗi người. Tất cả những điều này toát ra đầy đủ nhất khi nà văn đặt các  nhân vật vào tình huống đặc biệt của tác phẩm: tình huống “nhặt” vợ.        b) Ở bà cụ Tứ là cái tình cưu mang độ lượng đối với người lâm vào cảnh “đói khát, cùng cực”; là tình mẫu  tử bình dị mà cảm động thiêng liêng: lòng thương con của một bà mẹ nghèo, hiểu và cảm thông thấm thía cái thua thiệt của con mình trong cảnh đói khát, cùng cực (“chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá!).        Với bà, niềm mong muốn cho con được hạnh phúc là trên hết, mạnh hơn cả cái đói, cái chết. Chính tình cảm này đã làm cho bà cụ như có thêm sức sống mới, trở nên hoạt bát, lạc quan khác thường.        c) Ở cả ba nhân vật, vẻ đẹp của tình người biểu hiện qua những mối quan hệ tình cảm tốt đẹp được nhen nhóm và mỗi lúc một thêm gắn bó sâu nặng giữa họ, gắn kết họ lại thành một “gia đình” đơn sơ, nho nhỏ, đầm ấm, có thể tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người trong cuộc vật lộn để bước qua nạn đói.        2.2. Vẻ đẹp của niềm hi vọng vào cuộc sống toát ra từ ba nhân vật              Có thể phân tích các biểu hiện cụ thể của vẻ đẹp này qua từng nhân vật và qua cả nhóm nhân vật:        a) Ở bà cụ Tứ là sự mong mỏi và niềm tin “sống qua được cái tao đoạn đói khát”, là cái triết lí dân gian đơn sơ mà mãnh liệt: “ai giàu ba họ, ai khó ba đời...”,...        b) Ở nhân vật người vợ nhặt là câu nói vẻ như  bâng quơ nhưng có ý nghĩa thức tỉnh  niềm hi vọng của tất cả mọi thành viên trong gia đình: “Trên mạn Thái Nguyên người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy.”        c) Ở nhân vật Tràng là cái vẻ bần thần, ngẩn ngơ (Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi... về “Việt Minh”.): “Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.”. Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới trở đi trở lại như một dự báo, một sự thôi thúc.        d) Cả ba nhân vật mỗi người một ý nghĩ, một niềm tin, nhưng tất cả đều “hi vọng vào cuộc sống”.  Toàn bộ tác phẩm toát ra một niềm tin sâu sắc vào cuộc sống và con người của Kim Lân. Đó là một niềm hy vọng thắp lên ngay trong cảnh cơ cực, khốn cùng từ chính những con người cơ cực khốn cùng.         3. Nhận xét đánh giá chung:               Những vẻ đẹp trên đây được nhà văn khám phá miêu tả thể hiện qua các hình tượng nhân vật chân thực, sinh động, được đặt trong một cảnh ngộ, tình huống độc đáo. Những vẻ đẹp ấy, suy cho cùng, cũng chính là biểu hiện vẻ đẹp của nghệ thuật và của tấm lòng nhân đạo cảm động, sâu sắc của Kim Lân.

File đính kèm:

  • docGIAI DE 01THI DAI HOC VAN MAU.doc
Đề thi liên quan