Đề thi chọn lựa học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2009 - 2010 môn: ngữ văn (thời gian làm bài 150 phút)

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3677 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn lựa học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2009 - 2010 môn: ngữ văn (thời gian làm bài 150 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TP.NINH BÌNH
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
ĐỀ THI Chän HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 - 2010
MÔN: NGỮ VĂN 
 (Thời gian làm bài 150 phút)

ĐỀ BÀI:

Câu 1: Em hãy phân tích và làm nổi bật cái hay, cái đẹp của đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ “Nhớ Rừng” của nhà thơ Thế Lữ.
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
 Ta say mồi đứng uống ánh trang tan?
 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
 Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
 Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Trích “Nhớ Rừng” - Thế Lữ, SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2)

Câu 2: Qua ba văn bản: “Chiếu dời đô” (Lý Công Uẩn); Hịch tướng sỹ (Trần Quốc Tuấn) và Nước Đại Việt ta “Trích Bình Ngô Đại Cáo” (Nguyễn Trãi)” đã thể hiện khát 
vọng độc lập và khí phách của dân tộc Đại Việt,bằng những hiểu biết của mình về các 
tác phẩm trên em hãy chứng minh làm sáng tỏ ?

---- Hết ----












Người ra đề: Xác nhận của tổ trưởng: Xác nhận của BGH



 
 Đỗ Thị Chính Vũ Thị Tuyết






































PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Trường THCS Quang Trung
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
 THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 - 2010

Câu 1: (8 điểm):
A. Yêu cầu:
1. Kỹ năng:
- Làm đúng kiểu bài cảm thụ, phân tích thơ.
- Chỉ ra được giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ: về giọng điệu, nhịp đọc thơ, các biện pháp tu từ nghệ thuật để từ đó thấy được tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình và ý đồ sáng tác của tác giả.
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc.
2. Néi dung :
- Chỉ ra được giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ: về giọng điệu, nhịp đọc thơ, các biện pháp tu từ nghệ thuật để từ đó thấy được tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình và ý đồ sáng tác của tác giả.
B. Biểu điểm + đáp án chấm:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1:
 (8 điểm)

1. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Thế Lữ và tác phẩm “Nhớ Rừng”.
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ thứ 3.
- Trích dẫn câu đầu và câu cuối: 
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
 …………………..
 Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

1 điểm

2. Thân bài:
- Đoạn 3 của bài thơ có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Đoạn thơ đã vẽ ra bốn cảnh tượng thật đẹp đẽ, sống động. Cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể.

- Cái hay, cái đẹp của đoạn 3 đó chính là.
+ Giọng thơ: thổn thức da diết.
+ Nhịp thơ: giãn cách, lời thơ kéo dài, dàn trải.
+ Các biện pháp tu từ: - Điệp ngữ: nào đâu, đâu những liên hoàn ở đầu mỗi dòng thơ kết hợp với kiểu câu hỏi tu từ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh huy hoàng không bao giờ còn nhìn thấy nữa.
- Các tính từ chỉ màu sắc: vàng, xanh làm nổi bật sự tương phản gay gắt đó là quá khứ huy hoàng rực rỡ còn thực tại thì u ám, đen tối, vì bị mất tự do.
- Từ ngữ đặc sắc: “Mảnh mặt trời”: 1 sinh vật thể vĩ đại trong vũ trụ dưới con mắt của hổ trở lên thật nhỏ bé tầm thường.

Nội dung đoạn thơ thể hiện tâm trạng buồn thương, tiếc nuối cuộc sống tự do trong quá khứ đồng thời bày tỏ nỗi bất hòa sâu sắc trước thực tại và khát vọng tự do cháy bỏng (1 điểm).

Đoạn thơ không chỉ là tâm sực u uất, nuối tiếc quá khứ của con hổ mà còn là tâm sự của tác giả, của những người dân Việt Nam hồi đầu thế kỳ XX (0,5 điểm).



0.5 điểm





4 điểm

















1 điểm





0.5 điểm

3. Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ.
- Cảm nghĩ của người viết.


1 điểm
2. C âu 2 ( 12 điểm)
A- Yêu cầu:
1. Kỹ năng:
- Học sinh làm đúng kiểu bài nghị luận chứng minh.
- Lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng cụ thể, sự dụng các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả một cách hợp lý.
- Bố cục rõ ràng, hành văn lưa loát, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
2. Nội dung:
- Làm rõ khát vọng độc lập và khí phách của dân tộc Đại Việt ta qua các tác phẩm văn học yêu nước Trung Đại (từ thế kỷ XI - XV) “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn); Hịch tướng sỹ (Trần Quốc Tuấn) và Nước Đại Việt ta “Trích Bình Ngô Đại Cáo” (Nguyễn Trãi)”.
B- Biểu điểm + Đáp án:

Câu
Đáp án
Điểm
Câu2 (12điểm)

 1. Đặt vấn đề: 
- Giới thiệu sơ qua về truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng của dân tộc Đại Việt từ thế kỷ I - X.
- Nêu vấn đề: Truyền thống này lại tiếp tục được bộc lộ trong các giai đoạn lịch sử kế tiếp từ thế kỷ X - XV. Điều này được thể hiện rõ qua các tác phẩm văn học yêu nước Trung đại “Chiếu dời đô” (Lý Công Uẩn); Hịch tướng sỹ (Trần Quốc Tuấn) và Nước Đại Việt ta “Trích Bình Ngô Đại Cáo” (Nguyễn Trãi).



1 điểm

2. Giải quyết vấn đề:
a. Khát vọng độc lập dân tộc được biểu hiện 
* Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn:
- Mục đích của việc dời đô: trªn v©ng mÖnh trêi, d­íi hîp lßng d©n, m­u cÇu th¸i b×nh, thÞnh trÞ , ®em l¹i h¹nh phóc Êm no cho nh©n d©n
- Thể hiện khát vọng xây dựng một đất nước cường thịnh.
 
 * Hịch tướng sỹ - Trần Quốc Tuấn:
- Thể hiện ở lòng yêu nước căm thù giặc.
- Thể hiện ở ý chí, tinh thần quyết chiến, quyết thắng với kÎ thù.
- Trần Quốc Tuần đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, thức tỉnh lòng tự hào, tự tôn dân tộc và thái độ trách nhiệm của kẻ làm tướng cũng như kẻ bề tôi.

* Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trái:
Thể hiện ở sự ý thức về độc lập chủ quyền dân tộc, thái độ tự hào, tự tôn dân tộc.
+ Có nền văn hiến lâu đời.
+ Có cương vực lãnh thổ riêng.
+ Có phong tục tập quán .
+ Có lịch sử phát triển qua các triều đại.
+ Có chủ quyền riêng, với nhiều trang anh hùng.
b. Khí phách dân tộc Đại Việt :
- Trong : “ Chiếu dời đô”:quyết định dời đô khẳng định tư thế, tầm vóc phát triển của dân tộc dám hiên ngang giữa trời đất, đánh dấu sự lớn mạnh vươn lên của dân tộc đủ sức sánh ngang cùng phong kiến phương bắc, chấm dứt chế độ phong kiến cát cứ.
- Thể hiện ý thức tự lập tự cường,….

- Trong “Hịch tướng sĩ” thể hiện một ý chí kiên cường bất khuất dám xả thân vì nước:” Dẫu trăm thân phơi ngoài nội cỏ, ngàn xác gói trong da ngựa, cũng vui lòng”.
- Thể hiện bản lĩnh kiên cường:”Chỉ căn tức chủa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù” ý chí sẵn sàng nghiền nát kẻ thù” Có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”.

- Trong “ Nước Đại Việt ta” : Thể hiện ở thái độ kiêu hãnh về vị thế của Đại Việt ngang hàng với các thế lực phong kiến phương bắc.
“Từ triều Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
- Thể hiện ở lòng tự hào về những trang sử vẻ vang, oai hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
“Cửa Hàm Tử bát sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”

c. Chốt ý: Tất cả tạo nên tầm vóc sức mạnh của dân tộc Đại Việt đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Các tác phẩm văn học trên đã cho thấy chủ nghĩa yêu nước nồng nàn, sự lãnh đạo anh minh sang suốt của : Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn , Nguyễn Trãi.




1.5 điểm







1.5 điểm





1.5 điểm






1.5 điểm






1.5 điểm







1.5 điểm











1 điểm

3. Kết thúc vân đề 
- Khẳng định lại vấn đề.
- Suy nghĩ của người viết 

1điểm
Người ra biểu điểm và đáp án Xác nhận của tổ trưởng Xác nhận của BGH 



 
 Đỗ Thị Chính Vũ Thị Tuyết




















File đính kèm:

  • docde thi hsg lop 87.doc