Đề thi chọn học sinh giỏi trong năm học 2014 - 2015

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi trong năm học 2014 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS LẬP LỄ 
--------------------
Kí hiệu mã đề: ......................

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian đề)
Câu 1 (1,5 điểm)
	Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, điều gì góp phần củng cố thêm nhận thức của nhân vật họa sĩ về giới hạn của nghệ thuật so với cuộc đời?

Câu 2 (3,5 điểm)
Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người hàng tuần vẫn mang rau bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “Không biết ai đã để trước cửa nhà tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “Chúc mừng ông, thật là tuyệt!”. Ông lão mù nói: “Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó.” 
(Phỏng theo Những tấm lòng cao cả)
Hãy viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện.

Câu 3 (5 điểm) 
Cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thủy của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy)

----------- HẾT -----------
Người ra đề
(Kí, ghi rõ họ tên)

Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)


BGH nhà trường
(Kí tên, đóng dấu)


 Nguyễn Thị Vân







UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS LẬP LỄ 
--------------------
Kí hiệu mã HDC: ......................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG 
MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2014 - 2015


YÊU CẦU CHUNG

- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
C©u
ý
Néi dung
§iÓm
1

Bài làm cần đạt được các ý sau:
1,5

1




2


3
- Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, điều gì góp phần củng cố thêm nhận thức của nhân vật họa sĩ về giới hạn của nghệ thuật so với cuộc đời, đó chính là vẻ đẹp trong suy nghĩ, việc làm, đức tính tốt đẹp của anh cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Vẻ đẹp ấy khiến ông bối rối bởi “những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những âm vang...” 
- Để thể hiện một cách chân thực, đầy đủ vẻ đẹp đó trong một bức chân dung là cả khó khăn đối với người họa sĩ. Bởi lẽ hơn ai hết ông hiểu sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong hành trình cuộc đời
- Ông băn khoăn, vẽ một bức chân dung, làm thể hiện lên mẫu người đó. Cho người ta hiểu được con người thật của anh thanh niên, không tô vẽ hào nhoáng. Người họa sĩ còn phải đặt tâm hồn mình vào đó nữa. Bắt gặp người thanh niên vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là khó khăn, thử thách nhưng ông đã chấp nhận.


0,5 




0,5



0,5

2

Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí 
3,5


a. Về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội, kết hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, đánh giá vấn đề.
- Viết đủ và rõ bố cục; luận điểm đúng đắn, rõ ràng, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát.



b. Về kiến thức
 Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản của vấn đề nghị luận: Bàn về tình yêu thương, chia sẻ giữa người với người trong cuộc sống:


1
- Nêu nhận định chung về cuộc sống luôn có hai mặt đối lập, bên cái ác vẫn có cái thiện, bên bóng tối vẫn còn bên ánh sáng, thất vọng vẫn cho người ta niềm hi vọng.
- Câu chuyện đã để lại trong người đọc những suy nghĩ sâu xa về tình yêu thương, sự chia sẻ giữa người với người trong cuộc sống, 
0,25

2
a/ Ý nghĩa của câu chuyện
+ Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm súc và cảm động, chuyện nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Sự quan tâm của mọi người với ông lão nhưng thật bất ngờ ông lão lại đi khoe và chia sẻ thùng quần áo cho người khác khổ hơn mình.
+ Câu chuyện ca ngợi tấm long cao cả, biết quan tâm, cảm thông với nhau, nhất là trong gian khổ, thiếu thốn.

0,5




0,25

3
b/ Bình luận:
- Câu chuyện lay động long trắc ẩn của nhiều người dù ai đó đã có lúc thờ ơ cũng phải ngập ngừng suy nghĩ:
+ Vì gia đình nọ đầy đủ hơn nhưng không coi thường ông lão. Vì họ là những người giàu long trắc ẩn, dù không có tiền cho lão nhưng lặng lẽ đem thùng quần áo tuy cũ nhưng vẫn dung được đến cho ông lão. Khi ông lão đến khoe, họ tế nhị chúc mừng, vui vẻ. Hành động đó thật đẹp
+ Vì ông lão nghèo khổ nhưng không giữ lại dùng mà mang đi san sẻ cho người khác. Ông cũng là một người giàu long thương người, ông thấy có nhiều người còn khổ hơn mình.
- Cả người cho và nhận đều có tấm long cao đẹp, người cho không tỏ ý bố thí, người nhận tuy mù lòa, nghèo khổ nhưng tấm lòng trong sáng.
- Thật buồn vì trong cuộc sống, bên cạnh những tấm long cao cả đó, vẫn còn có những người vô cảm, tham lam, ích kỉ, thờ ơ với những người bất hạnh, nghèo khổ xung quanh.




0,25



0,25


0,5

0,5

4
c/Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Từ câu chuyện, một bài học được rút ra: không nên coi thường, phân biệt giàu nghèo, không ghẻ lạnh những người bất hạnh, phải san sẻ tấm lòng với sự trân trọng, chân thành.
+ Dù nghèo khổ cũng phải biết quan tâm tới người khác, vẫn nên quan tâm với người khác bất hạnh hơn mình, nghèo nhưng không hèn. 


0,25

0,25


5
- Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện: Đừng thờ ơ, vô cảm. Hãy sống đẹp, giàu lòng yêu thương và trân trọng những người nghèo khổ bất hạnh hơn mình.
- Có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Lên án những thói vô trách nhiệm, ích kỉ.
0,25


0,25
3

Nghị luận văn học
5,0


Về kĩ năng: 
- Phải hiểu đúng yêu cầu của đề: cảm nhận về nét đẹp đạo lí ân tình chung thủy của con người Việt Nam qua hai bài thơ, không đi sâu vào phân tích hai bài thơ này.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, câu chữ, đoạn văn rõ ràng, mạch lạc; bài viết giàu sức gợi cảm, câu từ trau chuốt, trong sáng; không mắc các lỗi chính tả.
- Các dẫn chứng được trích dẫn hợp lí, phù hợp với nhận định



Về kiến thức:
 Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:


1
- Dẫn dắt hợp lí. Khẳng định truyền thống của dân tộc: sống ân nghĩa thủy chung
- Dù là lòng thương nhớ, biết ơn bà hay ân tình với nhân dân, đất nước thì đều có chung một nét đẹp nhân văn- đạo lí uống nước nhớ nguồn.
0,25

0,25

2
a) Bàn đôi nét về đạo lí ân tình, ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam
- Con người Việt Nam từ xưa tới nay luôn đề cao truyền thống ân nghĩa thủy chung với gia đình, cộng đồng, đất nước. Điều đó được thể hiện ở nhiều phương diện : tình yêu, tình cảm vợ chồng, tình cảm với những người thân trong gia đình.
- Tình cảm đó dù xưa hay nay đều được thể hiện cụ thể, trực tiếp qua hành động đền đáp bằng vật chất và tinh thần với cộng đồng và người có công.
1,0


0,5



0,5

3
b) Nét đẹp ân tình trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Đó là tình cảm của người cháu đối với bà khi đã trưởng thành, xa nhà. Nơi đất khách nhưng người cháu vẫn đau đáu nhớ về bà, nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cách cha mẹ, gắn bó với bà. Những năm tháng đói khổ được bà chăm sóc.
- Cháu nhớ bà, xót xa, thương cảm thấu hiểu cuộc đời của bà cơ cực, gian nan mà giàu đức hi sinh.
- Người cháu không chỉ nhớ thương, thấu hiểu cuộc đời lận đận của bà mà còn khẳng định công lao to lớn ấy. Bếp lửa bà nhóm hang ngày không chỉ là bếp lửa thường mà nó còn là tình yêu thương vô bờ của bà đối với con cháu. Nó là ngọn lửa của niềm tin, đức hi sinh, tinh thần kiên cường của bà.Nó là ngọn lửa thiêng liêng, kì diệu tiếp them sức mạnh, khơi nguồn khát vọng, tỏa sáng tâm hồn, sưởi ấm suốt cuộc đời người cháu. 
- Bếp lửa kì diệu đó luôn nhắc nhở cháu nhớ về và biết ơn cội nguồn sinh dưỡng của mình, đó là gia đình, quê hương, tổ quốc.
1,5

0,5



0,25


0,5




0,25

4
c) Nét đẹp ân tình, thủy chung trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy 
- Trong bài thơ này, truyền thống ân tình, chung thủy được thể hiện qua lời tâm tình của nhân vật trữ tình.
+ Đó là quá khứ tuổi thơ gắn liền với đồng, song, bể, rừng trong những năm tháng chiến tranh. Trong suốt những năm tháng tuổi thơ và trưởng thành ấy, anh luôn gắn bó với vầng trăng tri kỉ, nghĩa tình với tâm niệm sẽ không bao giờ quên vầng trăng ân tình đó.
+ Nhưng khi cuộc sống đổi thay, lòng người thay đổi, người lính ấy đã vô tình quên lãng quá khứ, quên những năm tháng gian lao nhưng sâu nặng nghĩa tình để rồi giật mình thức tỉnh khi đối diện với trăng trong một hoàn cảnh bất ngờ, trớ trêu
+ Đối diện với vầng trăng, người lính rưng rưng nhớ về quá khứ. Trăng là hình ảnh ẩn dụ cho nhân dân, đất nước trong những năm tháng gian lao, soi sáng, che chở cho anh vậy mà giờ đây anh lại dửng dưng vô tình quên lãng.
- Người lính mượn vầng trăng để kiểm điểm trách cứ mình. Đó là biểu hiện của một con người có nhân cách, dù đã có lúc quay lưng lại với quá khứ nhưng đã kịp giật mình thức tỉnh để sống tốt đẹp hơn.
=> Cả hai bài thơ đều khẳng định: hãy sống ân tình, chung thủy với quê hương, với quá khứ, với lịch sử và nhân dân. Chẳng ai hạnh phúc nếu không biết trân trọng, tri ân và chung thủy với quá khứ.
1,5



0,25



0,25



0,25


0,5



0,25

5
- Đánh giá chung về vẻ đẹp của mỗi bài thơ đều mang nét đẹp truyền thống ân tình thủy chung của dân tộc
- Liên hệ với thế hệ trẻ, với bản thân trong việc giữ gìn truyền thống đó, nhất là trong xã hội hiện nay
0,25

0,25


Thang điểm:
Điểm 4-5: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
Điểm 3- dưới 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 2- dưới 3: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 1- 2: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.

	L­u ý: - Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt để phát hiện sự mới mẻ, năng lực sáng tạo, năng khiếu văn chương của học sinh… và cho điểm sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực. Học sinh có thể có cách trình bày khác miễn là đảm bảo những ý trên. Khuyến khích những bài viết có những cảm nhận riêng, giàu sức thuyết phục.


----------- HẾT -----------
Người ra đề
(Kí, ghi rõ họ tên)

Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)


BGH nhà trường
(Kí tên, đóng dấu)

 Nguyễn Thị Vân

File đính kèm:

  • docDE THI HSG20132014.doc
Đề thi liên quan