Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 Môn: Ngữ Văn 8

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3735 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2014 - 2015 Môn: Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------
Kí hiệu mã đề: ......................

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề)

Câu 1.(3đ) 
Đọc mẩu chuyện sau: 
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?Con là...
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là...
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đưa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...
 ( Trích Ngữ văn 9, tập 1, trang 40)
Bằng một bài văn ngắn (khoảng 300 từ), hãy nêu suy nghĩ của em về điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.
Câu 2. (7đ) 
Cảm nhận về hình tượng Bác Hồ qua các tác phẩm văn thơ đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. 
 
----------- HẾT -----------



Người ra đề
(Kí, ghi rõ họ tên)

Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)


BGH nhà trường
(Kí tên, đóng dấu)


Nguyễn Hoàng Hán



UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------
Kí hiệu mã HDC: ......................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG 
MÔN: NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC 2014 - 2015


A. Yêu cầu chung:
- Giám kháo chấm phải năm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm, vận dụng linh hoạt đáp án, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. 
* Lưu ý: Điểm bài thi có thể có điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.

B. Yêu cầu cụ thể:
Câu
Ý
Nội dung
Biểu điểm
1












































1.Về hình thức:
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, đúng dung lượng.
- Vận dụng được các thao tác lập luận như: phân tích, bình luận, giải thích để rút ra bài học
- Diễn đạt rõ ràng mạch lạc, không sai lỗi chính tả, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, có cảm xúc chân thành.



2.Về nội dung:
Cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:


1
- Dẫn dắt vấn đề và khẳng định công lao của thầy cô và nhà trường đối với thành công mỗi con người.
- Đánh giá về hành động của vị tướng đối với thầy giáo của mình. Đó là nét đẹp trong cách ứng xử của ông và cũng là nét đẹp về đạo lí của dân tộc ta
0,25đ

2
* Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện:
- Đây là một câu chuyện rất ngắn nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao.
- Một người học trò có địa vị xã hội cao, được trọng vọng nhưng vẫn không quên người thầy giáo đã từng dạy mình từ nhỏ, cho mình tri thức và cách làm người. Ông hiểu rõ sự thành công của mình chính là nhờ những người thầy như vậy. Ông ghé thăm để bày tỏ lòng biết ơn với thái độ kính cẩn. Dù địa vị có cao đến đâu nhưng thầy vẫn cứ là thầy.
-> Đó là cách sống có nghĩa tình sâu nặng, trọng thầy, trọng đạo. Đó là cách sống thấu tình đạt lí đáng ngưỡng mộ.

0,25đ

0,5đ






0,25đ

3
* Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Xã hội văn minh, người ta không phải quá nặng nề trong quan hệ thầy trò sống tết, chết tang như trước nhưng lòng biết ơn và sự tôn sư trọng đạo thì mãi phải giữ gìn..
- Nếu truyền thống tốt đẹp này bị mai một, bị xem nhẹ thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến nền giáo dục và văn hóa xã hội. Có kính thầy mới học được đạo. Có như vậy xã hội mới phát triển, vững bền.
Phê phán một số hiện tượng xem thường thầy cô của học sinh hiện nay. Không chỉ cư xử thiếu văn hóa mà còn có thái độ, hành động phi đạo đức, vô ơn bạc nghĩa. 
- Từ câu chuyện trên, chúng ta rút ra được bài học cho mình: Cần biết ơn những người đã dạy dỗ mình nên người. Lòng biết ơn phải được thể hiện ở tấm lòng thành kính, ở thái độ cư xử và hành động tốt đẹp.
- Biết tri ân, biết đối xử phải đạo không chỉ là nét đẹp nhân cách, tâm hồn của bản thân mình mà còn được người khác kính trọng.


0,25đ

0,5đ





0,5đ



0,25đ

4



- Bản thân cần nhận thức đúng đắn và giữ gìn truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, đó là lòng biết ơn.
- Kính trọng thầy mới học được đạo, con người mới trở thành hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn.
0,25đ





Thang điểm:
Điểm 2,5-3: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
Điểm 1,5-2,0: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 1-1,5: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 0,5: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
Trên đây là một vài gơị ý về thang mức điểm, các giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm phù hợp.

2












































































Nghị luận văn học
1.Về kĩ năng:
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, câu ý rõ ràng mạch lạc lời văn trong sáng tự nhiên có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả.
- Các dẫn chứng phải hợp lí tiêu biểu kết hợp lí lẽ sắc bén.
- Có sự bình giá, tổng hợp vấn đề.



2 Về kiến thức:
 Đây là vấn đề lớn, thời lượng ít, người viết cần biết khái quát và chắt lọc dẫn chứng. Từ đó tập trung khắc họa được hình tượng Bác Hồ: một chiến sĩ cách mạng, yêu nước, yêu tự do; một con người nghệ sĩ; một con người giàu lòng nhân ái, yêu thương. Dẫn chứng chắt lọc từ các văn bản từ lớp 6 đến lớp 8 đã được học hay đọc thêm.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:


1
- Giới thiệu vài nét ngắn gọn về Bác Hồ.
- Nêu vấn đề nghị luận: văn thơ của Bác cũng như viết về Bác rất phong phú, đa dạng nhưng nổi bật trong các sáng tác ấy là hình tượng một chiến sĩ cách mạng, yêu nước, yêu tự do; một con người nghệ sĩ; một con người giàu lòng nhân ái, yêu thương.
0,5đ

2
* Bác Hồ - hình tượng một chiến sĩ cách mạng yêu nước, yêu tự do tha thiết.
- Bác sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước lầm than nô lệ, Trên con đường cứu nước, văn chương đến với Bác như một lẽ tự nhiên của một người có tâm hồn nghệ sĩ. Nó trở thành vũ khí của người trên con đường tranh đấu. Với Người, văn chương không chỉ là vũ khí mà còn là nơi cho tâm hồn nghệ sĩ bộc bạch tình yêu thiên nhiên, chia sẻ tình cảm với đồng chí, đồng bào.
- Văn thơ của Người rất đa dạng và phong phú nhưng có lẽ Người dành nhiều bút lực nhất phục vụ cho lí tưởng chiến đấu: tất cả cho độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
- Phân tích một số VB minh họa:
+ Trong văn bản Thuế máu, bằng những sự việc chân thực, cứ liệu phong phú, chính xác, bằng thái độ và tình cảm sâu sắc, nghệ thuật châm biếm sắc sảo, đầy trí tuệ, Người đã vạch trần thủ đoạn dã man, tàn bạo của bọn thực dân Pháp; đồng thời bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc cho thân phận những người dân thuộc địa.
+ Văn bản: Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu...
-> Qua một số tác phẩm đó, ta có thể nhận thấy ở Bác một cây bút văn xuôi tài năng, một vốn văn hóa sâu sắc, một trí tuệ lớn và một trái tim tràn đầy nhiệt huyết yêu nước.



0,5đ




0,25đ


1,0đ









0,25đ

3
* Bác Hồ- hình tượng người nghệ sĩ
- Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” để làm sáng tỏ vấn đề:
+ Khi bị giam sau song sắt nhà tù Tưởng Giới Thạch, trước một đêm trăng thơ mộng, tâm hồn người nghệ sĩ đã rung động xao xuyến, bồi hồi. Người ngắm trăng và làm thơ:
...Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Ngắm trăng, thưởng trăng sau song sắt nhà tù cũng là thể hiện tinh thần vượt ngục, tinh thần khát cháy tự do, tinh thần bất khuất và phong thái ung dung tự tại trước hoàn cảnh khác nghiệt.
- Phân tích bài thơ “Rằm tháng giêng” để làm sáng tỏ vấn đề:
+ Khi lênh đênh trên sông nước bàn việc quân đêm Rằm tháng giêng, Người cũng có những vần thơ bay bổng:
...Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên...
-> Chỉ vài nét chấm phá, Người đã ghi lại được những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Nếu không chan chứa một tình yêu quê hương, không có một tâm hồn thi sĩ thì sẽ không thể có được những vần thơ như vậy. Điều quan trọng hơn, dù cho hoàn cảnh khắc nghiệt, dù cho công việc căng thẳng nhưng lúc nào tâm hồn người cũng lãng mạn, tự do, phó khoáng, lạc quan yêu đời, ung dung tự tại như vậy.

0,75đ








0,75đ





0,5

4
* Bác Hồ - một trái tim nhân ái bao la.
 - Trước hết, đó là tình cảm đau đớn xót xa trước cảnh những người dân thuộc địa phải đóng “thuế máu”, bị đọa đày, đau khổ.(Văn bản Thuế máu)
- Bác thương tất cả những con người gặp hoạn nạn dù họ thuộc dân tộc nào, màu da nào, không phân biệt đẳng cấp hay cảnh ngộ.(Nhật kí trong tù)
- Khi kháng chiến, Bác dành nhiều tình yêu thương cho thiếu nhi đến các cụ già, từ các chiến sĩ bộ đội đến những người dân công, bà con nông dân.... Bác luôn quên đi bản thân mình để dành trọn tình yêu thương cho con người. Tình thương bao la ấy được nhiều nhà thơ ca ngợi. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là ví dụ. Hình tượng Bác trong bài thơ này hiện lên thật đẹp đẽ, lớn lao, ấm áp lạ lùng, giản dị mà vĩ đại.
-> Hình tượng nổi bật lên trong các tác phẩm thơ văn là hình tượng anh hùng dân tộc, yêu nước gắn liến với thương dân, đó là lí tưởng cao đẹp, cũng là phẩm chất nền tảng tạo nên nhân cách lớn Hồ Chí Minh.

0,5đ



0,5đ

0,5đ







0,5đ

5
 - Khẳng đinh thơ văn của Bác luôn gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ tư tưởng và tâm hồn, nhân cách cao đẹp của Người.
- Đọc thơ văn của Bác và thơ văn viết về Bác, ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của văn chương mà còn học tập và làm theo tấm gương của Người: sống có lí tưởng cao đẹp và giàu tình yêu thương con người.
0,25đ


0,25đ


Thang điểm:
Điểm 6-7: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 2-3: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 1: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
Trên đây là một vài gơị ý về thang mức điểm, các giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm phù hợp.

- Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt để phát hiện sự mới mẻ, năng lực sáng tạo, năng khiếu văn chương của học sinh… và cho điểm sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực. Học sinh có thể có cách trình bày khác miễn là đảm bảo những ý trên. Khuyến khích những bài viết có những cảm nhận riêng, giàu sức thuyết phục.
- Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại; cho từ điểm 0 đến điểm 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25.

----------- HẾT -----------

Người ra đề
(Kí, ghi rõ họ tên)



Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)


BGH nhà trường
(Kí tên, đóng dấu)

Nguyễn Hoàng Hán

File đính kèm:

  • docDE THI HSG VAN 8.doc