Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 6 Trường THCS Lập Lễ

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 6 Trường THCS Lập Lễ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYÊN THỦY NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG THCS LẬP LỄ MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
 Thời gian : 120 phút ( Không kể giao đề )

Câu 1: ( 4 điểm )
Đọc bài thơ sau :
THÌ THẦM
 Gió thì thầm với lá
Lá thì thầm cùng cay
Và hoa và ong bướm
Thì thầm điều chi đây ?
Trời mênh mông đến vậy
Đang thì thầm với sao
Sao trời tưởng yên lặng
Lại thì thầm cùng nhau
( Phùng Ngọc Hùng- Những bài thơ )
Em phát hiện những tiếng thì thầm gì sau khi đọc bài thơ trên ? Hãy viết một bài văn ngắn ghi lại những phát hiện đó
 Câu 2(6 điểm )
Một đêm thanh vắng, em ngồi học bài.
Kim đồng hồ hối hả từng bước đi của thời gian. Hãy tả lại cảnh đó và tưởng tượng qua tiếng tích tắc, tích tắc, chiếc đồng hồ muốn nói với em đều gì.



Người ra đề
(Kí, ghi rõ họ tên)

Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)

BGH nhà trường
(Kí tên, đóng dấu)













UBND HUYÊN THỦY NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG THCS LẬP LỄ MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
 Thời gian : 120 phút ( Không kể giao đề )


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Câu 1: ( 4 điểm )
- Yêu cầu về hình thức : Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn có bố cục rõ ràng, hợp lý; diễn đạt trong sáng, lưu loát, trình bày: mạch lạc, sạch sẽ.
-Yêu cầu về nội dung: Yêu cầu của đề bài trên khá hẹp đó là ghi lại những phát hiện về tiếng thì thầm qua bài thơ. Trên cơ sở hiểu được: thì thầm là nói nhỏ vào tai, phải chú ý mới nghe thấy, phải đặt tâm trí mình vào đó mới có thể cảm nhận được.
Qua bài thơ phát hiện được những tiếng thì thầm của gió, lá, hoa, ong, bướm, trời sao.
- Đằng sau những tiếng thì thầm đó, học sinh thấy và nêu được ý nghĩa sâu xa hơn; Thiên nhiên cất tiếng nói, tiếng nói của thế giới mà con người vẫn coi là vô tri, tâm hồn giàu rung động của nhà thơ đã phát hiện, cảm nhận được những tiếng thì thầm ấy qua đó thấy được những phát hiện tinh tế, tâm hồn rộng mở yêu thiên nhiên, tạo vật, con người của tác giả.
Điều tâm hồn em thì thầm sau khi nghe thấy những tiếng thì thầm từ bài thơ. Đây là điều giúp học sinh bọc lộ suy nghĩ của mình qua bài thơ, điều liên hệ cần phải có ý nghĩa trên cơ sở bám vào nội dung bài thơ. Ví dụ về ý nghĩa của thời gian, của việc chuẩn bị hành trang tri thức hay sự quan tâm tới thiên nhiên, môi trường…
-Học sinh tưởng tượng dựa vào đặc trưng từng sự vật: trời, sao, ong, bướm… để có thể miêu tả về những thì thầm đó. Ví dụ gió kể cho lá nghe về cuộc sống của mình, gió thích phiêu liêu nhiều nơi đến những thảo nguyên xa xôi…Gió rủ lá cùng đi, chỉ cần nhắm mắt lại, lá sẽ được gió nâng lên, bay bổng…
- Không yêu cầu phải phân tích những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
 Cho điểm:
+ Điểm 4: Đạt xuất sắc các yêu cầu trên, văn viết sáng tạo, tưởng tượng phong phú nhưng phải hợp lí, không mắc lỗi.
+ Điểm 3: Đạt được các yêu cầu trên song có thể còn hạn chế trong diễn đạt
+ Điểm 2: Không đáp ứng hết các yêu cầu trên, còn mắc lỗi
+ Điểm 1: Bài yếu


Câu 2: ( 6 điểm )
* Yêu cầu chung
- Kiểu bài : Miêu tả kết hợp với tự sự
- Diễn đạt : Trong sáng, lưu loát
- Bố cục : Rõ ràng, hợp lí: trình bày: Mạch lạc, sạch sẽ.
- Nội dung: Đề bài yêu cầu học sinh vừa miêu tả đồng thời biết kết hợp với yếu tố tự sự, biết tưởng tượng để kể một cách sáng tạo.
+ Tưởng tượng được thời gian đặc biệt là không gian để tạo không khí cho sự việc được kể: Có thể là đêm khuya, mọi người trong nhà đã chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ còn lại mình em với những đồ dùng học tập và bên cạnh là bác đồng hồ vẫn đang miệt mài làm viêc…
+ Tưởng tượng ra câu chuyện mà chiếc đồng hồ sẽ kể qua đó sẽ bộc lộ được ý nghĩa của câu chuyện, chính là điều mà chiếc đồng hồ muốn nói với em. Phần này hoàn toàn cho phép học sinh tưởng tượng có thể là một câu chuyện đã được học trong chương trình nhưng tưởng tượng ra kết cục khác hay viết tiếp cho câu chuyện ấy( thích hợp với những câu chuyện dân gian mà học sinh đã học ở kỳ 1, nội dung câu chuyện là vấn đề quan trọng để gợi ra ý nghĩa mà chiếc đồng hồ muốn nói) Ví dụ từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, học sinh tưởng tượng phần hai để nêu ra bài học về thái độ chủ quan, chỉ sống với quá khứ huy hoàng mà không chuẩn bị cho tương lai…Chẳng hạn thần Sơn Tinh, sau khi đã lấy được Mị Nương thì thỏa sức vui chơi, coi thường thần Thủy Tinh,. Vị thần núi, chẳng chịu luyện tập, sức vóc suy yếu, không nghe cận thần…Trong khi đó Thủy Tinh chẳng quên mối thù, đêm ngày luyện tập chờ cơ hội để đánh trả…Từ đó gợi ra ý nghĩa, bài học trong cuộc sống.
+ Có thể tưởng tượng một câu chuyện hoàn toàn mới song điều nêu ra từ câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định đặc biệt gắn việc việc học và lứa tuổi của mình…
Cho điểm:
+ Điểm 6: Đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có tính sáng tạo cao, tưởng tượng phong phú, hợp lí, không mắc lỗi.
+ Điểm 5: Triển khai được các yêu cầu trên song chưa thật sáng tạo.
+ Điểm 4: Biết triển khai các yêu cầu trên nhưng có thể diễn đạt còn vụng, còn mắc một vài lỗi.
+ Điểm 3: Lúng túng trong viêc triển khai các ý.
+ Điểm 2: Dưới mức điểm 3.
+ Điểm 1: Lạc đề


Lưu ý : Trên đây là những gợi ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp.


Người ra HDC
(Kí, ghi rõ họ tên)
Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)
BGH nhà trường
(Kí tên, đóng dấu)


File đính kèm:

  • docDE THI HSG VAN 6(1).doc
Đề thi liên quan