Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Cà Mau - Môn thi Sinh Học - Đề 8

doc1 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Cà Mau - Môn thi Sinh Học - Đề 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TỈNH CÀ MAU
	CÀ MAU	NĂM HỌC 2006-2007
ĐỀ CHÍNH THỨC
	- Môn thi	: SINH HỌC
	- Ngày thi	: 15 – 04 – 2007 
	- Thời gian	: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) 
Cơ chế xác định giới tính ở người? Vì sao tỉ lệ giữa nam và nữ là tỉ lệ 1:1? Việc sinh trai hay gái là do đàn ông hay đàn bà quy định? 
Câu 2: (2,0 điểm) 
Kích thước cơ thể động vật có chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không? Cho thí dụ? Giải thích?
Câu 3: (2,0 điểm) 
Thế nào là đa dạng sinh học? Phân biệt đa dạng sinh học cao, đa dạng sinh học thấp? Hãy cho một vài thí dụ về sự đa dạng sinh học ở nước ta mà các em biết?
Câu 4: (3,0 điểm) 
Trong một ao nuôi cá, nguồn thức ăn sơ cấp chính là thực vật phiêu sinh, sinh vật tiêu thụ trực tiếp nó là các loài giáp xác và mè trắng. Mè hoa và rất nhiều cá tạp như cá mương, cá thòng dong, cá cân cấn, coi giáp xác là thức ăn rất ưa thích. Vật dữ đầu bảng trong ao là cá quả, chuyên ăn các loài cá mương, cá thòng dong và cá cân cấn, nhưng số lượng lại rất ít ỏi.
a) Hãy vẽ lưới thức ăn trong ao.
b) Từ hiện trạng của ao, em hãy chỉ cho người nông dân nên áp dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất nhưng có hiệu quả, để nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong ao? 
Câu 5: (3,0 điểm) 
Một xí nghiệp vịt giống trong một lần ra lò đã thu được 10.800 vịt con giống ANH ĐÀO. Những kiểm tra sinh học cho biết khả năng thụ tinh của chúng là 100%, đàn vịt giống được xác định là hoàn toàn khoẻ mạnh và tỉ lệ nở so với trứng có phôi là 90%. Hãy xác định: 
a) Số lượng tinh nguyên bào (tế bào sinh tinh) và số lượng noãn nguyên bào (tế bào sinh trứng) để tạo nên đàn vịt này.
b) Số lượng nhiễm sắc thể bị tiêu biến trong các thể cực? (cho biết số nhiễm sắc thể ở vịt nhà 2n:80).
Câu 6: (3,0 điểm) 
Khi lai hai thứ lứa (chín sớm – thân cao với chín muộn – thân thấp) người ta thu được các cây lai đồng loạt là lúa chín sớm – thân thấp.
a) Những kết luận có thể rút ra từ kết quả của phép lai này là gì?
b) Cho các cây F1 giao phối với nhau đã thu được:
§ 98 cây lúa chín muộn – thân thấp.
§ 104 cây lúa chín sớm – thân cao.
§ 209 cây lúa chín sớm – thân thấp.
Có thể rút ra kết luận gì từ phép lai này? Viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Câu 7: (4,0 điểm) 
Một phụ nữ đã kể về gia đình bà như sau: “Ông ngoại tôi bị mù màu đỏ, còn Bà ngoại thì không bị bệnh này. Bố mẹ tôi đều phân biệt màu rất rõ, sinh được ba chị em tôi, em trai tôi bị mù màu đỏ, còn chị cả và tôi không bị bệnh này. Chị tôi lấy chồng bình thường, sinh được hai con gái bình thường và một con trai bị mù màu đỏ. Chồng tôi và con trai cũng phân biệt màu rất rõ”.
Dựa vào lời tường thuật của người phụ nữ nói trên, hãy lập sơ đồ phả hệ của gia đình này và cho biết:
- Gen quy định mù màu đỏ là trội hay lặn? Có liên kết với giới tính không? 
- Xác định gen của những người trong gia đình nói trên? 
--- HẾT ---

File đính kèm:

  • docDe thi HSGSinh hoc 9Ca Mau20062007.doc
Đề thi liên quan