Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn thi: Ngữ Văn

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu
Đ01V-09-HSG9
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2008 -2009
 Môn thi: Ngữ Văn 
 Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề
 (Đề này gồm 02 câu 01 trang)
Câu 1 ( 8,0 điểm )
Cảm nhận nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
 (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2: (12,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong hai tác phẩm “Đồng chí của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9- tập 1). Từ đó em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả. 
 .....Hết
 Người ra đề Người duyệt đề
 ( kí, ghi rõ họ tên) ( kí, ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Phin
Xác nhận của nhà trường
(kí tên, đóng dấu)
Mã ký hiệu
HD01V- 09 - HSG9
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2008-2009
Môn thi: Ngữ Văn
 (Bản hướng dẫn này gồm 02 câu 03 trang)
Câu 1 (8,0 điểm)
Học sinh nêu lên được các nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ :
- Cấu trúc cân đối, nhịp nhàng (1 điểm)
- Sử dụng một loạt điệp từ; điệp ngữ (1 điểm)
- Câu hỏi tu từ; từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, ầm ầm (1 điểm)
- Kết thúc bằng vần chân; thanh bằng làm cho nhịp thơ kéo dài, hiu hắt, trầm buồn... 
 (1 điểm)
- Miêu tả ngoại cảnh thể hiện được tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật. Đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. (1 điểm)
- Sử dụng một loạt hình ảnh: hoa trôi, cỏ nội, cánh thuyền; từ ngữ thể hiện âm thanh: ầm ầm (1 điểm)
- Hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ: hoa trôi, nội cỏ, gió cuốn... (1 điểm)
- Lời văn nhẹ nhàng, thể hiện tâm trạng cô dơn, thấm đẫm nỗi buồn của nhân vật trữ tình. (1 điểm)
Cách cho điểm:
- Cho điểm tối đa khi bài làm có nội dung tương đối đầy đủ, diễn đạt trôi chảy đảm bảo yêu cầu trên, hình thức trình bày khoa học, không mắc các lỗi về diễn đạt.
Câu 2 (12,0 điểm)
Yêu cầu:
1.Về hình thức: Bài làm biết kết hợp các phương thức biểu đạt. Bố cục chặt chẽ, hợp lý, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc. Bài làm không mắc lỗi về câu, chính tả 
2.Về nội dung:
1. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ qua hai tác phẩm:
a. Nét chung 
- Đó là những con người mộc mạc, bình dị, chân chất, đời thường từ cách cảm, cách nghĩ song ở họ toát lên những phẩm chất cao đẹp: Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, tinh thần lạc quan, lòng quả cảm, đức hy sinh và lòng yêu nước nồng nàn.
- Họ mang trong mình những phẩm chất chung của anh bộ đội cụ Hồ qua các thời kỳ: bình dị mà vĩ đại; sống có lý tưởng.
b. Nét riêng:
* Người lính trong bài thơ "Đồng chí"của Chính Hữu 
+ Đậm chất mộc mạc, bình dị, chất phác, ra đi từ những luống cày, thửa ruộng; từ những miền quê nghèo khó, cùng chung gánh nặng hậu phương hơn:
Đó là cảnh ngộ: quê hương anh nước mặn, đồng chua ..., làng tôi nghèo, sỏi đá, gian nhà không...
+ So với người lính trong thời chống Mỹ họ phải chịu khó khăn, thiếu thốn hơn. Đó là sự khó khăn trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá...”.
+ Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, những người nông dân mặc áo lính vượt lên những gian khổ, thiếu thốn; khám phá một tình cảm mới mẻ, đáng trân trọng: từ người lao động nghèo thành tình bạn và cao hơn là tình đồng chí. Họ rất đỗi gần gũi, bình dị, thân thương nhưng cũng vô cùng lớn lao, kỳ vĩ ngang tầm vũ trụ, cao tận mây xanh “Đầu súng trăng treo”
® Vẻ đẹp của người lính bước lên từ đồng ruộng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ:
+ So với người lính trong thời chống Pháp, họ ra trận với niềm vui phơi phới, bớt gánh nặng hậu phương hơn.
+ Tư thế hiên ngang, tự tin, pha chút ngang tàng, ngạo nghễ, tâm hồn phóng khoáng, trẻ trung, vui nhộn tinh nghịch, yêu đời, lạc quan, bất chấp khó khăn gian khổ, sự thương yêu đùm bọc, lòng yêu nước nhiệt huyết luôn hướng về Miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. 
+ Sự hoà quyện giữa phong thái người nghệ sỹ và tinh thần người chiến sỹ.
® Nét riêng ấy đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức, khám phá của các nhà thơ về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ. Đó là sự trưởng thành của hình tượng người lính, là ngợi ca thế hệ trẻ Việt Nam được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh.
2. Dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà thơ.
a. Chính Hữu với "Đồng chí":
- Ngôn từ: Mộc mạc, bình dị, quen thuộc, không phải thô sơ mà được tinh lọc từ lời ăn tiếng nói dân gian.
- Hình ảnh: Đậm chất hiện thực nhưng giàu sức biểu cảm, hàm súc cô đọng.
- Giọng điệu: Tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng, thấm thía, nhưng sâu lắng.
Þ Phong cách thiên về khai thác nội tâm, tình cảm, ít có chuyện dùng hình ảnh bom đạn, khói lửa, chết chóc của chiến tranh 
b. Phạm Tiến Duật với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":
- Ngôn từ: Giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn mang đậm phong cách của người lính lái xe.
- Hình ảnh: Chân thực nhưng độc đáo, giàu chất thơ.
- Giọng điệu: Lạ, ngang tàng, tinh nghịch, dí dỏm, vui tươi. Những câu thơ như câu văn xuôi, như lời đối thoại thông thường ...
Þ Phong cách: đi tìm khám phá vẻ đẹp trong diễn biến sinh động, trong sự phát triển không ngừng của cuộc sống; cách nhìn, cách khai thác hiện thực, khai thác chất thơ từ sự khốc liệt của chiến tranh.
Biểu điểm:
- Điểm 12: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Bài viết mạch lạc, có cảm xúc, bố cục hợp lý, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 10: Bài làm về cơ bản đạt các yêu cầu trên, cách diễn đôi chỗ chưa lưu loát, sai một vài lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 8: Bài làm đạt ¾ yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung, cách cảm nhận. Có thể còn mắc một vài sai sót về nội dung nhưng không đáng kể. Bài viết trôi chảy, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 6: Bài làm đạt ½ yêu cầu trên nhưng dẫn chứng nghèo nàn, lập luận thiếu sức thuyết phục. Diễn đạt chưa rõ ý, còn mắc một số lỗi ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 4: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung bài làm qua sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 2: Bài làm lan man, 
....Hết
 Người ra hướng dẫn Người duyệt hướng dẫn
 ( kí, ghi rõ họ tên) ( kí, ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Phin
Xác nhận của nhà trường
(kí tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docGIOI NGU VAN 9.doc