Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Bảng a. môn: ngữ văn

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Bảng a. môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - bảng A.
Môn: Ngữ văn .
Thời gian :150 phút .
Phần I: Trắc nghiệm :
Câu1(1đ):Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
1.Tác giả truyện ngắn “Lão Hạc” là ai ?  A. Ngô Tất Tố. B. Vũ Trọng Phụng .
 C. Phạm Duy Tốn . D. Nam Cao.
2. Trong câu:²Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Tác giả thấy cuộc đời chưa hẳn đáng buồn về điều gì ?
Lão Hạc luôn trong sạch, tự trọng.
Con người nhân hậu, tự trọng như Lão Hạc không bị tha hoá.
Xã hội vẫn còn những con người đáng quý như Lão Hạc. 
Cả ba ý trên.
3. “ Lão Hạc” của Nam Cao là một truyện ngắn đậm chất trữ tình tâm lý. Đúng hay sai ?
Đúng. B. Sai.
4. Tác phẩm “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm nào ? 
Năm 1941. B. Năm 1943.
C. Năm 1942. D. Năm 1944.
Câu 2: ( 1đ ) Nối cột A với cột B sao cho phù hợp.
A
B
1/ Trong lòng mẹ.
a/ Nguyễn Minh Châu
2/ Chiếc lược ngà
b/ Kim Lân
3/ Làng.
c/ Nguyên Hồng
4/ Bến quê.
d/ Nguyễn Quang Sáng

Câu 3: ( 1đ )
1. Câu thơ: “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Trong bài thơ nào sau đây:
Viếng lăng Bác.
Đoàn thuyền đánh cá.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Con cò.
2. Bài thơ được tác giả viết năm nào ?
Năm 1971. B. Năm 1969
C.Năm 1972. D. Năm 1963
3. Câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
So sánh. B. Nhân hoá.
C.ẩn dụ. D. Hoán dụ

4. Câu thơ diễn tả điều gì ?
Con là nguồn hạnh phúc ấm áp thiêng liêng của mẹ.
Con đã nuôi giữ lòng tin yêu của mẹ.
Con là ý chí, sức mạnh của mẹ.
Cả ba ý trên.
Câu 4( 1đ ) Sắp xếp các văn bản sau theo giai đoạn lịch sử.
Ông đồ, Nói với con, Mưa, Rằm tháng riêng, Muốn làm thằng Cuội, Bánh trôi nước, ánh trăng, Tiếng gà trưa, Phò giá về kinh, Mùa xuân nho nhỏ, Hai chữ nước nhà, Bạn đến chơi nhà.
1/ Giai đoạn từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX.
...........................................................................................................................
2/ Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945.
...........................................................................................................................
3/ Giai đoạn từ 1945 đến 1975.
...........................................................................................................................
4/ Giai đoạn từ 1975 đến nay.
...........................................................................................................................
Câu 5: (1đ ) Đọc kỹ câu: “ Trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn cần phải được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và được hỗ trợ mạnh mẽ hơn.” Và trả lời câu hỏi bên dưới.
1. Câu trên trích trong văn bản nào ?
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Bài toán dân số.
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Ôn dịch thuốc lá.
2. Câu văn trên nằm trong phần nào của văn bản ?
Sự thách thức.
Cơ hội.
Nhiệm vụ.
3. Văn bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.” Thuộc kiểu văn bản gì ?
Tự sự. B. Trữ tình
C.Nghị luận. D. Nhật dụng.
4.Văn bản ”Tuyên bố thế giới về quyền sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.” không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng thế giới mà còn nêu lên yêu cầu cấp bách đối với mỗi quốc gia về quyền sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Đúng hay sai ?
Đúng B. Sai.
Câu6: (1đ)
1.Từ” xuân” nào trong hai câu thơ sau được dùng theo phương thức ẩn dụ:
 “Mùa xuân(1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”(2).
 (Hồ Chí Minh)
Xuân(1) B. Xuân(2)
2.Cách dùng từ “ xuân ”(2) ở câu trên thuộc phương thức phát triển từ vựng tiếng việt nào?
A. Tạo từ ngữ mới .
B. Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.
C. Mượn từ ngữ . 
3.Từ “xuân” (2) biểu thị ý nghĩa gì?
A. Sự trù phú tràn đầy sức sống.
B. Sự xanh tươi trẻ đẹp.
C. Sự phát triển đi lên.
D. Cả 3 ý trên. 
4. Cách dùng từ “xuân”(2) trong câu trên với cách dùng từ “xuân” trong câu: “Khi người ta đã 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.”(Hồ Chí Minh) có cùng phương thức chuyển nghĩa không?
A. Có. B. Không
Câu7:(1đ)
1.Điền đúng dấu câu vào những chỗ có gạch chéo trong đoạn văn sau: “Chợt ông lãolặng hẳn đi / chân tay nhũn ra / tưởng chừng như không cất lên được / (1) Có tiếng léo xéo ở gian trên.(2) Tiếng mụ chủ/ (3) Mụ nói cái gì vậy? (4) Mụ nói cái gì mà lào xáo thế ? (5) Trống ngực ông lão đập thình thịch .” (6) 
 (Kim Lân-Làng) 
2. Đoạn văn trên có mấy câu đặc biệt?
3 câu B. 2 câu 
C.1 câu D. 4 câu 
3. Câu 4, câu 5 trong đoạn văn trên có phải là câu nghi vấn không ?
Có B. Không
4. Mục đích sử dụng của câu 4 , câu 5 ở đoạn văn trên là gì ?
Để hỏi.
Để trần thuật.
Để bộc lộ cảm xúc.
Để nêu băn khoăn thắc mắc.
Câu 8: ( 1đ ).
1.Khi giao tiếp để tránh nói mơ hồ cần chú ý phương châm hội thoại nào ?
Phương châm về lượng.
Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
Phương châm cách thức.
2.Thành ngữ nào sau đây nói về sự vi phạm phương châm cách thức trong hội thoại.
Đánh trống lãng.
Nói úp, nói mở.
Ông nói gà, bà nói vịt.
Nói băm, nói bổ.
3.Nghĩa của thành ngữ “nói băm, nói bổ” là gì ?
Nói không hết, ỡm ờ, lấp lửng.
Nói gay gắt khó tiếp thu.
Nói bốp chát, xỉa xói thô bạo.
Lắm lời đanh đá, nói át người khác.
4. Cách “nói băm, nói bổ” đã vi phạm phương châm hội thoại nào ?
Phương châm lịch sự.
Phương châm quan hệ.
Phương châm cách thức.
Phương châm về lượng.
Câu 9: ( 1đ ) Điền thêm những thông tin cần thiết để hoàn chỉnh đoạn văn thuyết minh về tác giả Lê Minh Khuê.
Lê Minh Khuê .....................(1)quê....................................(2). Trong kháng chiến chống Mỹ gia nhập thanh niên xung phong, viết văn từ năm 1970. Lê Minh Khuê là .....................................................................(3) . Trong kháng chiến, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn ....................................................................................................................(4).
Phần II: Tự luận

Câu 1: Nêu suy nghĩ của em về nhan đề truyện ngắn: “ Bến quê ” của Nguyễn Minh Châu - Ngữ văn 9 - Tập II.
Câu 2: Tâm sự sâu kín của nhà thơ Nguyễn Duy qua bài thơ: “ ánh trăng ” - Ngữ văn 9 - Tập II.
Hết

Hướng dẫn chấm đề thi HSG lớp 9.
Môn ngữ văn

I/ Lưu ý chung.
Đề có hai phần:
Phần I: 
Trắc nghiệm gồm 9 câu, mỗi câu 1đ, mỗi ý 0,25đ .Mỗi ý chỉ có một đáp án đúng.HS lựa chọn hai đáp án thì không cho điểm.
Phần II:
Tự luận: Gồm hai câu. Câu 1: 3đ, câu 2: 8đ. đây là đề thi chọn HSG, phần này chính là để đánh giá kĩ năng làm bài, khả năng cảm thụ của thí sinh. Vì vậy giám khảo cần đánh giá chính xác về kiến thức, kĩ năng của thí sinh đồng thời chủ động linh hoạt trong việc cho điểm.
Ngoài việc HS phải đảm bảo cách thức trình bày, bố cục, chính tả, ngữ pháp, chữ viết và khả năng diễn đạt,bài làm của HS còn đảm bảo đựơc sự chính xác về kiến thức,sự sáng tạo và năng lực cảm thụ riêng.
Đề thi theo thang điểm 20, điểm toàn bài là điểm của các câu cộng lại.

II/ Hướng dẫn chấm cụ thể đề 1.
Phần I: Trắc nghiệm: 9đ. Mỗi câu 1đ. Mỗi ý 0,25đ.
Câu 1: 1đ. Mỗi ý 0,25đ.
D
A
D
B

Câu 2: 1đ. Mỗi ý 0,25đ. HS nối đúng như sau:

1. C
2. D
3. B
4. A

Câu 3: 1đ. Mỗi ý 0,25đ.
C.
A.
C.
D
 Câu 4: 1đ. HS sắp xếp đúng cho 0,25đ mỗi ý, nếu sai một tác phẩm không cho điểm ý đó. 
Giai đoạn từ thế kỷ Xđến thế kỷ XX: Phò giá về kinh; Bánh trôi nước; Bạn đến chơi nhà.
Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945: Muốn làm thằng cuội; Hai chữ nước nhà; Ông đồ.
Giai đoạn từ 1945 đến 1975:Rằm tháng giêng; Mưa; Tiếng gà trưa.
Giai đoạn từ 1975 đến nay:ánh trăng; Mùa xuân nho nhỏ; Nói với con.
Câu 5: 1đ. Mỗi ý 0,25đ.
C.
C.
D.
A.
Câu 6: 1đ. Mỗi ý 0,25đ.
B.
B.
D.
B.
Câu 7: 1đ. Mỗi ý 0,25đ.
HS điền đúng dấu câu ở các vị trí như sau thì cho 0.25đ:
 -Vị trí 1: dấu phẩy.
-Vị trí 2: dấu phẩy.
-Vị trị 3: dấuchấm lửng.
-Vị trí 4: dấu chấm lửng.
B.
B.
C.
Câu 8: 1đ. Mỗi ý 0,25đ.
D.
B.
C.
A.
Câu 9: 1đ. HS điền đúng các thông tin như sau thì cho mỗi một thông tin đúng 0,25đ.
(1): 1949.
(2): Tĩnh Gia, Thanh Hoá.
(3): Cây bút nữ chuyên viết tuyện ngắn.
(4): Bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần mới.
Phần II: Tự luận.
Câu1: 3đ. HS tự trình bày cảm xúc suy nghĩ của mình. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm sau: 
-Về hình thức: Trình bày có bố cục, lập luận rõ ràng, chặt chẽ, không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt, văn viết có cảm xúc. (0,5đ)
-Về nội dung: 
 Bài viết thể hiện được sự cảm nhận sâu sắc nhưng vừa có nét riêng về nhan đề truyện “Bến quê”.(0,5đ).
 HS có thể có những cảm nhận riêng tuy nhiên cần nêu được một số ý như sau:
+”Bến quê”gợi sự gắn bó thân thiết với gia đình làng xóm, quê hương...( 0,5đ)
+”Bến quê” là bến đỗ bình yên của mỗi con người sau những ngày đi xa...(0,5đ)
+”Bến quê”ở đây còn là niềm trăn trở, ân hận day dứt của một con người đã từng đặt chân lên mọi nẻo đường của đất nước nhưng lại chưa kịp khám phá tìm hiểu những gì quanh mình, cận kề mình.....(0,5đ)
+ “Bến quê”gợi khát vọng, ước mơ của con người,là lời mời gọi thiết tha,là lời nhắn gưỉ với con người hãy trân trọng những gì bình dị, gần gũi ...”Bến quê”luôn neo đậu vững chắc trong tâm hồn con người...(0,5đ) 
Câu2: (8đ)
1.Yêu cầu kỹ năng: Ngoài phần lưu ý chung cần chú ý đến khả năng cảm thụ, khả năng phân tích tổng hợp bình giá về nội dung và nghệ thuật để làm nổi bật tâm sự sâu kín của nhà thơ.
2.Yêu cầu về bố cục và kiến thức của bài viết.
+ Bài viết có bố cục rõ ràng không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt.... Văn viết có cảm xúc, luận điểm, lập luận rõ ràng, chặt chẽ.... (1đ) 
 +Bài viết giới thiệu được đôi nét về hoàn cảnh sáng tác và tác giả Nguyễn Duy: Cuộc kháng chiến đã khép lại, không mấy ai nhớ lại những kỹ niệm gian khổ trong quá khứ..”ánh trăng”giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín của nhà thơ...(0,5đ)
+ “ánh trăng không chỉ là đề tài quen thuộc mà với Nguyễn Duy,trăng vừa là niềm thơ,là biểu tượng đã qua của một đời người gắn với kĩ niệm...(0,5đ )
+ Kĩ niệm những ngày làm bạn với trăng:
 Nhớ kĩ niệm những ngày đã qua mà một thời gắn bó với vầng trăng gắn với đồng, với bể, với sông..chưa có dấu ấn ...(0,5đ )
 Lớn lên tham gia kháng chiến vầng trăng thành tri kỷ...(0,5đ )
+ Sự lãng quên vầng trăng tri kỹ của nhân vật trữ tình:
 Lý do của sự lãng quên: Sự thay đổi của hoàn cảnh sống...(0,5đ )
 Sự lãng quên của một lớp người... (0,5đ )
 Nhà thơ không phê phán ánh điện, cửa gương mà điều cốt yếu là làm sao để giá trị vật chất không điều khiển con người ...(0,5đ )
+ Niềm ân hận của tác giả và tấm lòng của vầng trăng:
 Niềm ân hận không nguôi khi nhận ra sự vô tình và bạc bẽo của mình...(1đ ) 
 Nhận ra sự vô tình song điều quan trọng là tự mình bước qua những lỗi lầm của mình...(1đ )
 Tấm lòng của “vầng trăng”, của nhân dân rộng lớn bao dung tha thứ cho mọi lỗi lầm của con người....(1đ )
+ ánh trăng là phẩm chất cao quí đẹp đẽ của vầng trăng ...(0,5đ )

( Lưu ý:giám khảo tuỳ vào bài viết để cho điểm.)















Đề thi học sinh giỏi
 (Thời gian 150 phút ) 
Phần 1: trắc nghiệm khách quan ( 9 điểm )
Câu I : 
1/ Nội dung nào đúng nhất với truyện ngắn Bến quê :
A. Truyện thật đơn giản nhưng mang tính triết lý , mang tính trải nghiệm sâu sắc .
B. Truyện thật phức tạp và mang tính triết lý trải nghiệm sâu sắc .
C. Truyện có ý nghĩa tổng kết về cuộc đời một con người .
D. Cả A và C .
E. Cả B và C .
2/ ý nào sau đây là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn Bến quê gửi đến người đọc ?
A. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người .
B. Hãy trân trọng những vẻ đẹp , những giá trị bình dị , gần gũi của cuộc sống quê hương .
C. “ Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành người” .
D. Trước khi đi ra ngoài hãy biết sống với quê hương của mình .
3/ ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất giá trị nhân đạo của tác phẩm Bến quê ? .
A. Tác phẩm thức tỉnh ở mỗi con người niềm trân trọng những vẻ đẹp và những giá trị bình dị gần gũi của cuộc sống gia đình , quê hương .
B. Tác phẩm đề cập đến những tình cảm thiêng liêng nơi sâu thẳm tâm hồn con người : Tình cảm gia đình , tình cảm anh em bè bạn .
C. Tác phẩm khắc hoạ cuộc sống của một con người trong những ngày cuối cùng của cuộc đời với nỗi khổ đau và niềm khao khát , cháy bỏng .
D. Tác phẩm thức tỉnh con người hãy biết tìm đến chỗ dựa tinh thần lớn lao của cuộc đời mỗi khi gặp khó khăn đó là gia đình và quê hương .
4/ Thành công xuất sắc của truyện ngắn Bến quê ?.
A. Khám phá thế giới nội tâm mang đầy ý nghĩa triết lý về con người .
B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu đạt và hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa : Nghĩa thực và nghĩa biểu tuợng .
C. Cả A và B .
Câu II : 
1/ Dòng nào đây chỉ ghi tên tác phẩm tự sự trung đại :
A. Truyện người con gái Nam Xương , Bàn về đọc sách , truyện cũ trong phủ chúa Trịnh .
B. Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh , truyện Kiều , Lặng lẽ Sa Pa 
C. Những ngôi sao xa xôi , Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh , Bến quê .
D. Hoàng Lê nhất thống chí , truyện người con gái Nam Xương , truyện cũ trong phủ chúa Trịnh .

2/ Nhận xét sau đây về văn bản tự sự nào ?
 Nội dung truyện chứa đựng những suy ngẫm , trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời , thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị gần gũi của cuộc sống .
 A. Chiếc lược ngà . B. Những ngôi sao xa xôi .
 C. Lặng lẽ Sa Pa . D. Bến quê .
3/ Tác phẩm tự sự nào đúng với nhận xét sau : 
 Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính , có cách dẫn truyện tự nhiên , ngôn ngữ sinh động , trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật .
 A. Lặng lẽ Sa Pa . B. Bến quê .
 C. Chiếc lược ngà . D. Những ngôi sao xa xôi .
4/ Đây là nhận xét về nét đặc sắc của văn bản tự nào ?.
Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lý có cánh kể truyện tự nhiên . Truyện còn hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa tự sự , trữ tình với bình luận .
 A. Người con gái Nam Xương . B. Lặng lẽ Sa Pa .
 C. Chiếc lược ngà . D. Lão Hạc .
Câu III : 
1/ Bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên được viết vào năm nào ? 
 A. Năm 1960 . B. Năm 1961 .
 C. Năm 1962. D. Năm 1963 .
2/ Trong bốn câu thơ đầu của bài thơ Con Cò nhà thơ muốn nói điều gì về người mẹ ? 
 A. Cuộc sống nghèo khó vất vả . B. Thân phận nhỏ bé phụ thuộc .
 C. Số phận nổi chìm , gian lao . D. Cuộc sống quẩn quanh bế tắc .
3/ Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai câu thơ “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con” ? 
A. Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi .
B. Ca ngợi người mẹ luôn yêu thương con ngay cả khi con đã lớn khôn .
C. Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của cha mẹ .
D. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người . 
4/ ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ Con Cò .
A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá .
B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao .
C. Thể thơ tự do , giọng điệu linh hoạt .
D. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lý 
Câu IV : 
1/ Đây là nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ nào ?
 Bài thơ theo thể năm tiếng , có nhạc điệu trong sáng thiết tha , gần gũi với dân ca , nhiều hình ảnh đẹp , giản dị , gợi cảm những so sánh ẩn dụ sáng tạo .
 A. Con Cò . B. Mùa xuân nho nhỏ .
 C .Nói với con . D. Sang thu .





2/ Đây là tác giả nào ? 
 Ông sinh năm 1928 quê tỉnh An Giang tham gia cách mạng từ 1945 . Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ ông hoạt động ở Nam Bộ . Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước .
 A. Nguyễn Quang Sáng . B. Viễn Phương .
 C. Thanh Hải . D. Bằng Việt .
3/ Đây là bài thơ nào ? 
Bài thơ bắt đầu từ lời tâm sự và kết thúc bằng một hình ảnh thật đẹp . Hình ảnh đó đã trở thành đầu đề cho một tập thơ .
 A. Bếp lửa . B. Đồng Chí .
 C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính D. ánh trăng .
4/ Nhận định nào đúng nhất phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ Bếp lửa ?
 A. Miêu tả và biểu cảm 
 B. Tự sự và nghị luận .
 C. Cả A và B .
Câu V : 
 1/ Trong các dòng sau , dòng nào chỉ ghi tên các văn bản Nhật dụng .
A. Động Phong Nha , Cô Tô , Vượt thác 
B. Mẹ tôi , Cổng trường mở ra , Đi bộ ngao du .
C. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ , Ca Huế trên sông Hương , Cổng trường mở ra .
D. Phong cách Hồ Chí Minh , Bàn về đọc sánh , Ôn dịch , thuốc lá .
2/ Người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra mong muốn điều gì cho con mình khi đến trường .
A. Con vui sướng vì đi đến trường có đủ đồ dùng học tập .
B. Con có mọi thứ đều mới để khoe với bạn bè .
C. Con đến trường để được học với thầy cô và bạn bè .
D. Con có ấn tượng sâu sắc về ngày đầu tiên đi học .
3/ Văn bản Ôn dịch, thuốc lá có sự kết hợp chặt chẽ của phương thức biểu đạt nào ?
 A. Lập luận và thuyết minh . B. Thuyết minh và tự sự .
 C. Tự sự và biểu cảm . D. Thuyết minh và biểu cảm .
4/ Nội dung của văn bản Ca Huế trên sông Hương đề cập đến vấn đề nào ? 
A. Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh Huế .
B. Ca ngợi vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế .
C. Ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái Huế .
D. Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương .
Câu VI : 
1/ Cách hiểu nào đúng về một từ nhiều nghĩa ? 
A. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau .
B. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ đồng nghĩa khác nhau .
C. Cả A và B .
2/ Câu thơ : Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng - Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
 A. Hoán dụ . B. ẩn dụ .
 C. So sánh . D. Nhân hoá .

3/ Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình thì trước hết chúng ta phải làm gì ? .
A. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ .
B. Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói .
C. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa .
D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu .
4/ Trong các câu sau câu nào sai về lỗi dùng từ .
A. Vì còn nhiều nhược điểm nên bạn An chưa đạt học sinh tiên tiến .
B. Vì có nhiều yếu điểm nên bạn An đạt học sinh tiên tiến . 
Câu VII :
1/ Khả năng kết hợp của tính từ để tạo thành cụ tính từ .
A. Kết hợp về phía trước .
B. Kết hợp về phía sau .
C. Kết hợp cả về phía trước và phía sau .
2/ Từ “ Băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ ? 
A. Anh cứ băn khoăn không hiểu mình là người đúng hay sai .
B. Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi .
C. Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn .
D. Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh mãi .
3/ Câu văn “ Blăng- sốt hổ thẹn lặng ngắt và quằn quại , dựa vào tường hai tay ôm lấy ngực” thuộc loại câu nào ? 
 A. Câu đơn . B. Câu đặc biệt .
 C. Câu ghép có từ nối . D. Câu ghép không có từ nối .
4/ Trong những câu dưới đây câu nào thuộc kiểu câu cầu khiến ?
A. Sao thế , ai mà chẳng có bố . 
B. Cháu ... cháu không có bố .
C. Thôi nào... đừng buồn nữa cháu ơi và về nhà mẹ cháu với bác đi . 
D. Bác có muốn làm bố cháu không ? 
Câu VIII :
1/ Lợi ích của việc học Hội thoại là : 
A. Biết phân chia lượt lời .
B. biết giữ quan hệ thứ bậc và khoảng cánh đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp .
C. Việc giao tiếp đạt hiệu quả hơn .
D. Cả A , B và C .
2/ Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
 A. Phương châm về lượng . B. Phương châm về chất .
 C. Phương châm quan hệ . D. Phương châm lịch sự .
3/ Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? 
Lan hỏi Bình :
	- Cậu có biết trường Đại Học Bách khoa Hà Nội ở đâu không ? 
	- Thì ở Hà Nội chứ ở đâu . 
 A. Phương châm về chất . B. Phương châm về lượng .
 C. Phương châm lịch sự . D. Phương châm cách thức .



4/ Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi :
Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại : Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn . (Theo Ngữ văn 9 – Tập 1 ) 
 Từ “chúng tôi” trong câu văn trên được ai dùng ? 
 A. Các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới . B. Tất cả trẻ em trên thế giới .
 C. Tất cả công dân trên thế giới . D. Tất cả phụ nữ trên thế giới.
Câu IX : 
1/ Điều nào không nên làm khi viết bài nghị luận về tác phẩm tự sự .
A. Đọc kỹ yêu cầu đề bài .
B. Xác định tác giả , tác phẩm là đối tượng nghị luận .
C. Căn cứ vào tư tưởng , chủ đề , đặc điểm , tính cánh nhân vật được phản ánh trong tác phẩm .
D. Nhận xét đánh giá tác phẩm khác của cùng tác giả mà mình yêu thích hơn .
2/ Yêu cầu nào không cần thiết khi viết bài nghị luận về bài thơ , đoạn thơ ?
A. Bố cục bài viết mạch lạc .
B. Các ý liên kết chặt chẽ .
C. Lời văn gợi cảm chân thành .
D. Ngôn ngữ trau chúôt , bóng bẩy .
3/ Điều gì cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ?
A. Sử dụng đúng lúc , đúng chỗ .
B. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh .
C. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh .
D. làm đối tượng thuyết minh được nổi bật .
4/ Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
Sài Gòn vẫn trẻ . Tôi thì đương già . Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của đát nước thì cái đô thị này còn xuân chán . Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt , miễm là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cánh tưới tiêu , chăm bón , trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này .
Tôi yêu Sài Gòn da diết ... Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào , vào buổi chiều lộng gió nhớ thương dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã , bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh ( Theo Ngữ văn 7- Tập 1 ) 
 A. Tự sự . B. Thuyết minh .
 C. Nghị luận . D. Biểu cảm .
Phần 2 : tự luận ( 11 điểm )
Câu I : ( 4 điểm ) 
 Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ sau : 
Ta làm con chim hót 
Ta làm một nhành hoa 
Ta nhập vào hoà ca 
Một nốt trầm xao xuyến 

	Một mùa xuân nho nhỏ 
	Lặng lẽ dâng cho đời 
	Dù là tuổi hai mươi 
	Dù là khi tóc bạc 
( Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải ) 
Câu II : ( 7 điểm ) 	
	 Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ nhận xét : “ Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường những nghịch lý , ngẫu nhiên , vượt ra ngoài những dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của người ta ‘’.
Đáp án môn ngữ văn 9 
đề 4	Phần 1 : Trắc nghiệm khách quan ( 9 điểm )
- Phương án trả lời đúng :
Câu I : 1. D ; 2. B ; 3. A ; 4. C 
Câu II : 1. D ; 2. D ; 3. D ; 4. B 
Câu III : 1. C ; 2. A ; 3. D ; 4. B 
Câu IV : 1. B ; 2. B ; 3. B ; 4. C 
Câu V : 1. C ; 2. D ; 3. D ; 4. B 
Câu VI : 1. C ; 2. B ; 3. A ; 4. B 
Câu VII : 1. C ; 2. B ; 3. A ; 4. C 
Câu VIII : 1. D ; 2. D ; 3. B ; 4. A 
Câu IX : 1. D ; 2. D ; 3. C ; 4 . D 
- Hướng dẫn cho điểm : trả lời đúng mỗi ý trong từng câu cho ( 0,25 đ ) 
Phần 2 : Tự luận ( 11 đ )	Câu I : (4 đ ) 
Yêu cầu học sinh phân tích và làm rõ được :
- Phép trùng điệp : “ Ta làm” ; “ Ta nhập vào ”cùng với hình ảnh ẩn dụ”Mùa xuân “đã diễn tả tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước , được cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung ( 1, 5 đ ) .
- Khát vọng đó thể hiện chân thành trong các hình ảnh thơ đẹp, giản dị và tự
 nhiên ( 1,5 đ ) .
+ Giữa mùa xuân đất nước tác giả xin làm “một con chim hót ” , “một nhành hoa ” .
+ Giữa bản hoà ca tươi vui đầy sức sống nhà thơ xin làm “ Một nốt nhạc trầm xao xuyến ” , chỉ là nhỏ bé, ít ỏi .
+ “ Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời ” mang vẻ đẹp giản dị khiêm nhường thể hiện một khát vọng chân thành ,tha thiết .
- Giọng thơ nhỏ nhẹ ,sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người trong sáng lung linh của một nhân sinh quan cao đẹp : Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến phần tinh tuý dù là nhỏ bé cho đất nước . Đó là chính là ý nghĩa cao quý của đời người ( 1đ ) 
Câu II : ( 7 đ ) 
A/ Thể loại : Phân tích một tác phẩm tự sự và có dẫn chứng minh hoạ làm rõ nội dung của một nhận định .
B/ Hình thức : 
- Đảm bảo bài viết là một văn bản hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, hợp lý .
- Chữ viết đẹp ,sạch sẽ không sai lỗi chính tả ngữ pháp lỗi dùng từ . Cách trình bầy mạch lạc sáng sủa . Bài viết thể hiện được năng lực phân tích một tác phẩm tự sự .
C/ Nội dung : 
1/ Phân tích tình huống truyện : ( 2 đ ) 
- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt : Đã từng đi khắc nơi cuối đời bị buộc chặt vào giường bệnh khi đó mới nhận ra vẻ đẹp và giá trị truyền thống bình dị , gần gũi của cuộc đời .
- Tình huống truyện trớ trêu như một nghịch lý : 
+ Vào một buổi sáng khi Nhĩ muốn nhích mình ra cửa sổ thì khó khăn như phải đi hết cả một vòng trái đất .
+ Khi phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông nhưng anh biết mình không bao giờ có thể đặt chân lên được .
+ Nhĩ nhờ con trai thực hiện khao khát đó nhưng cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất t

File đính kèm:

  • docDe thi HSG lop 9 cap Truong mon Ngu van.doc