Đề thi chọn học sinh giỏi lần II - Môn: Sinh Học

doc12 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lần II - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC QUY NHƠN ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI LẦN II
 MÔN : SINH HỌC
 THỜI GIAN : 120 PHÚT
 NĂM HỌC : 2006- 2007
)I TRẮC NGHIỆM : (6,0 ĐIỂM) 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu đúng:
1.Trong một đơn phân của adn nhóm photphat gắn với gốc đường ở vị trí :
Nguyên tử cacbon số 1 của đường 
Nguyên tử cacbon số 2 của đường 
Nguyên tử cacbon số 3 của đường 
Nguyên tử cacbon số 4 của đường 
Nguyên tử cacbon số 5 của đường 
2.Một phân tử mARN gồm hai loại ribônucêôtit A và U thì số loại bộ ba phiên mã trong ARN có thể là:
A. 8 loại B. 6 loại C. 4 loại D. 2 loại E. 10 loại .
3.Trong NST các phân tử histon liên kết với ADN bằng : 
A.Mối liên kết đồng hóa trị .
B. Mối liên kết hyđrô.
C.Mối liên kết photphodieste.
D.Mối liên kết tĩnh điện .
E.Lực hấp dẫn giữa các phân tử nhỏ .
4.Một tế bào sinh dục cái của lúa (2n = 24 NST) trãi qua 10 đợt nguyên phân ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng ,kết thúc vùng chín tạo giao tử .Số lượng thoi vô sắc cần được hình thành trong các kì phân bào của cả quá trình là: 
A. 11263 B. 2048 C. 11264 D. 4095 E. 4096 .
5.Đơn phân của ADN và đơn phân của ARN phân biệt nhau bởi :	
A.Nhóm photphat B.Gốc đường C. Một loại bazơ nitric 
D. Cà A và B E. Cả B và C 
6.Yếu tố cần và đủ để quy định tính đặc trưng của ADN là:
A.Số lượng nclêôtit B. Thành phần của các loại nuclêôtit 
C. Trình tự phân bố các loại nuclêôtit D. Cả A và B E. Cả B và C 
6.Tính trạng lặn là tính trạng :
A.Không biểu hiện ở cơ thể lai . C.Không biểu hiện ở thể dị hợp 
B.Không biểu hiện ở F1 D. Có hại cho cơ thể sinh vật E. Chỉ biểu hiện ở F2
7.Qúa trình tổng hợp ARN xảy ra ở bộ phận nào của tế bào ? 
A. Nhân B.NST C. Nhân con D.Eo thứ nhất E.Eo thứ hai .
8.Bộ phận nào của NST là nơi tích tụ nhiều rARN ?
A.Tâm động B.Eo sơ cấp C.Eo thứ cấp D.Thể kèm E. Hạt mút .
9.Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây ,dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?
A.Đảo đọan NST B. Mất đọan NST C. Lặp đọan NST D.Chuyển đọan không tương hổ
E.Chuyển đọan tương hổ .
10.Sự kiện quan trọng nhất của giảm phân để phân biệt với nguyên phân về mặt di truyền học là:
A.Nhân đôi NST B. Phân li NST C.Trao đổi chéo NST D.Tổ hợp tự do của NST
E.Kiểu tập trung của NST ở kì giữa của giảm phân I
11.Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST theo chiều dọc là :
A .NST B.Crômatit C.Oâctame D.Nuclêôxôm E.Chuỗi 10 nuclêôxôm .
12.Trên NST tâm động có vai trò điều khiển quá trình :
A.Tự nhân đôi của NST B.Vận động của NST trong phân bào 
C.Bắt cặp của các cặp NST tương đồng D.Hình thành trung tử E.Hình thành thoi vô sắc .
II) TỰ LUẬN : (14 ĐIỂM) 
CÂU 1:Điểm giống nhau giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến ? (2,0 điểm) 
-Cả hai đều là biến dị di truyền qua giao tử vào hợp tử để di truyền qua các thế hệ .
-Cả hai đều thuộc biến dị vô hướng có thể có lợi ,có hại hay trung tính 
-Có thể xuất hiện những biến dị mới chưa có ở bố mẹ hay tổ tiên.
_ Đều là những biến dị có liên quan đến biến đổi vật chất di truyền .
CÂU 2:Điểm khác nhau về cấu trúc giữa ADN và mARN :(3,0 điểm) trang 156
CÂU 3:Phân biệt hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm 
CÂU 4:cho giao phấn giữa 2 cây, người ta thu được F1 đồng loại giống nhau. Cho F1 giao phấn với 2 cây khác, thu được kết quả như sau:
Với cây thư nhất, thu được tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:
9 cây thân cao, quả tròn, lá chẻ
3 cây thân cao, quả tròn, lá nguyên
18 thân cao, quả bầu dục, lá chẻ
6 thân cao, quả bầu dục, lá nguyên
9 cây thân cao, quả dài, lá chẻ
3 cây thân cao, quả dài lá, nguyên
3 cây thân thấp, quả tròn, lá chẻ
1 cây thân thấp, quả tròn, lá nguyên
6 cây thân thấp, quả bầu dục, lá chẻ
2 cây thân thấp, quả bầu dục, lá nguyên
3 cây thân thấp, quả dài, lá chẻ
1 cây thân thấp, quả dài, lá nguyên
Với cây thứ 2 cũng thu được 12 kiểu hình khác nhau nhưng với tỷ lệ là 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 :1 :1 : 1 : 1
Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen qui định, các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau và tính trạng quả tròn trội so với quả dài.
Viết sơ đồ giao phấn từ P đến F1
Viết sơ đồ giao phấn giữa F1 với cây thứ nhất
Viết sơ đồ giao phấn giữa F1 với cây thứ hai
Viết sơ đồ giao phấn khi cho F1 khi cho lai phân tích
GIẢI:
Sơ đồ lai từ P đến F1:
Xét từng tính trạng ở F2 trong phép lai giữa F1 với cây thứ nhất:
- Về chiều cao cây:
cây cao
=
9 + 3 + 18 + 6 + 9 + 3
=
48
=
3 : 1
cây thấp
3 + 1 + 6 + 2 + 3 + 1
16
Tỷ lệ 3 : 1 tuân theo định luật phân ly của Menđen. Suy ra thân cao là trội so với cây thân thấp.
Qui ước: A : cây cao, -a : cây thấp
Và phép lai của cặp tính trạng này ở F1 là: Aa x Aa
- Về hình dạng quả:
quả tròn: quả bầu dục: quả dài = ( 9 + 3 + 3 +1 ) : ( 18 + 6 + 6 + 2 ) : ( 9 + 3 + 3 + 1 )= 1:2:1
Tỷ lệ của qui luật phân ly với hiện tượng trội không hoàn toàn. Từ đề bài suy ra tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so vớ quả dài.
Qui ước: B: quả tròn; b: quả dài
Kiểu gen: BB: quả tròn; Bb: quả bầu dục
	bb: quả dài
Và ghép lai của cặp tính trạng này ở F1 là: Bb x Bb
- Về hình dạng lá:
Lá chẻ
=
9 + 3 + 18 + 6 + 9 + 3
=
48
=
3 : 1
lá nguyên
3 + 1 + 6 + 2 + 3 + 1
16
Tỷ lệ tuân theo định luật phân ly của Menđen và lá chẻ là trội hoàn toàn so với lá nguyên
Qui ước: D: lá chẻ; d: lá nguyên
Và phép lai ở cặp tính trạng này ở F1 là: Dd x Dd
Tổng hợp ba tính trạng suy ra phép lai ở F1 AaBbDd x AaBbDd
F1 có kiểu gen đồn loạt là AaBbDd. Vậy P phải thuần chủng và mang 3 cặp gen đối lập nhau. Do đó phép lai P có thể là 1 trong 3 trường hợp sau:
P:	AABBDD	x	aabbdd
P:	AABBdd	x	aabbDD
P:	AAbbDD	x	aaBBdd
P:	aaBBDD	x	AAbbdd
Sơ đồ lai:
* Trường hợp 1:
P:	AABBDD	x	aabbdd
GP:ABD	abd
F1 : AaBbDd
100% cây cao, quả bầu dục, lá chẻ
* Trường hợp 2:
P: AABBdd	x	aabbDD
GP: ABd	abD
F1 : AaBbDd
100% cây cao, quả bầu dục, lá chẻ
* Trường hợp 3:
P: AAbbDD	x	aaBBdd
GP:AbD	x	aBd
F1 :	 AaBbDd
100% cây cao, quả bầu dục, lá chẻ
* Trường hợp 4:
P: aaBBDD	x	AAbbdd
GP: aBD	x	Abd
F1 : AaBbDd
100% cây cao, quả bầu dục, lá chẻ
2) Sơ đồ lai giữa F1 với cây thứ nhất:
Từ kết quả câu 1: F1 : AaBbDd	x AaBbDd
Tỷ lệ kiểu hình ở F2 là: 9:3:18 : 6 : 9 : 3 : 3 : 1 : 6 : 2 : 3
	= ( 3 : 1 ) ( 1 : 2 : 1 ) ( 3 : 1 )
- Tỷ lệ 3 : 1 thứ nhất được tạo ra từ
F1 : Aa Aa --> F2 : 3A- : 1aa
- Tỷ lệ 1 : 2 : 1 tạo ra từ:
F1 : Bb x Bb --> F2 1 BB : 2 Bb : 1 bb
- Tỷ lệ 3 : 1 thứ hai được tạo ra từ:
F1 : Dd x Dd --> F2 : 3D- : 1dd
Sơ đồ lai:
F1: (3A- : 1aa) (1BB : 2Bb : 1bb) (3D- : 1dd)
F2: 9A-BBD- : 3A-BBdd : 18A-BbD-: 6A-Bbdd : 9A-bbD- : 3A-bbđ : 3aaBBD- : 1aaBBdd :
	: 6aaBbD- : 2aa Bbdd: 3aabbD-:1 aabbdd.
Kiểu hình:
 9 cây cao, quả tròn, lá chẻ
3 cây cao, quả tròn, lá nguyên
18 cây cao, quả bầu dục, lá chẻ
6 cây cao, quả bầu dục, lá nguyên
9 cây cao, quả dài, lá chẻ
3 cây cao, quả dài, lá nguyên
3 cây thấp, quả tròn, lá chẻ
1 cây thấp, quả tròn, lá nguyên
6 cây thấp, quả bầu dục, lá chẻ
2 cây thấp, quả bầu dục, lá nguyên
3 cây thấp, quả dài, lá chẻ
1 cây thấp, quả dài, lá nguyên.
Sơ đồ lai F1 với cây thứ hai:
 Tỷ lệ kiểu hình F2 là : 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 :1 :1 :1 :1 = (3:1) (1:2:1) (1:1)
Tỷ lệ 1 : 2 :1 được tạo từ phép lai:
 F1 : Bb x Bb -> F2 : 1BB :2Bb :1 bb
Tỷ lệ 3 : 1 được tạo ra từ phép lai:
 F1 : Aa x Aa -> F2 : 3A- :1 aa
 (hoặc F1 : Dd x Dd -> F2 :3D- : 1 dd)
Tỷ lệ 1 : 1 được tạo từ phép lai phân tích :
 F1 : Dd x dd -> F2 : 1 Dd : 1dd
(hoặc F1 : Aa x aa -> F2  : 1 Aa : 1 aa)
Vậy F1 dị hợp 3 cặp gen : AaBbDd và cây thứ hai lai với F1 dị hợp 2 cặp gen là AaBbdd hoặc aaBbDd
Sơ đồ lai:
Trường hợp 1 :
F1 : AaBbDd x AaBbdd
F2 : (3A- : 1 aa) (1 BB : 2 Bb : 1 bb) (1 Dd : 1 dd)
F2 : 3A-BBDd : 3A-BBdd : 6A-BbDd :6 A-Bbdd : 3 A-bbDd:
 3 A-bbdd : 1 aaBBDd : 1 aaBBdd : 2 aaBbDd : 2 aaBbdd:
 1 aabbDd : 1 aabbdd
Kiểu hình:
6 cây cao, quả bầu dục, lá chẻ
6 cây cao, quả bầu dục, lá nguyên
3 cây cao, quả tròn, lá chẻ
3 cây cao, quả tròn, lá nguyên
3 cây cao, quả dài, lá chẻ
3 cây cao, quả dài, lá nguyên
2 cây thấp, quả bầu dục, lá chẻ
2 cây thấp, quả bầu dục, lá nguyên
1 cây thấp, quả tròn, lá chẻ
1 cây thấp, quả tròn, lá nguyên
1 cây thấp, quả dài, lá chẻ
1 cây thấp, quả dài, lá nguyên
Trường hợp 2:
F1 : AaBbDd x aaBbDd
F2 : (1 Aa : 1 aa) ( 1 BB : 2 Bb : 1 bb) (3D- : 1 dd)
F2 : 3 AaBBD-: 1 AaBBdd : 6AaBbD- : 2AaBbdd : 3 AabbD-:
 1 Aabbdd : 3âBBD-: 1aaBBdd : 6 aaBbD-: 2 aaBbdd:
 3 aabbD- : 1 aabbdd
Kiểu hình:
6 cây cao, quả bầu dục, lá chẻ
6 cây thấp, quả bầu dục. lá chẻ
3 cây cao, quả tròn, lá chẻ
3 cây cao, quả dài, lá chẻ
3 cây thấp, quả bầu dục, lá chẻ
2 cây cao, quả bầu dục, lá nguyên
2 cây thấp, quả bầu dục. lá nguyên
1 cây cao, quả tròn, lá nguyên
1 cây cao, quả dài, lá nguyên
1 cây thấp, quả tròn, lá nguyên
1 cây thấp, quả dài, lá nguyên
4) Cho F1 lai phân tích :
 F1 : AaBbDd x aabbdd
 GF1 : ABD, ABd, AbD Abd
 aBD, aBd, abD, abd abd
 F2 : AaBbDd : AaBbdd : AabbDd : Aabbdd:
 aaBbDd : aaBbdd : aabbDd : aabbdd
 Kiểu hình:
 1 cây cao, quả bầu dục, lá chẻ
 1 cây cao, quả bầu dục, lá nguyên
1 cây cao, quả dài, lá chẻ
1 cây cao, quả dài, lá nguyên
1 cây thấp, quả bầu dục, lá chẻ
1 cây thấp, quả bầu dục. lá nguyên
1 cây thấp, quả dài, lá chẻ
1 cây thấp, quả dài, lá nguyên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUY NHƠN
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP THÀNH PHỐ LẦN II
 MÔN : SINH HỌC 9
THỜI GIAN : 12O PHÚT
 NĂM HỌC : 2007-2008
---*----*----*
CÂU 1:Điểm giống nhau giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến ? (2,0 điểm) 
CÂU 2:So sánh vị trí và cấu tạo của tuỷ sống và trụ não? (5,0 điểm)
CÂU3: Vì sao MenDen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu(1,5 Đ)
CÂU 4:(5,5 Đ) Cho giao phấn giữa 2 cây, người ta thu được F1 đồng loại giống nhau. Cho F1 giao phấn với 2 cây khác, thu được kết quả như sau:
Với cây thư nhất, thu được tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:
9 cây thân cao, quả tròn, lá chẻ
3 cây thân cao, quả tròn, lá nguyên
18 thân cao, quả bầu dục, lá chẻ
6 thân cao, quả bầu dục, lá nguyên
9 cây thân cao, quả dài, lá chẻ
3 cây thân cao, quả dài lá, nguyên
3 cây thân thấp, quả tròn, lá chẻ
1 cây thân thấp, quả tròn, lá nguyên
6 cây thân thấp, quả bầu dục, lá chẻ
2 cây thân thấp, quả bầu dục, lá nguyên
3 cây thân thấp, quả dài, lá chẻ
1 cây thân thấp, quả dài, lá nguyên
Với cây thứ 2 cũng thu được 12 kiểu hình khác nhau nhưng với tỷ lệ là 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 :1 :1 : 1 : 1
Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen qui định, các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau và tính trạng quả tròn trội so với quả dài.
1)Xác định kiểu gen và kiểu hình ở P và F 1 (không cần viết sơ đồ giao phấn từ P đến F1)
2)Viết sơ đồ giao phấn giữa F1 với cây thứ nhất
Viết sơ đồ giao phấn khi cho F1 lai phân tích.
Câu 5 (6,0 Đ) : Hai gen có chiều dài và tỷ lệ từng loại nuclêôtit giống nhau. Hai gen đó nhân đôi 1 số đợt đòi hỏi môi trường cung cấp 33600 nuclêôtit, trong đó có 6720 ađênin.
 Cho biết mỗi gen có số nuclêôtit trong giới hạn từ 1200 đến 3000.
Tính tỷ lệ và số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
Gen thứ nhất có mạch gốc 35% ađênin và 15% guanin. Mỗi gen con tạo ra từ gen thứ nhất sao mã 1 lần thì số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp là bao nhiêu?
Gen thứ 2 có mạch gốc chứa 15% ađênin và 35% guanin. Trong quá trình sao mã của các gen con tạo ra từ gen thứ hai, môi trường đã phải cung cấp 4320 ribônuclêôtit loại uraxin .
Tính số lần sao mã của mỗi gen con tạo ra từ gen thứ hai
b-Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho các gen con tạo ra từ gen thứ hai sao mã.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: SINH HỌC 9
-----*----*----*----
CÂU 1:Điểm giống nhau giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến ? (2,0 điểm) 
-Cả hai đều là biến dị di truyền qua giao tử vào hợp tử để di truyền qua các thế hệ .
-Cả hai đều thuộc biến dị vô hướng có thể có lợi ,có hại hay trung tính 
-Có thể xuất hiện những biến dị mới chưa có ở bố mẹ hay tổ tiên.
_ Đều là những biến dị có liên quan đến biến đổi vật chất di truyền .
CÂU 2:So sánh vị trí và cấu tạo của tuỷ sống và trụ não? (5,0 điểm)
Tuỷ sống
Trụ não
Vị trí
Chức năng
Vị trí
Chức năng
Bộ phận trung ương
Chất xám
Ở giữa tuỷ sống thành dải liên tục (0,5 đ)
Căn cứ thần kinh (trung khu)
(0,5đ)
Phân thành các nhân xám
(0,5đ)
Căn cứ thầnh kinh
(0,5đ)
Chất trắng
Bao quanh chất xám
(0,5đ)
Dẫn truyền dọc
(0,5đ)
Bao phía ngoài các nhân xám
(0,5đ)
Dẫn truyền dọc và nối 2 bán cầu tiểu não(0,5đ)
Bộ phận ngoại biên ( dây thần kinh)
Dây thần kinh pha
(31 đôi)
(0,5 đ)
3 loại: dây cảm giác
 dây vận động và dây pha
 thuộc dây thần kinh não (0,5 đ)
CÂU3: Vì sao MenDen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu(1,5 Đ)
Trả lời: Vì có ba thuận lợi cơ bản 
-Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng một năm.
-Cây đậu Hà Lan có khả năng thụ phấn cao độ do cấu tạo của hoa ,nên tránh được sự tạp giao trong lai giống ..
-Có nhiều tính trạng đối lập và tính trạng đơn gen . 
CÂU 4:(5,5 Đ)
GIẢI:
1)Xác định kiểu gen và kiểu hình cuả P và F1: (2,5 Đ)
Xét từng tính trạng ở F2 trong phép lai giữa F1 với cây thứ nhất:
- Về chiều cao cây:
cây cao
=
9 + 3 + 18 + 6 + 9 + 3
=
48
=
3 : 1
cây thấp
3 + 1 + 6 + 2 + 3 + 1
16
Tỷ lệ 3 : 1 tuân theo định luật phân ly của Menđen. Suy ra thân cao là trội so với cây thân thấp.
Qui ước: A : cây cao, -a : cây thấp
Và phép lai của cặp tính trạng này ở F1 là: Aa x Aa (0,5 Đ)
- Về hình dạng quả:
quả tròn: quả bầu dục: quả dài = ( 9 + 3 + 3 +1 ) : ( 18 + 6 + 6 + 2 ) : ( 9 + 3 + 3 + 1 )= 1:2:1
Tỷ lệ của qui luật phân ly với hiện tượng trội không hoàn toàn. Từ đề bài suy ra tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so vớ quả dài.
Qui ước: B: quả tròn; b: quả dài
Kiểu gen: BB: quả tròn; Bb: quả bầu dục
	bb: quả dài
Và phép lai của cặp tính trạng này ở F1 là: Bb x Bb (0,5Đ)
- Về hình dạng lá:
Lá chẻ
=
9 + 3 + 18 + 6 + 9 + 3
=
48
=
3 : 1
lá nguyên
3 + 1 + 6 + 2 + 3 + 1
16
Tỷ lệ tuân theo định luật phân ly của Menđen và lá chẻ là trội hoàn toàn so với lá nguyên
Qui ước: D: lá chẻ; d: lá nguyên
Và phép lai ở cặp tính trạng này ở F1 là: Dd x Dd (0,5 Đ)
Tổng hợp ba tính trạng suy ra phép lai ở F1 AaBbDd x AaBbDd
F1 có kiểu gen đồn loạt là AaBbDd. Vậy P phải thuần chủng và mang 3 cặp gen đối lập nhau. Do đó phép lai P có thể là 1 trong 4 trường hợp sau:
P:	AABBDD	x	aabbdd
P:	AABBdd	x	aabbDD (1,0Đ)
P:	AAbbDD	x	aaBBdd
P:	aaBBDD	x	AAbbdd
2) Sơ đồ lai giữa F1 với cây thứ nhất:(2,0 Đ)
Từ kết quả câu 1: F1 : AaBbDd	x AaBbDd
Tỷ lệ kiểu hình ở F2 là: 9:3:18 : 6 : 9 : 3 : 3 : 1 : 6 : 2 : 3
	= ( 3 : 1 ) ( 1 : 2 : 1 ) ( 3 : 1 )
- Tỷ lệ 3 : 1 thứ nhất được tạo ra từ
F1 : Aa Aa --> F2 : 3A- : 1aa
- Tỷ lệ 1 : 2 : 1 tạo ra từ:
F1 : Bb x Bb --> F2 1 BB : 2 Bb : 1 bb
- Tỷ lệ 3 : 1 thứ hai được tạo ra từ:
F1 : Dd x Dd --> F2 : 3D- : 1dd
Sơ đồ lai:
F1: (3A- : 1aa) (1BB : 2Bb : 1bb) (3D- : 1dd)
F2: 9A-BBD- : 3A-BBdd : 18A-BbD-: 6A-Bbdd : 9A-bbD- : 3A-bbđ : 3aaBBD- : 1aaBBdd :
	: 6aaBbD- : 2aa Bbdd: 3aabbD-:1 aabbdd.
Kiểu hình:
 9 cây cao, quả tròn, lá chẻ
3 cây cao, quả tròn, lá nguyên
18 cây cao, quả bầu dục, lá chẻ
6 cây cao, quả bầu dục, lá nguyên
9 cây cao, quả dài, lá chẻ
3 cây cao, quả dài, lá nguyên
3 cây thấp, quả tròn, lá chẻ
1 cây thấp, quả tròn, lá nguyên
6 cây thấp, quả bầu dục, lá chẻ
2 cây thấp, quả bầu dục, lá nguyên
3 cây thấp, quả dài, lá chẻ
1 cây thấp, quả dài, lá nguyên.
2) Cho F1 lai phân tích : (1,0 Đ)
 F1 : AaBbDd x aabbdd
 GF1 : ABD, ABd, AbD Abd
 aBD, aBd, abD, abd abd
 F2 : AaBbDd : AaBbdd : AabbDd : Aabbdd:
 aaBbDd : aaBbdd : aabbDd : aabbdd
 Kiểu hình:
 1 cây cao, quả bầu dục, lá chẻ
 1 cây cao, quả bầu dục, lá nguyên
1 cây cao, quả dài, lá chẻ
1 cây cao, quả dài, lá nguyên
1 cây thấp, quả bầu dục, lá chẻ
1 cây thấp, quả bầu dục. lá nguyên
1 cây thấp, quả dài, lá chẻ
1 cây thấp, quả dài, lá nguyên
CÂU 5: (6,0 Đ)
 1 – Tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen:
 Hai gen có chiều dài và tỷ lệ từng loại nuclêôtit giống nhau; nhân đôi 1 số đợt bằng nhau. Do đó số nuclêôtit môi trường cung cấp cho mỗi gen bằng nhau, bằng
 33600 : 2 = 16800 nu. (0,25 Đ)
 Gọi N là số lượng nuclêôtit và x là số lần nhân đôi của mỗi gen. Ta có:
 x, N nguyên, dương.
 1200 =< N =< 3000
 và ( 2x – 1) N= 16800
x = 1 => N = 16800 nu, loại 
x = 2 => N = 16800 : 3 = 5600 nu, loại.
x = 3 => N = 16800 : 7 = 2400 nu, nhận.
x = 4 => N = 16800 : 15 = 1120 nu, loại
 Suy ra : mỗi gen có 2400 nuclêôtit và đã nhân đôi 3 lần (0,5 Đ)
 Tỷ lệ nuclêôtit loại A lấy của môi trường bằng tỷ lệ loại A chứa trong gen là:
 A = 6720/33600 . 100% = 20%
 Vậy mỗi gen có tỷ lệ và số lượng từng loại nuclêôtit là:
 A = T = 20% = 20% . 2400 = 480 nu
 G = X = 50% - 20% = 30%
 = 30% . 2400 = 720 nu (1,0 Đ)
 2- Số lượng từng loại ribônuclêôtit của môi trường :
 Số lượng ribônuclêôtit của mỗi phân tử ARN :
 2400 : 2 = 1200 ribônu (0,25 Đ)
 Mạch gốc của gen thứ nhất có : Agốc = 35% ; Ggốc = 15%
 Suy ra số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN đựơc tạo ra gen từ gen thứ nhất là :
 rU = Agốc = 35% . 1200 = 420 ribônu
 rA = Agen - rU = 480 – 420 = 60 ribônu
 rX = Ggốc = 15%. 1200 = 180 ribônu
 rG = Ggen - Ggốc = 720 – 180 = 540 ribônu
 Gen thứ nhất nhân đôi 3 lần tạo 23 = 8 gen con. Mỗi gen con sao mã 1 lần nên tổng số lần sao mã của gen là 8.
 V ậy số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho các gen con tạo ra từ gen thứ nhất sao mã: 
 rU = 420 . 8 = 3360 ribônu
 rA = 60 . 8 = 480 ribônu.
 rG = 540 . 8 = 4320 ribônu
 rX = 180 . 8 = 1440 ribônu (1,5 Đ)
 3-
Số lần sao mã: (2,0 Đ)
 Mạch gốc của gen thứ hai có: Agốc = 15% . 1200 = 180 ribônu
 Suy ra số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN tạo ra từ gen thứ hai:
 rU = Agốc = 15% .1200 = 180 ribônu
 rA = Agen – rU = 480 – 180 = 300 ribônu
 rX = Ggốc = 35% . 1200 = 420 ribônu
 rG = Ggen – rX = 720 – 420 = 300 ribônu
 Gen thứ hai nhân đôi 3 lần tạo 23 = 8 gen con với tổng số lần sao mã là:
 rUmôi trường/ rUcủa ARN = 4320/180 = 24 lần
 Vậy số lần sao mã của mỗi gen con là:
 24 : 8 = 3lần
Số lượng từng loại ribônuclêôtit (1,0 Đ)
 Môi trường cung cấp cho các gen con tạo ra từ gen thứ 2 sao mã: 
 rU = 4320 ribônu
 rA = 300 . 24 = 7200 ribônu
 rG = 300 . 24 = 7200 ribônu
 rX = 420 . 24 = 10080 ribônu

File đính kèm:

  • docdtchsgl2tp.doc
Đề thi liên quan