Đề thi chọn học sinh giỏi khối 11 năm học 2007 – 2008 Môn Ngữ Văn Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi khối 11 năm học 2007 – 2008 Môn Ngữ Văn Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi
Đề thi chọn học sinh giỏi khối 11
Năm học 2007 – 2008
Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài 180 phút

Phần trắc nghiệm ( 3 đ)
 Anh(chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc làm theo những yêu cầu của các câu hỏi dưới đây ?
1, Tại sao trước khi trỡnh bày nguyờn nhõn và kờ đơn, Lờ Hữu Trỏc phải “nghĩ đi nghĩ lại một hồi” ?
Vì bệnh của thế tử rất hiểm nghèo.
Vì phương thuốc và lập luận của Lê Hữu Trác khác các thầy thuốc đã kê đơn.
Vì băn khoăn giữa mối lo bị danh lợi ràng buộc và trách nhiệm của người thầy thuốc.
 Vì chưa tìm ra phương thuốc chữa trị hữu hiệu.
2. Tâm trạng trữ tình trong bài thơ Tự Tình II ở hai câu “ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” là gì ?
A. Buồn tủi, thất vọng B. Phẫn uất, phản kháng
C. Tủi hổ, bẽ bàng D. Cả A,B.C
3, Điền từ thích hợp vào chỗ trống ?
Cái thú của………………..là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sang, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
A. Bài Thu ẩm B. Bài Thu điếu
C. Bài Thu Vịnh C. Chùm thơ thu.
4. Phân tích đề là công việc như thế nào ?
A. Công việc đầu tiên khi làm bài văn nghị luận. B. Công việc được tiến hành sau khi đã tìm ý cho bài văn nghị luận.
C. Công việc được tiến hành sau khi đã sắp xếp các ý cho bài văn nghị luận.
5, Trong hai câu thơ: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông”, tác giả đã không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
A. Đảo ngữ B. ẩn dụ C. So sánh.
6, Nối hai cột A và B để thể hiện nội dung của từng đoạn trong bài thơ Khóc Dương Khuê ?
A

B
Đoạn 1

Sự hẫng hụt choáng váng khi nghe tin bạn mất.
Đoạn 2

Sự trở lại nỗi đau mất bạn trong hiện tại.
Đoạn 3

Sự hồi tưởng những kỉ niệm đẹp đẽ giữa hai người.

7, Hai câu thơ kết trong bài Vịnh Khoa thi hương thể hiện điều gì ?
A. Nỗi đau xót, tủi nhục cho thân phận người trí thức nô nệ
B. Sự chua chát trước quang cảnh thi cử chữ Hán lúc suy vi
C. Sự kín đáo bày tỏ lòng yêu nước của nhà thơ.
D. Cả A, B, C
8. Từ ngất ngưởng trong bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” được lặp lại mấy lần (cả tiêu đề ) ?
A. Ba lần B. Bốn lần
C. Năm lần D. Sáu lần
9. Tiếng chày kình trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca là âm thanh nào ?
A. Tiếng chày đập vải. B. Tiếng đọc kinh kệ
C. Tiếng mõ chùa cầu kinh. D. Tiếng chuông chùa
10, Quan niệm về người hiền của tác giả trong phần mở đầu tác phẩm Chiếu cầu hiền là:
A. Không mưu hại người khác. B. Phó mặc sự đời, không can thiệp.
C. Sống hoà mình với thiên nhiên. D. Phải được sử dụng, nếu không sẽ trái đạo.
“ Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là…………………………….và……………………………………………
11. Thế nào là thao tác lập luận bác bỏ ?
A. Bác bỏ những ý kiến, lời nói sai hoặc thiếu chính xác.
B. Là khẳng định ý kiến riêng của mình
C. Là bày tỏ, bảo vệ những ý kiến đúng đắn
D. Dùng lí lẽ, chứng cứ khách quan để loại bỏ những ý kiến quan điểm sai lầm, bảo vệ những ý kiến và quan điểm đúng đắn.
12. Điền đúng (đ) hoặc sai (s) trước ý thể hiện nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong câu sau ?
“Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi” _ (Chữ người tử tù).
A. Phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc (nghĩa tình thái). 
B. Khẳng định sự việc ở mức độ cao (nghĩa tình thái). 
C. Cả hai chọn nhầm nghề (nghĩa sự việc)
D. So sánh giữa hắn (thày thơ lại) và mình (viên quản ngục) (nghĩa sự việc).

Phần Tự Luận. (7đ)

Câu 1 (1 đ): Anh(chị) hãy chép chính xác bài thơ Lai Tân của chủ tịch Hồ Chí Minh phần dịch thơ ?
Câu 2 (1đ): Anh (chị) tìm những luận cứ mà người viết sử dụng trong đoạn văn sau ?
“ Lòng yêu nước trong thơ Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người lao động và chiến đấu của đất nước. Hầu hết những nhân vật được biểu hiện trong tập thơ là những người nông dân lao động, từ anh bộ đội nghỉ chân trên lưng đèo Nhe, anh pháo binh vác voi ra trận, bà mẹ trên nhà sàn Việt Bắc đến bà bủ nằm ổ chuối khô, hay chị phụ nữ phá đường.”

Câu 2 (5đ): 
Cảm nhận của em về triết lí sống của Xuân Diệu qua đoạn cuối bài thơ Vội Vàng ?

 Hết




Đề thi gồm 02 trang.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Đỏp ỏn


Phần Trắc nghiệm:

Cõu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đỏp ỏn
c
b
b
a
c
A1- B1
A2- B3
A3- B2
d
c
d
d
d
A,C = đ
B,D = s

 
Phần tự luận:

Câu 1: (1đ)
* Đúng mỗi câu thơ cho 0,25 điểm.
Câu 2: (1đ)
Học sinh cần nêu đủ 04 luận cứ sau, mỗi luận cứ cho 0,25 điểm.
Anh bộ đội nghỉ chân trên đèo Nhe.
Anh pháo binh vác voi ra trận
Bà mẹ trên sàn nhà Việt Bắc
Bà bủ nằm ổ chuối khô, hay chị phụ nữ phá đường.
Câu 3: (5đ)
Học sinh cần trình bày được những ý cơ bản sau (có thể không đúng thứ tự nhưng tối thiểu phải đủ, chấp nhận những sáng tạo hợp lí).
- xác định đúng vị trí đoạn thơ cuối.
- Xuân Diệu muốn sống với một cường độ mãnh liệt, một tốc độ phi thường để không chỉ đuổi kịp thời gian mà còn đón trước nó.
- Ông sống bằng cả bản thể con người mình. Những động từ: “ôm. riết, say, thâu, cắn” đã cho thâý Xuân Diệu huy động mọi giác quan để bám riết lấy cuộc đời.
- Ông sống bằng cách tận hưởng đến tận cùng mọi niềm vui của cuộc đời, nâng niu, trân trọng mọi vẻ đẹp của cuộc sống.
ố Triết lí sống của Xuân Diệu là tích cực. Bởi nó phản ánh một tâm hồn biết yêu, biết tận hưởng và trân trọng cuộc sống. Ông thấm hút nhựa sống để dâng hiến cho đời.
 




File đính kèm:

  • docDe thi HSG11.doc