Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2008-2009 môn thi: sinh học

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2008-2009 môn thi: sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
ĐỀ CHÍNH THỨC
 TUYÊN QUANG 	 Năm học 2008-2009 	 	 MÔN THI: SINH HỌC 
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề )
 (Đề này có 01 trang)
Câu 1: (1 điểm) Vì sao ADN rất đa dạng nhưng lại rất đặc thù?
Câu 2: (3,5 điểm) 
	a) Phân biệt thường biến và đột biến?
	b) Người phụ nữ bình thường kết hôn với một người chồng bình thường 	nhưng con trai của họ bị mắc bệnh máu khó đông. Hỏi ai đã truyền gen gây bệnh 	máu khó đông cho con trai của họ? 
Câu 3: (3 điểm)
	a) Ở người việc sinh con trai, con gái là do mẹ quyết định đúng hay sai?Giải 	thích?
 	b) Nêu cơ chế dẫn đến sự hình thành thể ba nhiễm và thể một nhiễm? Cho ví 	dụ ở người?
Câu 4: (2,5 điểm) So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc 	lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng? Nêu ý nghĩa của di truyền liên 	kết 	trong chọn giống?
Câu 5: (3 điểm). 
Hai gen có tổng số 210 vòng xoắn, số nuclêôtít của gen I bằng 2/5 số 	nuclêôtít của gen II. Hai gen nhân đôi với tổng số 8 lần, riêng gen I đã nhận của môi trường 8400 nuclêôtít. Hãy xác định:
	a) Chiều dài của mỗi gen?
	b) Số lần nhân đôi của mỗi gen?
Câu 6: (3 điểm) Ở cà chua tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho hai cây quả đỏ tự thụ phấn, ở F1 nhận được tỉ lệ 7 quả đỏ:1 quả vàng. Xác định kiểu gen của hai cây quả đỏ ở thế hệ P và viết sơ đồ lai kiểm chứng.
Câu 7: (2,5 điểm) Tế bào lưỡng bội của một loài có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể (NST): AaBbDdEe.
	a) Xác định tên loài?
	b) Hãy viết kí hiệu bộ NST, số lượng NST đơn, số lượng NST kép, số lượng crômatit, số lượng tâm động của tế bào đó ở kì trung gian?
Câu 8: (1,5 điểm) Gen D có 186 Nuclêôtit loại Guanin và có 1068 liên kết Hiđrô. Gen 	đột biến d hơn gen D một liên kết Hiđrô, nhưng chiều dài của hai gen bằng nhau.
	Đây là dạng đột biến nào và liên quan đến bao nhiêu cặp Nuclêôtit ?
 …….Hết……
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÊ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
 TUYÊN QUANG 	 NĂM HỌC 2008-2009 	 MÔN THI: SINH HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
1 điểm
Câu 2
3,5điểm
Câu 3 
3 điểm
Câu 4
2,5 điểm
Câu 5
3 điểm
Câu 6
3 điểm
Câu 7 
2,5 điểm
Câu 8
1,5 điểm
- ADN có tính đa dạng vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là 4 loại nuclêôtit (A,T,G,X). bốn loại nu này sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADNkhác nhau
- Tính đặc thù: ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
a) Ph©n biÖt th­êng biÕn vµ ®ét biÕn
Th­êng biÕn
§ét biÕn
- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền.
- Diễn ra đồng loạt, có định hướng.
- Không di truyền được.
- Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể.
- Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST). 
-Biến đổi riêng lẻ từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.
- Di truyền được.
- Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính; là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
b) Người phụ nữ bình thường kết hôn với một người chồng bình thường nhưng con trai của họ bị mắc bệnh máu khó đông? Hỏi ai đã truyền gen gây bệnh máu khó đông cho con trai . 
 BÖnh m¸u khã ®«ng do gen lÆn n»m trªn NST X quy ®Þnh kh«ng cã gen t­¬ng øng trªn NST Y 
Gọi A là gen bình thường 	
a gen qui định bệnh máu khó đông 
 Con trai mắc bệnh máu khó đông có kiểu gen XaY, Xa nhận từ mẹ và Y nhận từ bố. Vì vậy mẹ đã truyền gen gây bệnh cho con trai . Và kiểu gen của mẹ phải là XAXa 
 - Viết sơ đồ lai chứng minh 
Sơ đồ lai P: XAXa x XAY 
 XA, Xa XA, Y 
 XAXA, XA Xa, XaY, XAY
a) Ở người việc sinh con trai hay con gái là hoàn toàn không phải do mẹ quyết định. Vì cơ chế xác định giới tính ở người con gái có NST giới tính là XX , con trai là XY . Trong khi đó khi giảm phân mẹ chỉ đóng góp trứng X Vì vậy việc sinh con trai hay con gái là hoàn toàn do bố quyết định vì bố có thể cho tinh trùng X hoặc Y, quan niệm trên là sai.
b) Cơ chế hình thành thể ba nhiễm và thể một nhiễm: Là sự không phân ly của một cặp NST tương đồng nào đó (NSt thường hoặc NST giới tính) trong giảm phân hình thành giao tử 
Kết quả là tạo ra giao tử (n +1) và (n – 1) tức một giao tử có cả 2 NST của một cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó.	
- Sự thụ tinh của các giao tử này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội 2n + 1 và 2n-1 (1 kiểu hợp tử có 3 NST 21, 1 kiểu hợp tử thêm 1 NST 21, hình thành 2 cơ thể: 3 nhiễm và 1 nhiễm .
(Ví dụ: cặp NST 21 ở người).	
II
II
Tế bào sinh dưỡng Bố	 X	 Mẹ
II
I
I
Giảm phân	 giao tử	 giảm phân rối loạn 
I
III
3 NST 21	1 NST 21
(Bệnh đao)
(2n + 1)	 (2n – 1)
 So sánh kết quả lai phân tích trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
PB hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
 AaBb aabb
GP: AB, Ab, aB, ab ; ab
 FB : 1AaBb: 1 Aabb: 1 aaBb:1 aabb
 1 V-T : 1 V-N: 1 X-T: 1 X-N
- FB xuất hiện 4 tổ hợp với 4 loại kiểu gen theo tỉ lệ: 1:1:1:1
- FB xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng trơn và xanh nhăn.
- FB có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ: 1:1:1:1.
PB Thân xám, cánh dài x đen, cụt
 BV/bv bv/bv
GP: BV, bv bv
FB: BV/bv : bv/bv
 1 xám, dài : 1 đen, cụt
- FB xuất hiện 2 tổ hợp với 2 loại kiểu gen.
- FB không xuất hiện biến dị tổ hợp
- FB có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1.
* Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọ được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau, đồng thời có thể loại bỏ được những nhóm gen xấu di truyền cùng nhau.
a) Chiều dài của mỗi gen:
Tổng số nuclêôtít của 2 gen:
N = C. 20 = 210 . 20 = 4200 (nu)
Gọi NI, NII lần lượt là số lượng nuclêôtít của mỗi gen I và gen II.
Ta có NI + NII = 4200
 Đề bài: NI = 2/5NII
Suy ra: 2/5NII + NI = 4200.
	 7/5 NII = 4200 => NII = 4200 . 5/7 = 3000 (nu)
NI = 4200 – 3000 = 1200 (nu)
Chiều dài gen I: 1200/2 x 3,4 A0 = 2040 (A0)
Chiều dài gen II: 3000/2 x 3,4 A0 = 5100 (A0)
b) Số lần nhân đôi của mỗi gen:
Gọi x1, x2 lần lượt là số lần nhân đôi của mỗi gen I và gen II. Theo đề bài ta có.
 	x1 + x2 = 8
Số nuclêôtít môi trường cung cấp cho gen I
Suy ra: 
 Vậy: x1 = 3.
Gen I nhân đôi x1 = 3 lần.
Gen II nhân đôi x2 = 8 – 3 = 5 lần,
Qui ước: A qui định quả đỏ; a qui định quả vàng.
- Trong phép lai một cặp tính trạng theo qui luật của MenĐen, tối đa ở thế hệ lai chỉ có 4 kiểu tổ hợp, do đó tỉ lệ 7 đỏ : 1 vàng về thực chất là 4 đỏ: 3 đỏ : 1 vàng.
+ 4 đỏ hay 100% đỏ là kết quả tự thụ phấn của cây có kiểu gen AA.
+ 3 đỏ: 1 vàng là kết quả của tự thụ phấn của cây có kiểu gen: Aa.
- Sơ đồ lai kiểm chứng:
P: AA x AA P: Aa x Aa
GP: A A GP: A, a ; A, a
F1 AA (100% ) F1: 1 AA: 2Aa : 1aa
 100% đỏ 75% đỏ: 25% vàng
Tỉ lệ kiểu hình chung ở F1: 125% đỏ : 25% vàng.
 Hay 7 đỏ : 1 vàng.
a) Xác định tên loài: 
Theo đề bài: tế bào lưỡng bội của một loài có kí hiệu bộ NST là: AaBbDdEe => 2n = 8 => tên loài: ruồi giấm.
b) Kì trung gian: 
+ Khi NST chưa nhân đôi: Kí hiệu bộ NST : AaBbDdEe
Số lượng NST đơn: 8
Số lượng tâm động: 8
+ Khi NST đã nhân đôi: Kí hiệu bộ NST : AaaaBBbbDDddEEee
Số lượng NST kép: 8
Số lượng crômatit: 8x2=16
Số lượng tâm động: 8
Do gen đột biến d có chiều dài bằng gen bình thường D , nhưng gen d nhiều hơn gen D : 1 liên kết H. Vậy đây là đột biến thay thế 1 cặp Nuclêôtit. 	 
Cụ thể : Cặp A - T của gen D đã bị thay thế bởi cặp G - X của gen đột biến d. 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0, 5 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0, 5 điểm
0, 5 điểm
0,5 điểm
0, 5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25điểm
1 điểm
0,5 điểm

File đính kèm:

  • docDE THI, DAP AN SINH HSG 9_2009.doc