Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học sơ sở môn ngữ văn - Năm học 2009 - 2010

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học sơ sở môn ngữ văn - Năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 CHÂU THÀNH LỚP 9 TRUNG HỌC SƠ SỞ
 MÔN NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2009 - 2010
 Đề chính thức Thời gian : 150 phút ( không kể phát đề )


ĐỀ:

Câu 1: (6 điểm)
 Cho câu thơ sau:
 “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
 …
Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào và ai là tác giả?
Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?

Cây 2: (14 điểm)
 Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.
 Phân tích đoạn trích đã học để làm rõ.







Hết











PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM 
 CHÂU THÀNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 LỚP 9 TRUNG HỌC SƠ SỞ
 MÔN NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2009 - 2010


NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1:
 a. Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
 b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt.
Từ “nhóm” trong đoạn thơ được nhắc đi nhắc lại tới 4 lần với
cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
 - Nghĩa đen: Nhóm là làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt để cháy lên.
 - Nghĩa bóng: Khơi lên, gợi lên trong tâm hồn con người những tình cảm tốt đẹp.

- Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa;
 + Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh người bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu ( bà là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ.
 + Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ.
 + Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kỳ diệu, thiêng liêng.
- Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
 + Ngọn lửa là những kỷ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kỳ diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài.
 + Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.

Câu 2:
* Yêu cầu về nội dung:
- Hoàn cảnh của câu chuyện.
 + Ông sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái – bé Thu.
 + Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con, nhưng bé Thu nhất định không chịu nhận ông Sáu là cha.
 + Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu.
 + Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách.
 + Cô bé đã có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu.
 + Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ba lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “ba” và thể hiện tình cảm yêu quí một cách mãnh liệt.
 Sự ương ngạnh và hành động của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
 - Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
 + Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
 + Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực.
 + Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con, và ân hận mãi vì việc làm đó.
 + Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc hoàn thành chiếc lược cho con.
 + Trước khi hy sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người bạn mang cây lược về cho con gái.
 - Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.
 * Yêu cầu về hình thức:
 - Đúng kiểu bài nghị luận phân tích kết hợp chứng minh.
 - Bố cục 3 phần rõ ràng.
 - Lập luận chặt chẽ.
 - Bài viết có cảm xúc.
6 điểm
1,5 đ






0,5 đ

1 đ





3 đ
1,5 đ







1,5 đ





14 điểm
10 đ
4 đ




















4 đ








2 đ



4 đ
1 đ
1 đ
 1đ
1 đ



File đính kèm:

  • docDap anDe thi HSGNgu van 9Chau ThanhBen Tre20092010.doc
Đề thi liên quan