Đề tài Kinh nghiệm phát huy tác dụng của “kênh hình” trong giảng dạy môn Địa Lý

doc13 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát huy tác dụng của “kênh hình” trong giảng dạy môn Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm 
Phát huy tác dụng của “kênh hình” trong giảng dạy môn địa lý
A. Đặt vấn đề.
Qua nhiều năm giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS tôi thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan là một việc rất khó, nhiều khi việc sử dụng đồ dùng còn mang tính chất bắt buộc(hình thức) chưa triệt để và chưa phát huy được tác dụng của đồ dùng sử dụng đồ dùng vào lúc nào để đạt hiệu quả cao thì quả thật là khó và dùng phương pháp nào cho phù hợp với từng đặc trưng của bộ môn thì mới phát huy được tính tác dụng của đồ dùng dạy học cũng như phát huy được tính tích cực tư duy địa lý của học sinh ở cấp bậc THCS. Từ những suy nghĩ trên đã thôi thúc tôi tìm ra cho mình một phương pháp dạy – học sao cho phù hợp với nội dung kiến thức để đạt được kết quả cao trong mỗi bài học.
Để hoà chung cùng với không khí thi đua dạy tốt, học tốt. Dạy học theo phương pháp mới “phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm” thì phương pháp phát huy tác dụng của “kênh hình” trong việc giảng dạy môn địa lý thì không thể bỏ qua được. Để khắc sâu nội dung này tôi xin nêu một vài suy nghĩ và những kinh nghiệm của mình về việc sử dụng các phương tiện dạy học môn địa lý và những tác dụng cơ bản của đồ dùng trực quan.
B. Giải quyết vấn đề.
I. ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng đồ dùng trực quan
 Như chúng ta đã biết đồ dùng trực quan trong các môn học nói chung và đặc biệt là môn địa lý nói riêng thì đồ dùng trực quan của môn địa lý có một tầm quan trọng và có các tác dụng rất to lớn để giúp cho giáo viên hình thành các khái niệm và biểu tượng địa lý cho học sinh một cách dễ dàng. Vì vậy là một giáo viên giảng dạy môn địa lý ai cũng phải thường xuyên quan tâm quán triệt vấn đề này và phải rèn cho mình có một ý thức sử dụng đồ dùng sao cho tốt sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với từng đối tượng học sinh chính vì vậy đồ dùng trực quan có một ý nghĩa rất to lớn trong việc dạy và học môn Địa lý ở cấp bậc học THCS vì 
1. Đồ dùng trực quan góp phần hình thành khái niệm và biểu tượng địa lý
Vậy dù lời nói của thầy có hay có sinh động, có hấp dẫn đến đâu đi chăng nữa thì cũng không có gì có thể thay thế đồ dùng trực quan được. Điều đặc biệt nữa là học sinh không thể đến tận nơi để quan sát và tiếp xúc trực tiếp với những biểu tượng đó được có nghĩa là học sinh khó có thể hình dung được một hình ảnh cụ thể và đầy đủ của một nội dung.
Ví dụ 1: Lớp 6 
Bài 7: Sự vận động của trái đất tự quay quanh trục và các hệ quả.
Bài 8: Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
Giả sử nếu như chúng ta không có mô hình về trái đất, các tranh ảnh về hình dạng trái đất qua ảnh chụp vệ tinh thì học sinh khó có thể hình dung ra được hình dạng thực và hướng chuyển động của trái đất. Còn giáo viên thì khó có mà mô tả và hình thành được những khái niệm cho học sinh một cách hoàn thiện như:
Hình dạng thực của trái đất
Hướng nghiêng của trái đất
Quỹ đạo của trái đất
Hướng tự quay quanh trục của trái đất theo chiều từ tây sang đông
Sự chuyển động tịnh tiến của trái đất quanh mặt trời
Các hệ quả của chúng
Vì vậy nếu có mô hình trái đất và các tranh ảnh về hình dạng trái đất qua hình chụp vệ tinh thì học sinh sẽ hiểu được bài ngay tại lớp và giáo viên chỉ cần các thao tác mẫu như: 
Quay quả địa cầu theo hướng tự quay của trái đất: Tây - Đông hoặc sự chuyển dịch vị trí quả địa cầu trên qũy đạo quanh mặt trời Để học sinh quan sát và từ đó giáo viên khắc sâu kiến thức.
Đồ dùng trực quan là phương tiện có hiệu quả để hình thành khái niệm và làm cho học sinh nắm được quy luật phát triển của xã hội.
Đồ dùng trực quan có vai trò to lớn trong việc giúp cho học sinh nhớ kỹ những hình ảnh và khắc sâu những kiến thức, những tư duy thu nhập được từ bên ngoài như:
K.Đusinxky đã từng nói " Hình ảnh được lưu giữ đặc biệt và vững chắc trong trí nhớ là những hình ảnh mà chúng ta thu thập đưọc bằng trực quan".
Đồ dùng trực quan còn phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngôn ngữ của học sinh.
Đồ dùng trực quan còn hình thành và bồi dưỡng cho học sinh những quan điểm những tình cảm và những cảm xúc thẩm mỹ.
VD1: Lớp 8: 
Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước Châu á.
H.8.3 (SGK/26) - Cảnh thu hoạch lúa của Inđôxia.
VD2: Lớp 9 
Bài 26: Vùng duyên hải nam trung bộ
H 26.2 (SGK/97 )- Nuôi tôm hùm ở Nha Trang - Khánh Hòa.
Vì vậy nếu không có tranh ảnh thì giáo viên khó có thể mô tả cho học sinh những kiến thức thực tế từ bên ngoài thì bài giảng khó có thể trở lên sinh động. Vì trong mỗi bức ảnh trên nó sẽ phản ánh đầy đủ sự sinh động và chân thật thực tế của cuộc sống nhân dân với những thành quả lao động mà người dân đã tạo ra. Và qua đó còn giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
Có thể nói rằng đồ dùng trực quan là nhịp cầu nối giữa hoạt động dạy và hoạt động học, qua đây nó phản ánh rõ vai trò của người thầy và người sử dụng đồ dùng. Chính vì thế mà chúng ta phải biết cách phân loại đồ dùng trực quan ra thành các nhóm sau:
II. Các loại đồ dùng trực quan
Việc phân nhóm các đồ dùng trực quan sẽ giúp cho giáo viên lựa chọn, sử dụng đồ dùng một cách dễ dàng hơn trong quá trình giảng dạy. Như vây: "Kênh hình" trong SGK có một ý nghĩa rát quan trọng vì vậy giáo viên phải sử dụng triệt để một cách tối đa để hướng dẫn học sinh, khai thác kiến thức trong quá trình giảng dạy một cách linh hoạt. Thông thường người ta phân làm hai nhóm sau :
1. Loại đồ dùng trực quan tạo hình:
Mô hình, sa bàn, tranh ảnh, hình vẽ, phim tài liệu
 Đây là nguồn tư liệu được tích luỹ từ bên ngoài, làm cho bài giảng trở nên sinh động, ngoài ra trong SGK còn có những tranh ảnh, hình vẽ tạo nên sự gắn bó hữu cơ và là một phần không thể thiếu được của nội dung bài học.
VD1: Lớp 6
 Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất.
Đối với bài này giáo viên phải yêu cầu học sinh quan sát vào hình vẽ, tranh ảnh ( H.34 sgk/42 và H.35 sgk/43). Qua hình vẽ, tranh ảnh học sinh phân biệt rõ độ cao của địa hình và các bộ phận của núi.
- Độ cao , độ cao tương đối , độ cao tuyệt đối 
- Các bộ phận của núi như : (Đỉnh núi, sườn núi, chân núi). 
Với những nội dung trên giáo viên yêu cầu học sinh phải quan sát hình vẽ, tranh ảnh sau đó phải phân tích, nhận xét dưới sự dướng dẫn của giáo viên nếu làm được như vậy thì học sinh mới lĩnh hội được các khái niệm và biểu tượng một cách chính xác.
2. Loại đồ dùng trực quan có quy ước.
Biểu đồ, lược đồ , bản đồ.
Nhóm này không chỉ thể hiện trong SGK mà còn thể hiện thêm ở cả trong bài đọc thêm, bài thực hành và cả các bài tập ở nhà. Qua đó học sinh chỉ cần dựa vào biểu đồ , lược đồ có sẵn học sinh sẽ khai thác kiến thức (kiến thức cũ, kiến thức mới một cách linh hoạt)
VD1: Lớp 6
 Bài 1: Vị trí và hình dạng và kính thước của trái đất
Giáo viên sử dụng lược đồ hình dạng của trái đất ngay trong biểu đồ đó đã thể hiện vị trí của trái đất trong hệ mặt trời, hình dạng kích thước của trái đất và các hệ thống kinh vĩ tuyến trên bề mặt trái đất.
Những kiến thức trong hệ mặt trời 
Khoảng cách về mặt trời và trái đất.
Kích thước của trái đất và hệ thống kinh vĩ tuyến
Vai trò của ánh sáng mặt trời với trái đất.
Nhiệt của ánh sáng mặt trời đối với sự sống trên trái đất.	
VD2: Lớp 7. 
Bài 26: Vị trí địa lý địa hình và khoáng sản Châu Phi
VD3: Lớp 8
Bài 23: Vị trí địa lý hình dạng lãnh thổ Việt Nam
VD4: Lớp 9
Bài 20: Vị trí địa lý và quy mô lãnh thổ Đồng bằng Sông Hồng.
Trong mỗi bài học trên đều có những biểu đồ và lược đồ để minh hoạ cho từng bài học vì những kiến thức của bài học đã được chứa đựng trong các lược đồ.
Vì vậy biểu đồ, lược đồ, bản đồ có một ý nghĩa rất to lớn trong việc hình thành những kiến thức mới ở ngay trong từng bài học làm cho bài học được khắc sâu kiến thức. Và sau mỗi bài học đó còn có một số bài đọc thêm nhằm để bổ sung cho bài học. Từ đó hình thành cho học sinh những khái niệm và biểu tượng địa lý như: 
Từ những định hướng trên, học sinh sẽ nắm kiến thức một cách dễ dàng và rèn luyện các kỹ năng địa lý, ngoài ra còn hình thành cho các em có một phương pháp học tập địa lý và có kỹ năng tự học dựa trên "Kênh hình".
Trên đây là những nhóm đồ dùng trực quan , dựa vào các nhóm này giáo viên có thể tự mình lựa chọn và áp dụng vào bài giảng sao cho phù hợp với những nội dung của từng bài.
III. Những phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan 
Như trên đã nói có rất nhiều nhóm đồ dùng trực quan những thực tế giảng dạy, giáo viên thường phân cá nhóm đồ dùng trực quan ra làm 4 loại chính đó là:
- Mô hình
- Tranh ảnh, 
- Các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ. 
- Bản đồ.
Ngoài 4 loại đã nêu trên giáo viên còn có thể sử dụng thêm một số loại đồ dùng trực quan khác nữa như:
- Máy chiếu, máy hắt, và một số cuốn phim tư liệu
Song, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ và lược đồ là những đồ dùng có sẵn trong SGK và được công ty Sách thiết bị cấp phát hoặc giáo viên có thể tự tạo được. Để khắc sâu một số phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ của mình về việc phát huy tác dụng của "Kênh hình" với các loại đồ dùng trên.
 1. Sử dụng mô hình (Quả địa cầu và các mô hình khác)
VD1: Lớp 6 
Bài 1: Vị trí hình dạng và kích thước của trái đất.
Đối với bài học này bắt buộc giáo viên phải sử dụng mô hình trái đất (quả địa cầu), để hình thành cho học sinh những biểu tượng khái niệm khó. Vì đây là những khái niệm rất trùi tượng mà các em khó tưởng tượng.
- 	Hướng tự quay của trái đất
-	Quỹ đạo của trái đất
Hướng tự quay quanh trục của trái đất theo chiều từ tây sang đông
Sự chuyển động tịnh tiến của trái đất quanh mặt trời
Các hệ quả của chúng
 Vì vậy nếu có mô hình trái đất và các tranh ảnh về hình dạng trái đất qua hình chụp vệ tinh thì học sinh sẽ hiểu được bài ngay tại lớp và giáo viên chỉ cần các thao tác mẫu như tôi trình bày ở mục 1 phần B:
 VD2: Bài 23: Sông và Hồ
Giáo viên dùng mô hình hệ thống sông và lưu vực sông để dạy mục 1 ( Sông và lượng nước của sông)
Với phần này giáo viên giới thiệu cho học sinh quan sát mô hình từ mô hình đó giáo viên hình thành cho các em một số khái niệm địa lý.
Sông 
Lòng sông
Dòng chảy
Lưu lượng nước
Hệ thống sống bao gồm (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu)
Vậy qua mô hình các em sẽ khắc sâu kiến thức bởi các kiến thức này rất sát thực với các em. Giáo viên chỉ cần một gợi ý nhỏ là các em sẽ lĩnh hội kiến thức ngay tại lớp một cách dễ dàng, có thể nói rằng mô hình có ý nghĩa rất to lớn trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Đặc biệt là đối với học sinh khối 6, việc truyền thụ kiến thức và hình thành cho các em những biểu tượng và khái niệm địa lý cơ sở ban đầu là điều rất khó. Vì vậy có mô hình thì giáo viên sẽ truyền đạt được kiến thức cho học sinh, mang lại hiệu quả cao.
2. Sử dụng hình vẽ tranh ảnh trong SGK (Thuộc nhóm đồ dùng trực quan tạo hình môn hình -> biểu tượng)
Thực tế cho thấy, khi giảng dạy cho học sinh nếu không có tranh ảnh, hình vẽ giáo viên khó có thể hình thành cho học sinh những biểu tượng khái niệm và khắc sâu nội dung. Nhưng khi qua hình vẽ, tranh ảnh thì việc hình thành biểu tượng, khái niệm và khắc sâu nội dung một cách dễ dàng. Do đó tranh ảnh và hình vẽ có 1 ý nghĩa rất to lớn, nó không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tư tưởng, tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Từ việc quan sát học sinh sẽ đi tới công việc của tư duy trừu tượng. Nhưng phải được sự hướng dẫn của thầy vì bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong những tình huống có vấn đề trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời 1 vấn đề cụ thể. Từ việc quan sát các em sẽ phân tích, giải thích rút ra những kết luận địa lý. Song việc sử dụng quan sát đó nhất thiết phải theo một trình tự sau:
a. Phần chuẩn bị của giáo viên:
Giáo viên nghiên cứu xem kỹ hình vẽ tranh ảnh SGK, xem hình đó minh hoạ cho nội dung kiến thức nào trong bài. Với hình đó thì sử dụng vào lúc nào là đạt kết quả tốt nhất, gây hứng thú nhất, với hình đó giáo viên nên dùng phương pháp nào là thích hợp nhất (Dùng phương pháp so sánh hay phương pháp miêu tả hoặc có thể miêu tả hay thuyết trình) thì nhất thiết giáo viên phải nghiên cứu, đọc, thu thập tài liệu mà tài liệu đó liên quan đến đồ dùng mình sử dụng:
GV phải sưu tầm một số tranh ảnh sau cho một số bài học
VD1: Đối với lớp 6:
ảnh chụp một giải quả núi hoặc một dải đồng bằng
ảnh chụp một số hiện tượng khí tượng mây, mưa, sấm, chớp, bão
VD 2: Đối với lớp 7:
- ảnh chụp cảnh quan tự nhiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; ở vùng ộ đới
- ảnh cảnh quan sa mạc hoá
VD3: Đối với lớp 8:
ảnh chụp khai thác tài nguyên thiên nhiên không cho phép.
ảnh chụp các dòng sông bị ô nhiễm
ảnh chụp các loại đất bị thoái hoá, bạc màu.
ảnh chụp khai thác thuỷ hải sản, đánh bắt thuỷ, hải sản gần bờ hoặc xa bờ
Đối với lớp 9: 
- ảnh về cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan du lịch (Hạ Long, Huế, Phố cổ Hội an, đền Thánh điện Mỹ Sơn), 
- ảnh các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,  ở ngoài thực tế thì bài học mới trở lên sinh động.
- ảnh chụp về các nạn thất nghiệp
 Trên cơ sở thực tế đó chắc chắn bài học sẽ trở lên sinh động và các em sẽ hứng thú học thêm.
b. Phần thực hiện trên lớp.
Khi dạy đến phần kiến thức có hình vẽ, tranh ảnh giáo viên đưa hình đó cho học sinh quan sát nếu là hình vẽ to sẽ treo lên bảng để học sinh cả lớp quan sát nếu là hình vẽ nhỏ hoặc không có thì giáo viên yêu cầu học sinh quan sát theo bàn hoặc trong SGK. Nếu có phần chữ nhỏ ở trong SGK thì yêu cầu học sinh đọc thêm phần "Kênh hình" ở đó. Vì vậy việc tiến hành khai thác các kiến thức tranh ảnh địa lý phải tuân thủ theo một số cách sau:
* Cách quan sát tranh ảnh địa lý
Bất cứ một bức ảnh chụp nào đều có bố cục theo 3 cảnh dưới đây:
Chủ đề: Là vật thể hay là người hay cảnh trí mà ảnh có thể chụp chủ đề nằm ở phía trung tâm của bức ảnh.
Tiền cảnh: Là vật thể nằm ở phía trước chủ đề ở gần ta nhất và nằm ở phần bên dưới của bức ảnh. Tiền cảnh có tác dụng tạo ấn tượng cho chủ đề.
Hậu cảnh: Là những vật thể, cảnh trang trí nằm ở phía sau chủ đề ở xa chúng ta nhất và ở phần bên trên của bức ảnh, hậu cảnh được dùng làm nền cho chủ đề.
Một bức ảnh không nhất thiết phải có bố cục đủ 3 cảnh, nhưng tối thiểu phải có 2 cảnh chủ đề và hậu cảnh thì mới thể hiện được không gian 3 chiều của bức ảnh. Muốn đọc được một bức ảnh địa lý thì học sinh phải biết cách phân tích bố cục của bức ảnh nhưng phải dưới sự hướng dẫn của giáo viên
VD ở lớp 7: Trong bài tập 2 của bài 15, hoạt động công nghiệp ở đới ôn hoà có ảnh chụp Đui – XBua và sơ đồ phân tích bố cục ảnh. ở sơ đồ này bờ sông và dòng sông gần ta là tiền cảnh, cảnh sông Đui – XBua, ở phần trung tâm ảnh là chủ đề, đồng ruộng và khu dân cư ở phía xa là hậu cảnh.
Đối với học sinh chưa quen phân tích bố cục ảnh địa lý thì các em có thể dùng giấy trong đặt lên trên bức ảnh sau đó các em dùng bút tô theo đường viền của các vật thể, cảnh trí ở gần và xa ta. Bằng cách này các em sẽ nhận biết đâu là chủ đề của bức ảnh
* Kỹ năng phân tích ảnh Địa lý.
Giống như việc phân tích các sự vật và hiện tượng Địa lý việc phân tích ảnh Địa lý phải lần lượt qiải đáp 4 câu hỏi dưới đây.
ảnh chụp cài gì? (chủ đề ảnh)
ảnh chụp ở đâu?
Có những gì trong ảnh?
Vì thế khi luyện tập kỹ năng đọc và phân tích ảnh Địa lý giáo viên dẫn dắt các em lần lượt thực hiện trình tự 4 bước sau.
+Bước 1: Xác định ảnh chụp gì?
Một bức ảnh Địa lý có thể được chụp gần, được chụp từ xa từ trên máy bay hay trên vệ tinh  Tuỳ theo góc chụp của ảnh hiện tượng sự vật Địa lý sẽ không giống nhau đôi khi khó nhận ra được ngay nhất là ảnh chụp từ trên cao. Vì thế việc xác định chủ đề bức ảnh là rất cần thiết.
+ Bứơc 2: Xác định ảnh chụp ở đâu
Học sinh phải xác định được ảnh này được chụp ở nơi nào trên T.Đ được chụp từ hướng nào (Đông – Tây – Bắc – Nam) được chụp từ lúc nào (sáng – trưa – chiều – tối) hay chụp vào thời gian nào (xuân – hạ - thu - đông) và chụp vào thời gian nào của quy trình phát triển sự vật hiện tượng Địa lý (vào lúc đóng băng hay tan băng vào lúc đang bào mòn hay bồi tụ)
+ Bước 3: Mô tả chính xác đúng theo trình tự các sự vật và hiện tượng Địa lý được thể hiện trong bức ảnh Địa lý.
Việc mô tả phải theo trình tự bố cục ảnh nghĩa là phải đi lần lượt từ tiền ảnh đến chủ đề rồi đến hậu cảnh.
Trong mỗi cảnh học sinh phải mô tả trước tiên các sự vật, hiện tượng Địa lý quan trọng nổi bật. Những cái còn lại sẽ mô tả sau.
Mô tả sự vật địa lý trong ảnh lần lượt theo thứ tự các yếu tố TN trước, các yếu tố có sự tương đối của con người sau như trong bìa học địa lý: Bầu trời -> Địa hình -> khí hậu -> SN -> T/V - > Đất đai -> trồng trọt ->chăn nuôi -> đường sá - > nhà cửa -> các hoạt động của con người
Dùng các thuật ngữ địa lý để học để mô tả sự vật hiện tượng địa lý ở trong ảnh.
+ Bước 4: Tìm cách giải thích các hiện tượng sự vật Địa lý ở trong ảnh.
Đây là bước quan trọng nhất nhưng không phải ảnh địa lý nào cũng có thể nhìn vào là lý giải đợc ngay một cách dễ dàng. Đối với những ảnh địa lý khó như thế nào giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh đặt ra nhiều giả thiết rồi dùng các kiến thức đã học, xem bản đồ, các loại biểu đồ, đọc các tư liệu địa lý để loại dần các giả thiết sai và lựa chọn các giả thiết đúng ở bước này học sinh phải giải thích được 2 vấn đề:
Tại sao vị trí của sự vật hiện tượng địa lý lại ở đó mà không ở chỗ khác.
Những vấn đề mà sự vật và hiện tượng địa lý đó đã đặt ra cho con người là gì?
Như vậy, nếu không có tranh ảnh thì học sinh khó có mà mô tả các sự vật điạ lý được. Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có một số tác dụng giúp học sinh khai thác được một số đặc điểm và thuộc một số tính chất nhất định về đối tượng. Vì vậy khi sử dụng tranh ảnh giáo viên phải làm cho học sinh hứng thú, kích thích tính tò mò của học sinh vào bức tranh đó. Sau đó giáo viên định hướng cho học sinh tự mình đánh giá vai trò của bức ảnh thì học sinh mới khắc sâu kiến thức. Nếu làm được như vậy thì đồ dùng trực quan mới đem lại sức truyền cảm và giáo dục sâu sắc. Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng phải có chọn lọc, tránh làm loãng phần kiến thức trọng tâm của bài học. 
3. Sử dụng lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu và sơ đồ
Cũng giống như việc sử dụng tranh ảnh thì việc sử dụng lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu và sơ đồ giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh một số bước sau:
Đọc tiêu đề phía trên hoặc phía dưới của lược đồ xem biểu đồ đó thể hiện những đối tượng gì?
Các đại lượng thể hiện trên lược đồ, biểu đồ là gì? Trên lãnh thổ nào và dựa vào tính chất nào? Chỉ số của các đại lượng được tính bằng gì?
Dựa vào các số liệu trực quan thống kê đã được trực quan hoá trên lược đồ – biểu đồ để đối chiếu, so sánh chúng với nhau từ đó rút ra nhận xét về các đối tượng, hiện tượng địa lý được thể hiện trên lược đồ và biểu đồ 
Từ đó giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ từng bước và hình thành cho học sinh về những khả năng tư duy địa lý.
Khối lớp 9 
VD1: Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
Phần 1. Mật độ dân số và sự phân bố dân cư
GV: Yêu cầu học sinh quan sát (h3.1 – SGK/11) “ Lược đồ” phân bố dân cư và đô thị Việt Nam năm 1999.
? Quan sát (h 3.1 SGK) sự phân bố dân cư và đô thị Việt Nam năm 1999 em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư và các đô thị ở nước ta?
Muốn trả lời được câu hỏi trên thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh để tìm ra nội dung của bài. Dựa vào phần chú giải của lược đồ 
VD2: Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. 
Phần 2: Các nhân tố kinh tế và xã hội
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát (h7.2 sgk/ 26) “Sơ đồ” hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp.
? Dựa vào sơ đồ (h7.2 sgk) em hãy kể tên một số cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp để minh hoạ rõ hơn sơ đồ trên.
Muốn tìm ra được nội dung này giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vào sơ đồ chú ý hướng đi của các mũi tên tìm ra những nội dung của sơ đồ.
Vd3: Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Phần 1: Ngành công nghiệp
Yêu cầu học sinh quan sát thang màu (h12.1 sgk/42) “biểu đồ” tỉ trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 (%) 
? Dựa vào (h12.1) em hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ.
Học sinh chỉ cần dựa vào thang màu đã có sẵn(số liệu %) đã có sẵn trong biểu đồ các em sẽ sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ đó là:
- Chế biến lương thực, thực phẩm = 24,4%
- Các ngành công nghiệp khác = 19,7% 
- Cơ khí điện tử = 12,3%
- Khai thác nhiên liệu =10,3%
- Vật liệu xây dựng = 9,9%
- Hoá chất = 9,5%
- Dệt = 7,9%
- Điện = 6,0% 
VD4: Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
 Phần 3: Đặc điểm dân cư xã hội
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát “bảng” 25.1 sgk/92. Một số khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía Tây.
? Quan sát bảng 25.1 em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế của vùng.
Giáo viên: Dựa vào bảng và sử dụng phương pháp so sánh từ đó học sinh rút ra được nhận xét:
- Sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa 2 vùng luôn có sự khác biệt.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về cách khai thác kiến thức qua lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu. Vì vậy việc sử dụng biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu trong SGK có một ý nghĩa rất lớn do đó nhất thiết giáo viên phải khai thác triệt để và không thể bỏ qua giáo viên phải coi nó như một bữa cơm ăn hàng ngày của mình. Vì các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu đã có ngay ở trong bài học của học sinh. Giáo viên chỉ cần sử dụng một số thao tác nhỏ. Thông qua biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu giáo viên mới khắc sâu được nội dung của bài học. 
Ngoài các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu đã có sẵn trong sgk ra còn có bản đồ treo tường, bản đồ treo tường cũng không thể thiếu được trong suốt quá trình dạy và học môn Địa lý ở trường THCS.
4. Sử dụng bản đồ treo tường.
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hoặc toàn bộ bề mặt trái đất trên một mặt phẳng. Vì vậy bản đồ là 1 đồ dùng trực quan rất quan trọng và phổ biến, vì vậy khi sử dụng bản đồ giáo viên cần phải tuân thủ một số bước sau:
a. Đọc bản đồ:
Đọc tên bản đồ để biết nội dung đó thể hiện/ BĐ là gì?
Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện nội dung đó/ bản đồ như thế nào?, bằng các ký hiệu gì? bằng màu sắc gì?
Tìm xem từng ký hiệu từng màu sắc xuất hiện ở những vị trí nào trong bản đồ.
Nếu cần thì dùng thứơc tỷ lệ để do tính khoảng cách.
b. Phân tích bản đồ
Phân tích bản đồ là tìm ra các mối liên hệ giữa các loại kí hiệu với nhau và với nội dung của bản đồ cụ thể.
Những ký hiệu đó có ở nội dung nào? khu vực nào/ BĐ
Tại sao chúng lại có ở đó mà lại không có ở chỗ khác.
Những điều kiện gì làm hco chúng xuất hiện hoặc không xuất hiện ở đó hoặc ảnh hưởng tác động đến chúng.
c. Tìm hiểu các thông tin trên bản đồ.
Từ đọc đo bản đồ, phân tích được những nội dung thể hiện/ bản đồ chúng ta có thể hiểu được những thông tin chứa đựng trong một bản đồ.
Hiện tượng, sự vật địa lý đó phân bố ở những nơi nào/ BĐ
Tại sao chúng lại phân bố ở đó
Những điều kiện gì ảnh hưởng hay tác động đến sự phân bố đó
Có mối quan hệ gì với các sự vật, hiện tượng địa lý khác không.
VD 2 : Khối lớp 8 
Bài 1: Vị trí địa lý địa hình và khoáng sản Châu á.
ở bài này giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trên BĐ TN Châu á (Bản đồ treo tường) yêu cầu các em quan sát kỹ phần chú giải trong BĐ để xác định các đối tượng địa lý thể hiện trong BĐ từ những phần chú giải đó các em sẽ lần lựơt khai thác 1 số kiến thức sau:
- Dựa vào mạng lưới KT, VT hãy xác định vị trí giới hạn Châu á và sự tiếp giáp của Châu á với các nước lân cận.
- Dựa vào thang màu sắc ghi trong phần chú giải các em sẽ nhận xét bề mặt thực của Châu á (hướn núi và địa hình)
- Từ vị trí và địa hình Châu á các em sẽ tìm ra mối quan hệ giữa vị trí, địa hình đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Châu á.
Tóm lại: Có thể nói rằng BĐ là một phương tiện không có gì có thể thay thế việc dạy và học môn địa lý. Việc sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như giới thiệu thuyết minh, mô tả nhưng yếu tố quan trọng hơn cả là giáo viên phải giới thiệu các ký hiệu (chúgiải) trên bản đồ. Học sinh có nắm được các ký hiệu (chú giải) thì học sinh mới hiểu được các kiến thức địa lý trên bản đồ. Khi giáo viên làm được công việc này tức là giáo viên đã dạy cho học sinh biết cách đọc bản đồ như đọc sách vậy. Song giáo viên cũng phải sử dụng có chọn lọc nếu lạm dụng quá thì sẽ ảnh hưởng đến cả tiết học.
5. Sử dụng băng đĩa hình
Như chúng ta đã biết song song với việc sử dụng đồ dùng trực quan trên thì việc sử dụng phương tiện “băng đĩa hình” trong việc dạy và học môn địa lý hiện nay thì không thể thiếu được ví “ băng đĩa hình” cũng là một nguồn tri thức địa lý vì nó rất sát thực với thực tế ở xung quanh chúng ta, vì vậy “băng đĩa hình” cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho học sinh khai thác kiến thức trong từng bài học ngoài ra băng hình còn mang tính chất minh hoạ và hỗ trợ cho bài giảng để phát huy tính tích cực của học sinh song việc sử dụng “ băng đĩa hình” phải tuân thủ một số quy tắc sau:
Phải căn cứ vào nội dung, và mục đích của bài học để chọn ra những hình ảnh thật đắt sao hco sát với nội dung bài học.
Giáo viên 

File đính kèm:

  • docSKKN Phat huy tac dung cua kenh hinh trong giang day mon dia ly.doc