Đề ôn thi cuối học kì II Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2010-2011

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi cuối học kì II Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI CUỐI KÌ 2 SỬ + ĐỊA LỚP 4- 2010-2011
BÀI 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
1. Đồng bằng Nam bộ có những dân tộc nào sinh sống? (kinh ,khơ me , chăm , hoa)
2. Nêu đặc điểm nhà ở : - người dân thường làm nhà dọc theo sông ngòi, kênh rạch.
 - Xuồng ghe là phương tiện đi lại phổ biến của người dân
3 Nêu đặc điểm về trang phục và lễ hội của Đồng bằng Nam Bộ.( trang phục : quần áo bà ba và khăn rằn. Lễ hội :thường tổ chức lễ hội để cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống .
Các lễ hội như: lễ hội Bà chúa xứ (Châu Đốc -An Giang), hội xuân Núi Bà (Tây Ninh), lễ cúng trăng của đồng bào Khơ- me, Lễ tế thần cá Ông ở các làng chài ven biển .
Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh
1, Vị trí thành phố HCM? – TPHCM nằm ở bên sông Sài Gòn
TP tiếp giáp với các tỉnh:Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,Tiền Giang, Long An, Tây Ninh.
2. TP chính thức mang tên TPHCM từ bao giờ? Năm 1976
3.Diện tích và dân số? Diện tích: 2090 km2,dân số: 5731 người.Diện tích và dân số lớn hơn các TP # 
4. Tại sao nói TPHCM là trung tâm kinh tế, văn hoá , khoa học lớn?
- a, Kinh tế ; TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước bao gồm : Luênj kim, cơ khí , điện tử , hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt mayThương mại của TP cũng rất phát triển.
b. văn hoá , khoa học : TPHCM có nhiều viện nghiên cứu , trường đại học . Nơi đây còn nhiều rạp hát , rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí như Đầm Sen , Suối Tiên
5. TPHCM có những cảng biển nào? Cảng Sài Gòn, cảng Nhà Bè
6. Có những loại đường giao thông nào đi các tỉnh ? Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ , đường hàng không .
BÀI 26; Ngươi dân và hoạt đồng sản xuất ở đ ồng bằng duyên hải miền trung
Vì sao có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung? Vì miền Trung có nhiều thuận lợi sau:
Có nhiều bãi biển( tắm) đẹp, bằng phẳng phủ cát trắng rợp bóng dừa, nước biển trong xanh thuận lợi cho du khách tắm biển, nghỉ dưỡng như: Sầm Sơn Thanh Hoá , Lăng Cô ( Từa Thiên Huế), Mĩ Khê . Non Nước ( Đà Nẵng), Nha Trang ( Khánh Hoà), Mũi Né ( Bình Thuận)
Có nhiều di sản văn hoá như: cố đô Huế( Thừa Thiên- Huế), phố cổ Hội An , khu di tích Mĩ Sơn ( Quãng Nam)
kể tên các ngành công nghiệp ở ĐB Duyên hải miên Trung : 
 Chủ yếu là đóng tàu và sản xuất đường mía.
Nêu thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía:
 Thu hoạch mía—vận chuyển mía – sản xuất đường thô—sản xuất đường kết tinh – đóng gói sản phẩm.
Hãy kể tên một số lễ hội ở đồng bằng duyên hải miền trung?
Lễ rước cá ông, Lễ mừng năm mới của người chăm (lễ hội Ka – Tê) , lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang
BÀI 30: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
Hãy kể các ngành khai thác khoáng sản ở vùng biển Việt Nam
Khai thác dầu khí phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu (mở Rạch Bạch Hổ ở Bà Rịa – Vũng Tàu)
Khai thác cát trắng làm thuỷ tinh ( ven biển Khánh Hoà, Quảng Ninh)
Sản xuất muối phục vụ trong nước và xuất khẩu
2 Nêu các điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở biển Việt Nam – vùng biển nước tả giàu hải sản, nhiều loại cá tôm có giá trị, có nhiều loại hải sản có giá trị như: Hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương
- Hoạt động sản xuất diển ra suốt từ Bắc vào Nam.
3 Vì sao nguồn hải sản bị cạn kiệt? (Vì đánh bắt bừa bải)
4. Kể quy trình đánh bắt và chế biến thuỷ sản?
- Khai thác cá biển à chế biến cá đông lạnh à đóng gói cá đã chế biến à chuyên chở sản phẩm à đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu
MÔN LỊCH SỬ
BÀI 16: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
Tại sao chọn Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
Vì ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm.
Kể lại trận phục kích của quân tả tại ải Chi Lăng
Mờ sáng, đạo quân Liễu Thăng đến ải Chi Lăng. Kị binh quân ta ra nghênh chiến. Rồi vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kỵ binh Liễu Thăng ham đuổi theo nên bỏ xa quân bộ ở phía sau. Khi ngựa của chúng đang vượt qua đồng lầy thì pháo hiệu nổ vang. Từ hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống. Lọt vào giữa trận địa mưa tên, Liễu Thăng bị giết. Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi từ lòng khe nhất tề xông ra tấn công. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng
Mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. Quân Minh phải xin hàng và rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế (năm 1428 lập nên nhà hậu Lê)
BÀI 19: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
1 Nêu các tác giả và tác phẩm văn học thời hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Vua Lê Thánh Tông
Hồng Đức quốc âm thi tập
Nguyễn Trãi
Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập, Bình Ngô đại cáo.
Hội Tao Đàn
thơ
Nguyễn Mộng Tuân, Lý Từ Tấn, Nguyễn Húc
thơ
2 Nêu các công trình khoa học của thời Hậu Lê.
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
Ngô Sĩ Liên
Bộ Đại Việt sử kí toàn thư.
Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến thời Hậu Lê.
Nguyễn Trãi
Dư địa chí
Xác định lãnh thổ, tài nguyên, phong tục tập quán của nhân dân ta.
Lam Sơn thực lục
Kể lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Lương Thế Vinh
Đại thành toán pháp
Kiến thức toán học
Tác giả tiêu biểu và chữ viết thông dụng trong thời kỳ này là gì?
Tác giả tiêu biểu là: vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi.
Chữ viết thông dụng là chữ Hán, có một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm.
BÀI 22: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra như thế nào?
-> Cuối thế kỉ 16, chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang. Quân lính được phép mang cả gia đình vào phía Nam khẩn hoang lập làng lập ấp. Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ, chia thành từng đoàn. Đoàn người tiến dần từ Phú Yên, Khánh Hoà đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên rồi tiến sâu vào Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp mới đến đó. 
Tác dụng của cuộc khẩn hoang? 
-Với việc phát triển nông nghiệp: cuộc khẩn hoang đã biến vùng đất hoang vắng ở phía nam thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú. 
Với nên văn hoá: nền văn hoá lâu đời của các dân tộc hoà vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên nền văn hoá Việt Nam thống nhất và có nhiều bản sắc.
BÀI 26: NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA VUA QUANG TRUNG
1 Những chính sách về kinh tế? 
- Ban bố “Chiếu khuyến nông” lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy. Tác dụng của Chiếu khuyến nông: chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm trở lại thanh bình.
- Để việc mua bán thuận lợi, Quang Trung cho đúc đồng tiền mới yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới, mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
2. Những chính sách về văn hoá? 
- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia, dùng chữ Nôm trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước.
- Ban bố “Chiếu lập học” 
3. Tại sao Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
Nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
4 . Vua Quang Trung lên ngôi Hoàng đế năm nào? 
 Năm 1788 mất năm 1792

File đính kèm:

  • doco thi cuoi ki 2 SU DIA.doc