Đề ôn thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2009 - 2010 môn: ngữ văn (thời gian làm bài 150 phút)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2009 - 2010 môn: ngữ văn (thời gian làm bài 150 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng Gd & đt thành phố ninh bình
Trường THCS Lý Tự Trọng

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8
Năm học: 2009 - 2010
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài 150 phút)



Câu1(8 điểm).
Trình bày cảm nhận của em sau khi đọc xong đoạn văn sau:
	" Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ đáng thương; không bao giờ ta thương [...]. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi buồn đau ích kỉ che lấp mất."
	(Trích "Lão Hạc" của Nam Cao)
Câu 2(12 điểm):
	Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua một số bài thơ của Bác mà em đã được học và đọc thêm.

 
 



------------------------------Hết------------------------------























Phòng GD & Đt thành phố ninh bình
Trường THCS Lý Tự Trọng

Hướng dẫn chấm môn ngữ văn
thi chọn học sinh giỏi lớp 8
Năm học: 2009 - 2010
(Thời gian làm bài 150 phút)
 
Câu
Đáp án
Điểm

1/ Yêu cầu về hình thức:
- HS có thể viết một bài văn hoặc một đoạn văn.
- Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, dùng từ đặt câu...












Câu 1
(8 điểm)
2/ Yêu cầu về nội dung: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Xác định những câu văn trong phần trích miêu tả ý nghĩa của nhân vật ông giáo (Hay cũng chính là những suy ngẫm của tác giả Nam cao về cuộc đời và con người...) 
- Lời văn giàu tính triết lí xem lẫn cảm xúc trữ tình thể hiện một thái độ sống đẹp, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo cao cả... Triết lí đó là:
+ Cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, không nên có cái nhìn cực đoan, phiến diện một chiều ... (Lấy d/c: Thoạt nhìn câu chuyện của Lão Hạc, ta chỉ thấy hình ảnh một lão nông "gàn dở, ngu ngốc..." Lão coi chó như người và có tiền mà phải chịu đói rồi cuối cùng tự kết liễu đời mình... Hay vợ của ông giáo ...)
=> Nhưng đằng sau cái "bần tiện, xấu xa, ích kỉ..." ấy vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đáng quý... hay có chăng họ trở nên "xấu xa, bỉ ổi..." là do ngoại cảnh, che lấp đi "bản tính tốt đẹp" vốn có của họ...
+ Cần phải nhìn nhận họ bằng tấm lòng đồng cảm bao dung, bằng đôi mắt của tình thương, đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ thì mới có thể hiểu đúng và cảm thông với họ -> Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm
+ Khái quát: Với triết lí này Nam Cao đã thức tỉnh lương tri ở người đọc trước những số phận bất hạnh trong cuộc đời, khẳng định niềm tin của tác giả vào nhân cách, phẩm chất tốt đẹp của con người...


1.0


2.0


2.0







2.0



1.0


Câu 2
(12điểm)
1/ Yêu cầu về hình thức: 
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
- ND nghị luận: Vẻ đẹp của vầng trăng trong thơ Bác
- Phạm vi dẫn chứng: Học sinh lấy dẫn chứng qua một số bài thơ của Bác như: Rằm tháng Giêng, Cảnh khuya, Tin thắng trận, Đi thuyền trên sông Đáy, Ngắm trăng....
2/ Yêu cầu về nội dung:
 ²Trăng là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ của Bác, trăng đến với Bác trong nhiều hoàn cảnh khác nhau:
* Khi ở chiến khu: 
+ Bài thơ trăng kì diệu giữa đêm rằm nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng)
- Ba từ "xuân" kết hợp ở 2 câu đầu tạo nên không gian bát ngát, mênh mông, cả sông xuân, nước xuân, trời xuân đều lung linh dưới ánh trăng rằm...
- Hình ảnh"nguyệt mãn thuyền" là hình tượng thơ mĩ lệ độc đáo, con thuyền của lãnh tụ, con thuyền thi nhân tràn ngập ánh trăng... 
+ Hình ảnh vầng trăng giữa núi rừng Việt Bắc (Cảnh khuya)
- Trăng như dát vàng lên núi rừng, chiếu xuống vòm cây cổ thụ để thêu dệt ngàn hoa in trên mặt đất... tạo lên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo... 
- Biện pháp điệp từ "lồng" ở câu hai -> làm cho bức tranh thiên nhiên hiện lên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối ... phải chăng ở đây trăng đã biến thành người hoạ sĩ làm cho cảnh khuya càng trở nên đẹp như vẽ...
=> Bác là người yêu trăng, sống hoà mình cùng thiên nhiên...
* Trăng cùng Bác chia vui niềm vui thắng trận: (Bài: Tin thắng trận)
- Biện pháp nghệ thuật nhân hoá"Trăng vào cửa sổ đòi thơ" -> trăng không chỉ còn là vật thể vũ trụ bao là mà nó hiện lên như một người bạn tri kỉ của Bác...
- Bận việc quân Bác không tiếp được trăng, nhưng Người từ chối trăng một cách trân trọng, đầy nâng niu "xin chờ hôm sau"....
* Trong hoàn cảnh tù đày trăng vẫn là người bạn tri kỉ của Bác (Bài Ngắm trăng)
- Hoàn cảnh "Ngắm trăng”: Sự thiếu thốn về vật chất của cảnh sống "khác loài người" ... không ngăn cản được tình yêu trăng của Bác...
- Sau phút bối rối "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"... Bác chủ động hướng ra ngoài cưả sổ "ngắm trăng"... 
- Trăng được nhân hoá: "nhòm khe cửa ngắm...", ánh trăng như con người có ánh mắt, hành động, có tâm hồn... tình tứ nhìn ngắm nhà thơ...
- Hai câu cuối: với nghệ thuật đối rất chỉnh -> làm nổi bật mối quan hệ thân thiết, trăng với người như hai người bạn tri ân tri kỉ...
=> Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác, nó được coi là cuộc vượt ngục bằng tinh thần...
* Trong đêm trung thu, ngày tết của thiếu nhi, Bác ngắm trăng là lòng nhớ thương các cháu (Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng...) ->Tấm lòng Bác sáng như vầng trăng, giữ trọn tình yêu dành cho thiếu niên nhi đồng cả nước...
(HS có thể dẫn thêm một số bài thơ khác của Bác viết về trăng, để chứng minh cho nhận định)
² ý nghĩa hình ảnh vầng trăng trong thơ Bác:
+ Vẻ đẹp vầng trăng trong thơ Bác là sự kết hợp bút pháp cổ điển và hiện đại (Trăng xưa nay là người bạn của tao nhân mặc khách... trong thơ Bác, trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên tạo hoá, cho ánh sáng, ước mơ hoà bình... thể hiện tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh....)
+ Bác yêu trăng, say trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, yêu tự do...

3/ Cho điểm:
- Bài đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có một vài lỗi nhỏ.
- Bài làm đáp ứng 2/3 số yêu cầu trên, còn một số sai sót.
- Bài đáp ứng khoảng 1/2 yêu cầu trên, còn vi phạm một vài lỗi.
- Bài đáp ứng 1/3 yêu cầu trên, bố cục chưa rõ ràng.
- Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.

11-12
8.0-10
5.0-7.0
3.0-4.0
1.0- 2.0
Giáo viên tuỳ theo chất lượng bài làm của học sinh để đánh giá và vận dụng thang điểm cho hợp lí. Đặc biệt chú ý khuyến khích thưởng điểm cho những bài có khả năng diễn đạt tốt, cách viết sáng tạo.






------------------------------Hết------------------------------

File đính kèm:

  • docde thi hsg lop 83.doc