Đề ôn tập kiểm tra cuối học kì II Toán, Tiếng việt Lớp 5

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập kiểm tra cuối học kì II Toán, Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung ôn tập cuối học kì II
Môn: Tiếng Việt
Tập đọc:
Đọc và trả lời các câu hỏi của các bài tập đọc HKI và HKII
Luyện từ và câu:
Danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ, đại từ:
GV giúp HS nhớ lại kiến thức về các từ loại này thông các các bài tập liên quan
Bài 1: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ dưới đây:
Con đò lá trúc qua sông
TráI mơ tròn trĩnh quả bòng đung đưa
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn...
Bài 2 : Gạch chân dưới các đại từ được sử dụng trong đoạn hội thoại sau :
Tan học, Lan hỏi Hà:
Hà ơI, bạn được mấy điểm Toán?
Tớ được mười, còn cậu được mấy điểm?- Hà nói:
Tớ cũng thế.
Bài 3: Chọn các quan hệ từ, cặp QHT trong ngoặc đơn thích hợp để điền vào chỗ chấm cho đúng (và, rồi, còn, nhưng, hoặc, hay, vìnên, tuy.nhưng)
Cây bàng ra hoa. kết trái.
Anh đi .. hay tôi đi?
..trời mưa em được nghỉ học.
Người em chăm chỉ .. người anh lười biếng.
.nhà nghèo . bạn Lan vẫn học giỏi.
Từ đơn, từ láy, từ ghép:
 Ôn tập cho HS hiểu thế nào là từ đơn, từ láy, từ ghép và làm các bài tập liên quan
Từ đơn: là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành. 
VD: cây, nhà , đi, ở, tốt, xấu,..
Từ ghép: Là từ gồm 2 tiếng ghép lại tạo thành một nghĩa chung.
VD: nhà cửa, đường sá, xe cộ, vô tuyến truyền hình,
(lưu ý HS có 2 loại từ ghép: TG tổng hợp và TG phân loại)
Từ láy: Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng trong đó có bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ được lặp lại. 
VD: long lanh, loáng thoáng, xinh xinh,
Từ đồng nghĩa: 
Là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
VD: Cọp, hổ, 
Thông qua 1 số bài tập giúp HS củng cố lại về từ đồng nghĩa
Bài 1: Xếp các từ dưới đây thành các nhóm từ đồng nghĩa.
Mênh mông, vắng vẻ, bao la, lạnh ngắt, hiu quạnh, bát ngát, vắng teo, lạnh lẽo, thêng thang, cóng, vắng ngắt, lạnh buốt.
Bài 2: Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa:
Chăm chỉ, siêng năng, chăm sóc, chăm.
Từ trái nghĩa: 
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD : Tốt/ xấu ; sống/chết .
Bài tập:
Điền từ tráI nghĩa với mỗi từ cho sẵn dưới đây:
Rộng/. ; lớn/.. ; cao/; mạnh/..; sáng/; thiện/..
Hoặc cho HS làm các bài tập về tìm từ tráI nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ.
Từ đồng âm:
Cho HS nêu lại kiến thức về từ đồng âm.
Làm các bài tập liên quan:
Bài 1: Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm;
a- lồng b- ca
6-Từ nhiều nghĩa:
Cho HS nêu lại kiến thức về từ đồng âm.
Làm các bài tập liên quan:
VD: Đặt câu với từ “ngọt” được dùng với các nghĩa
có vị ngọt của đường.
nói nhẹ nhàng, dễ nghe
có vị của chất đạm
âm thanh êm dịu, gây thích thú.
ở mức độ cao.
7- Câu đơn- Câu ghép:
Cho HS nêu lại kiến thức về câu đơn- câu ghép .
Làm các bài tập liên quan:như tìm chủ ngữ, vị ngữ, điền vế câu còn thiếu.
Điền vế câu ghép còn thiếu vào chỗ trống:
Bạn Nam học bài, còn 
Nếu trời mưa to..
nhưng Nam vẫn đI học.
*> Cách nối các vế câu ghép;
a> Nối bằng cách trực tiếp (dấu phẩy, hai chấm, chấm phẩy,)
b> Dùng từ có tác dụng nối( dùng QHT hay cặp QHT)
c> Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
Với dạng kiến thức này GV cho HS làm các bài tập đặt câu, điền vế câu còn thiếu, điền QHT hay cặp từ hô ứng còn thiếu.
8- Liên kết các câu trong bài:
a- Liên kết bằng cách lặp từ ngữ.
b- Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.
GV cho HS làm 1 số BT để nhận ra các kiểu liên kết câu.
VD: 2 câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Gạch chân dưới từ đó.
Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ máI nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
9- Ôn tập về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói:
a- Câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?)
b- Câu hỏi.
c- Câu cầu khiến.
d- Câu cảm.
Cho HS ôn tập và làm các bài tập liên quan.
10- Ôn tập về dấu câu
 Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
Cho HS ôn tập và làm các bài tập liên quan.
VD: Làm các bài tập như điền dấu câu thích hợp vào ô trống, bài tập nêu ý nghĩa của dấu câu trong câu trong đoạn văn, câu văn.
11- Ôn tập về bộ phận phụ của câu: Trạng ngữ
Cho HS làm các bài tập liên quan.
Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nơI chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện.
Điền trạng ngữ còn thiếu trong câu văn.
12- Ôn tập về mở rộng vốn từ: các chủ đề đã học trong năm học
Truyền thống, hữu nghị- hợp tác, thiên nhiên,
HS làm các BT có liên quan về vốn từ như đặt câu, tìm từ ghép, từ láy,
Chính tả:
GV ôn tập về danh từ riêng như tên người Việt Nam, người nước ngoài.
ôn tập về một số lỗi chính tả HS địa phương hay sai như: l- n, s- x, ch- tr,
Hs làm các BT liên quan.
Tập làm văn :
Ôn tập cho các em về các dạng văn đã học như: miêu tả (đồ vật, cây cối, con người) ; văn kể chuyện ; văn viết thư
Nội dung ôn tập cuối học kì II
Môn: Toán
I- Ôn tập về số tự nhiên :
Ôn tập cho HS cách đọc, viết, so sánh, dấu hiệu chia hết, cộng, trừ, nhân, chia sốTN và các dạng toán có liên quan.
II- Ôn tập về phân số:	
Ôn tập cho HS cách đọc, viết, so sánh, cộng, trừ, nhân, chia phân số và các dạng toán có liên quan.
III- Ôn tập về số thập phân:
Ôn tập cho HS cách đọc, viết, so sánh, cộng, trừ, nhân, chia số thập phân và các dạng toán có liên quan.
IV- Ôn tập về các đại lượng đo
Độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian
HS cần nắm được mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liên tiếp nhau.
Biết đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.
Biết so sánh sự khác nhau giữa các đơn vị đo.
Biết cộng, trừ, nhân, chia trên các đơn vị đo.
GiảI các bài tập liên quan.
V- Ôn tập giảI toán tỉ số phần trăm:
- Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
- Dạng 2: Tìm 52,5% của 800, ta lấy 800 chia 100 rồi nhân với 52,5 hoặc lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100.
- Dạng 3: Tìm 52,5% của nó là 420, ta lấy 420 chia cho 52,5 rồi nhân với 100 hoặc lấy 420 nhân 100 rồi chia cho 52,5.
 HS giải được các bài tập liên quan đến 3 dạng này.
VI- Ôn tập về hình học:
Ôn tập về góc, cạnh, 2 đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
Ôn tập về tính chu vi và diện tích một số hình:
Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn.
GV yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
GiảI các bài tập có liên quan đến chu vi, diện tích một số hình đã học.
Ôn tập về cách tính diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Hình hộp chữ nhật; b- Hình lập phương
S xq = (a + b) x 2 x c S xq = a x a x 4
S tp = S xq + S đáy x 2 S tp = a x a x 6
V = a x b x c V = a x a x a
(với a; b; c là chiều dài, chiều rộng (với a là cạnh của hình lập phương)
 chiều cao của hình hộp chữ nhật)
Học sinh nêu được các kiến thức như trên.
GiảI 1 số bài tập có liên quan.
VI- Ôn tập về giải toán
Tìm số trung bình cộng.
Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó.
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài toán về tỉ số phần trăm.
Bài toán về chuyển động đều
Tìm quãng đường, thời gian, vận tốc
 Bài toán về 2 vật chuyển động ngược chiều xuất phát cùng 1 lúc (hoặc không cùng lúc)
Bài toán về 2 vật chuyển động cùng chiều xuất phát cùng 1 lúc (hoặc không cùng lúc).
Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích).
VII- Ôn tập về biểu đồ:
 - Học sinh ôn tập về biểu đồ hình quạt, giảI các bài toán có liên quan.

File đính kèm:

  • docKH on tap T TV 5.doc