Đề ôn tâp chương I

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tâp chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐỀ ÔN TÂP CHƯƠNG I
Câu 1. Gen là một đoạn ADN 
A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. B Mang thông tin di truyền.
C. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi pôlipéptít hay ARN.
D. Chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
Câu 2. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc như thế nào?
A. UAA, UAG, UGA	 B. UAU, UAX, UGG C. UAX, UAG, UGX D. UXA, UXG, UGX
Câu 3. Bản chất của mã di truyền là
A. Một bộ ba mã hoá cho một axitamin	B. Các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 
C. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
D. Trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
Câu 4. Phát biều đúng về sự hình thành 2 phân tử ADN con trong quá trình nhân đôi ADN: 
A. Các mạch mới tổng hợp tới đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử ADN con.
B. Các mạch đơn chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi các mạch mới đã tổng hợp xong hoàn toàn.
C. 2 mạch đơn mới được tổng hợp xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con và 2 mạch của ADN mẹ xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con.
D. Sau khi tổng hợp xong 2 mạch mới thì các mạch cùng chiều sẽ liên kết với nhau để tạo thành phân tử ADN con.
Câu 5. Mã di truyền không có đặc điểm là:
	A. Có tính phổ biến.	 B. Có tính đặc hiệu.	C. Có tính thoái hoá. D. Có tính riêng biệt.
Câu 6. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:
A. Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. B. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
 C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. 	D. Một axit amin được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất.
Câu 7. Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
C. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin. D. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
Câu 8. Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. Tháo xoắn phân tử ADN. 	B. Nối các đoạn okazaki với nhau.
C. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
D. Lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN.
Câu 9 Đột biến điểm là đột biến:
A. Liên quan đến một gen trên nhiễm sắc thể.	B. Liên quan đến một cặp nu- trên gen.
C. Xảy ra ở đồng thời nhiều điểm trên gen.	D. Ít gây hậu quả nghiêm trọng.
Câu 10. Từ 4 loại nucleotit sẽ tổ hợp thành bao nhiêu mã bộ ba khác nhau?
	A. 4 bộ.	B. 16 bộ.	C. 64 bộ.	D. 61 bộ.
Câu 11. Trình tự phù hợp với trình tự các nu được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung là 5’ AGXTTAGXA 3’ là: 
A. 3’AGXUUAGXA5’. B. 3’UXGAAUXGU5’. C. 5’AGXUUAGXA3’. D. 5’UXGAAUXGU3’
Câu 12. Sự phiên mã diễn ra trên: 
A. Mạch mã gốc có chiều 3’à 5’của gen.	B. Trên cả 2 mạch của gen. 
C. Mạch bổ sung có chiều 5’à3’của gen 	D. Mã gốc hay trên mạch bổ sung là tùy theo loại gen.
Câu 13. Một đoạn mạch bổ sung của một gen có trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình giải mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên sao mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau: 
A. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3. A. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’.
C. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’ D. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’. 
Câu 14. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza gắn vào: 
A. Vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại đó.
B. Vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
C. Vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tạị vùng điều hòa.
D. Vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại bộ ba mở đầu.
Câu 15. Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào? 
A. Phiên mã và tổng hợp chuỗi polipeptit. 	B. Phiên mã và hoạt hóa axit amin. 
C. Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu D. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuổi polipeptit. 
Câu 16. Ribôxôm dịch chuyển trên mARN: 
A. Liên tục qua các nuclêôtit trên mARN. B. Từng bước tương ứng từng bộ 3 nuclêôtit trên mARN. 
C. Liên tục hoặc theo từng bộ ba nuclêôtit tùy loại mARN.
D. Theo từng bước, mỗi bước tương ứng 2 bộ 3 nuclêôtit liên tiếp trên mARN. 
Câu 17. Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
A. Gen điều hoà (R) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. 
B. Vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. 
C. Vùng vận hành (O) vùng khởi động (P) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
D. Gen điều hoà (R) vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc. 
Câu 18. Khi tế bào vi khuẩn có đường lăctôzơ quá trình phiên mã trên operon Lac diễn ra vì một số phân tử lăctôzơ liên kết với. 
A. Enzim ARN pôlimeraza, giúp enzim này liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
B. Prôtêin ức chế, làm prôtêin này bị phân hủy nên không có prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành.
C. Prôtêin ức chế, làm prôtêin này bị biến đổi cấu hình không gian nên nó không thể liên kết với vùng vận hành.
D. Enzim ARN pôlimeraza đẩy các prôtêin ức chế ra khỏi vùng vận hành để tiến hành phiên mã.
Câu 19. Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là.
A. Nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã
B. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
C. Mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.
D. Mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành. 
 Câu 20. Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra như thế ở cấp độ nào:
A. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã.	B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã.
C. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã.	D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã.
Câu 21. Phiên mã là quá trình:
A. Truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN sang phân tử ARN B. Tổng hợp chuỗi polipeptit
C. Nhân đôi ADN 	D. Duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ
Câu 22. Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
A. Prôtêin.	B. mARN.	C. ADN.	D. mARN và prôtêin.
Câu 23. Đột biến gen là những biến đổi: 
 	A. Nhỏ trong cấu trúc của gen. 	 	B. Liên quan đến một số nuclêotit. 
 C. Liên quan đến 1 hay một số cặp nuclêôtit. 	D. Liên quan đến 1 nuclêôtit. 
Câu 24. Đột biến điểm là những biến đổi 
A. Nhỏ trong cấu trúc của gen. B. Liên quan đến một cặp nuclêôtit.
C. Liên quan đến 1 hay một số cặp nuclêôtit. D. Liên quan đến 1 nuclêôtit.
Câu 25. Thể đột biến là những cá thể mang 
 A. Đột biến làm biến đổi vật chất di truyền B. Đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
 C. Các biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của ngoại cảnh D. Đột biến lặn đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
Câu 26. Nguyên nhân gây đột biến gen do:	
A. Các bazơ nitơ bắt cặp sai NTBS trong tái bản ADN, do sai hỏng ngẫu nhiên, do tác động của tác nhân vật lí, hoá học, sinh học của môi trường.	
B. Sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
C. Sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường.
D. Tác nhân vật lí, tác nhân hoá học của môi trường trong hay môi tường ngoài cơ thể.
Câu 27. Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nuclêôtit không theo nguyên tắc bổ sung khi ADN nhân đôi là: 
A. Thêm một cặp nuclêôtit. 	B. Thêm 2 cặp nuclêôtit. 	
C. Mất một cặp nuclêôtit. 	D. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
Câu 28. Mỗi NST đơn chứa: 
A. 1 phân tử ADN và các phân tử histon.	C. 2 phân tử ADN và 1 phân tử histon.
B. 1 phân tử ADN và 1 phân tử histon. 	D. 2 phân tử ADN và nhiều phân tử histon
Câu 29. Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. Phân tử ADN nuclêôxôm sợi cơ bản sợi nhiễm sắc ống siêu xoắn → crômatit.
B. Phân tử ADN sợi cơ bản nuclêôxôm ống siêu xoắn → sợi nhiễm sắc crômatit.
C. Phân tử ADN nuclêôxôm sợi nhiễm sắc sợi cơ bản ống siêu xoắn → crômatit.
D. Phân tử ADN sợi cơ bản sợi nhiễm sắc ống siêu xoắn → nuclêôxôm crômatit.
Câu 30. Đột biến mất đoạn lớn NST thường: 
 A. Gây chết. 	 C. Mất khả năng sinh sản. 
 B. Tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng. D. Ít ảnh hưởng đến sức sống.
Câu31. Trong giảm phân, một cặp NST nào đó không phân li sẽ tạo ra
A. Giao tử 2n. B. Giao tử thừa hoặc thiếu 1 NST. C. Thừa 1 hoặc một số NST. D. Thiều 1 hoặc một số NST.
Câu 32. Đặc điểm nào sau đây là thể đa bội? 
A. Một hay vài cặp NST nào đó có số lượng tăng lên hay giảm xuống.
B. 1 hay vài cặp NST nào đó có số gen tăng lên hay giảm xuống. C. Sự thay đổi số gen của một cặp NST nào đó.
D. Số NST trong tế bào tăng lên theo 1 hay 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n. 

File đính kèm:

  • docde thi sinh 9 nam 20122013.doc
Đề thi liên quan