Đề minh họa thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Đề số 4 (Có đáp án)

doc9 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề minh họa thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Đề số 4 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ MINH HỌA
SỐ 04
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56, Cu=64; Pb=207; Ag=108.
Câu 1: Kim loại nhôm, sắt, crom bị thụ động hóa trong dung dịch nào?
A. H2SO4 đặc nguội.	B. KOH.	C. H2SO4 loãng.	D. NaOH.
Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng sau:
 Vậy X, Y lần lượt là:
A. Al2O3, NaHCO3.	B. Al2O3, Al(OH)3.	C. Al(OH)3, Al2O3.	D. AlCl3, Al(OH)3.
Câu 3: Cho dãy các chất: FeO, Fe, Cr(OH)3, Cr2O3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là 
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 4: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
A. CaCO3.	B. BaCl2.	C. AlCl3.	D. Ca(HCO3)2.
Câu 5: Dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 6: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?
A. H2SO4 loãng.	B. HNO3 đặc, nguội.	C. HNO3 loãng dư.	D. dung dịch CuSO4.
Câu 7: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, Li, Cs, Rb. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Cs.	B. Li.	C. Rb.	D. Na.
Câu 8: Oxi hoá NH3 bằng CrO3 sinh ra N2, H2O và Cr2O3. Số phân tử NH3 tác dụng với một phân tử CrO3 là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 9: Chất thuộc loại cacbohiđrat là 
A. protein.	B. poli(vinylclorua).	C. glixerol.	D. xenlulozơ.
Câu 10: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 2.
Câu 11: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. H2NCH2COOH.	B. C2H5OH.	C. CH3COOH.	D. CH2=CH-COOH.
Câu 12: Trong tự nhiên, caxi sunphat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. Đá vôi.	B. Thạch cao nung.	C. Thạch cao sống.	D. Thạch cao khan.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
Trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là “Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4”. Ở đây, cặp điện cực là Zn – Cu, dung dịch chất điện li là CuSO4.
Các trường hợp còn lại, kim loại bị ăn mòn hóa học.
A. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
Câu 14: Chất tác dụng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím là
A. anđehit axetic.	B. xenlulozơ.	C. peptit.	D. tinh bột.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
B. Metyl axetat là đồng phân của axit axetic.
C. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
D. Các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước.
Câu 16: Để loại các khí: SO2; NO2; HF trong khí thải công nghiệp, người ta thường dẫn khí thải đi qua dung dịch nào dưới đây?
A. Ca(OH)2.	B. HCl.	C. NaCl.	D. NaOH.
Câu 17: Điều chế kim loại K bằng cách
A. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.	B. Điện phân KCl nóng chảy.
C. Dùng CO khử K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.	D. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.
Câu 18: Cho dãy các chất: Al2O3, KOH, Al(OH)3, CaO. Số chất trong dãy tác dụng với H2O
A. 2.	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Câu 19: Polime bị thuỷ phân cho α-amino axit là
A. polistiren.	B. polisaccarit.	C. nilon-6,6.	D. polipeptit.
Câu 20: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?
A. Triolein.	B. Glucozơ.	C. Saccarozơ.	D. Metyl axetat.
Câu 21: Các hiđroxit X, Y, Z, T có một số đặc điểm sau:
X
Y
Z
T
Tính tan (trong nước)
tan
không tan
không tan
tan
Phản ứng với dung dịch NaOH
không xảy ra phản ứng
không xảy ra phản ứng
có xảy ra phản ứng
không xảy ra phản ứng
Phản ứng với dung dịch Na2SO4
không xảy ra phản ứng
không xảy ra phản ứng
không xảy ra phản ứng
phản ứng tạo kết tủa trắng
X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, NaOH.	B. NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2.
C. Ba(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, NaOH.	D. NaOH, Fe(OH)3, Al(OH)3, Ba(OH)2.
Câu 22: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là?
A. nilon-6,6.	B. poli(metylmetacrylat).
C. poli(vinylclorua).	D. polietilen.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là 
A. C2H4O2.	B. C3H6O2.	C. C5H10O2.	D. C4H8O2.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm các oxit của nitơ có tỉ khối so với H2 là x. Giá trị của x là
A. 19,5.	B. 20,1.	C. 18,2.	D. 19,6.
Câu 25: Cho 0,1 mol este tạo bởi axit 2 lần axit hai chức và ancol một ancol đơn chức tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được 6,4 gam ancol và một lượng muối có khối lượng nhiều hơn 13,56% khối lượng este. Công thức cấu tạo của este là 
A. C2H5OOC-COOC2H5.	B. C2H5OOC-COOCH3.
C. CH3OOC-CH2-COOCH3.	D. CH3OOC-COOCH3.
Câu 26: Khi thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được amino axit chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Giá trị của m là
A. 22,95.	B. 21,15.	C. 24,30.	D. 21,60.
Câu 27: Có các nhận định sau: (1) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol; (2) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm ; (3) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n ≥ 2; (4) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este. Số nhận định đúng là
A. 2	B. 4.	C. 3.	D. 1
Câu 28: Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,75.	B. 3,92.	C. 3,88.	D. 2,48.
Câu 29: Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này gần nhất là
A. 145.	B. 118.	C. 113.	D. 133.
Câu 30: Cho 15 gam hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được là
A. 15,925 gam.	B. 20,18 gam.	C. 21,123 gam.	D. 16,825 gam.
Câu 31: Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là
A. 92,1 gam.	B. 80,9 gam.	C. 88,5 gam.	D. 84,5 gam.
Câu 32: Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Phát biểu sau đây đúng là:
A. X là khí CO2; Y là dung dịch Ca(OH)2; Z là CaCO3.
B. X là dung dịch NaOH; Y là dung dịch AlCl3; Z là Al(OH)3.
C. X là dung dịch NaOH; Y là dung dịch gồm HCl và AlCl3; Z là Al(OH)3.
D. X là khí CO2; Y là dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2; Z là CaCO3.
Câu 33: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,36.	B. 10,23.	C. 9,15.	D. 8,61.
Câu 34: Cho các loại hợp chất: amino axit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của amino axit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. X, Y, T.	B. X, Y, Z.	C. X, Y, Z, T.	D. Y, Z, T.
Câu 35: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 184 gam.	B. 276 gam.	C. 92 gam.	D. 138 gam.
Câu 36: Hoà tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là
A. 20,7gam.	B. 27,2 gam.	C. 13,6 gam.	D. 14,96gam.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít NO (đktc). Thêm dung dịch chứa 0,1 mol HCl vào dung dịch X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 115 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của m là
A. 3,36.	B. 3,92.	C. 3,08.	D. 2,8.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp M gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở và có tỉ lệ số mol nX : nY : nZ = 2 : 3 : 5. Thủy phân hoàn toàn N, thu được 60 gam Gly, 80,1 gam Ala, 117 gam Val. Biết số liên kết peptit trong X, Y, Z khác nhau và có tổng là 6. Giá trị của m là
A. 176,5.	B. 257,1.	C. 226,5.	D. 255,4.
SAICâu 39: Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở, thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam X’. Nếu cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 61,48 gam.	B. 53,2 gam.	C. 57,2 gam.	D. 52,6 gam.
Câu 40: Cho 30,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, Mg, MgO và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4 gam hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với He là 6,5. Khối lượng của MgSO4 có trong dung dịch Z là
A. 38,0 gam.	B. 36,0 gam.	C. 30,0 gam.	D. 33,6 gam.
Câu 24: 
Câu 25: 
Câu 26: 
Câu 29: 
Cấu tạo của tơ capron :
Câu 31: 
Câu 32: 
Dựa vào đồ thị, ta thấy: Khi cho từ từ X vào dung dịch Y, lượng kết tủa Z tăng dần lên cực đại là a mol, phản ứng này cần a mol chất X. Sau đó lượng kết tủa không đổi một thời gian, phản ứng này cần b mol chất X. Cuối cùng kết tủa bị hòa tan từ từ đến hết, phản ứng này cần a mol chất X.
Suy ra: Đây là phản ứng cho từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa đồng thời NaOH và Ca(OH)2. X là CO2, dung dịch Y là NaOH và Ca(OH)2 và kết tủa Z là CaCO3.
Phương trình phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:
Lượng kết tủa tăng dần đến cực đại a mol ứng với phản ứng (1), phản ứng này cần a mol CO2. Lượng kết tủa không thay đổi một thời gian ứng với phản ứng (2) và (3), phản ứng này cần b mol CO2. Lượng kết tủa tan dần đến hết ứng với phản ứng (4), lượng CO2 cần dùng trong phản ứng này là a mol.
Câu 33: 
Câu 35: 
Câu 37: 	
Câu 38: 
● Cách 1 : Tìm các peptit dựa vào số mol các amino axit và tỉ lệ mol của các peptit
* Nhận xét : Với cách này, ta phải thử lắp ghép các gốc amino axit dựa vào số mol của các peptit và số mol của các amino axit nên mất nhiều thời gian.
● Cách 2 : Quy về peptit lớn hơn, tìm số mắt xích trong peptit mới từ đó suy ra số phân tử H2O tham gia thủy phân peptit mới và hỗn hợp peptit ban đầu.
* Nhận xét : Với cách này, ta không cần phải tìm công thức và số mắt xích của từng peptit vì thế thời gian làm cũng ngắn hơn.
SAICâu 39: Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở, thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam X’. Nếu cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 61,48 gam.	B. 53,2 gam.	C. 57,2 gam.	D. 52,6 gam.
Câu 39: 
Câu 40: 
DỰNG LẠI MA TRẬN ĐỀ THI MINH HỌA
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN : HÓA HỌC
NỘI DUNG
LÝ THUYẾT
BÀI TẬP
SỐ CÂU
NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG CAO
SỐ CÂU
NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG CAO
1. Este – Chất béo
2
1
1
0
4
0
3
1
2. Cacbohiđrat 
1
1
0
0
1
1
0
0
3. Amin – Amino axit – Peptit 
2
2
0
0
3
1
1
1
4. Polime 
1
1
0
0
0
0
0
0
5. Tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ 
4
3
1
0
0
0
0
0
6. Đại cương kim loại 
4
4
0
0
1
0
1
0
7. Kim loại kiềm – Kiềm thổ – Nhôm
2
2
0
0
3
0
2
1
8. Sắt – Crom
2
2
0
0
2
0
2
0
9. Phân biệt một số chất vô cơ
1
1
0
0
0
0
0
0
10. Hóa học và các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội và môi trường. Câu hỏi thực tiễn
1
1
0
0
0
0
0
0
11. Tổng hợp kiến thức hóa vô cơ 
4
4
0
0
2
0
1
1
Tổng
24 (60%)
22
(55%)
2
(5%)
0
16
(40%)
2
(5%)
10
(25%)
4
(10%)
Tiến trình luyện đề
Ngày thứ
Nội dung ôn tập
01 – 05
- Luyện đề khởi động (từ 01 đến 05).
- Thống kê và đánh dấu các câu làm sai; tìm nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục.
- Nguyên tắc khắc phục là: Thiếu thì bổ sung, yếu thì rèn luyện thêm.
06 - 10
- Luyện đề vượt chướng ngại vật (từ 06 đến 10) và khắc phục những lỗi sai.
- Đối với những câu khó, các em hãy so sánh lời giải của mình với hướng dẫn giải của thầy. Từ đó lựa chọn phương pháp giải hợp lý nhất đối với mình.
11 - 20
- Luyện đề tăng tốc (từ 11 đến 20) và khắc phục những lỗi sai.
- Ở phần này, độ khó của các câu vận dụng cao (từ 37 đến 40) đã tăng lên. Vì thế, trong quá trình làm bài, các em sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng đừng nản chí nhé, hãy cố gắng phát huy hết những khả năng của mình.
- Nếu các câu từ 37 đến 40 vẫn tiếp tục làm khó các em, thì hãy quay trở lại phần 1 tìm hiểu phương pháp và rèn luyện tư duy, kĩ năng để chinh phục chúng. Thầy đã chuẩn bị rất kĩ rồi, việc còn lại là của các em đấy.
21 - 25
- Luyện đề về đích (từ 21 đến 25) và khắc phục những lỗi sai.
- Đây là 05 đề rất khó, chắc chắn là khó hơn so với đề thi của Bộ. Vậy tại sao thầy lại đưa vào quá trình ôn luyện? 
- Thầy rất thích chạy bộ và khi hỏi các chuyên gia làm thế nào để chiến thắng trong cuộc thi chạy việt dã 5 km thì câu trả lời mà thầy nhận được nhiều nhất là: Hãy tập chạy 10 km. Các em hiểu ý thầy chứ?
Thông báo!
Chuyển giao bộ 24 đề luyện thi THPT Quốc Gia năm 2017 (bản Word) theo cấu trúc mới của BGD và ĐT. Đây là bộ đề được soạn dành riêng cho giáo viên và có lời giải chi tiết các câu ở mức độ vận
dụng và vận dụng cao.
Quà tặng kèm theo:
- 160 bài tập hay và khó có lời giải chi tiết.
- 20 chuyên đề bài tập và lý thuyết ôn thi THPT Quốc Gia.

File đính kèm:

  • docde_minh_hoa_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_de_so_4_c.doc