Đề kiểm tra trắc nghiệm môn: Vật lý khối 6

doc7 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm môn: Vật lý khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
MÔN: VẬT LÝ 6
Bài
Nội dung câu hỏi
Đáp án
Đo 
độ 
dài
(1,2) 
1/ Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là:
 A. kilômét (km)	B. mét (m)
 C. centimét (cm)	D. milimét (mm)
B
2/ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:
Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước	B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước
C. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước. D.Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
D
3/ Một bạn dùng thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất là 2cm để đo chiều dài cuốn SGK Vật lý 6. Trong các cách ghi kết quả dưới đây , cách ghi nào là đúng?
 A. 240 mm	B. 23 cm
 C. 24 cm	D. 24,0 cm
C
4/ Trong các cách đặt thước sau đây để đo độ dài , cách nào đúng?
Không đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo
Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo
Đặt một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước
Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của vật
D
5/ Trong các cách đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo độ dài sau đây, cách nào đúng?
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu kia của vật
Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải
Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái
Đặt mắt nhìn theo mọi hướng đều được
A
6/ Trong số các thước dưới đây , thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm
Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm
C
7/ Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
l1 = 20,1cm
l2 = 21cm
l3 = 20,5cm
Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành?
A.0,1cm
B.1cm
C.0,5(0,1)
 cm
8/ Lựa chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.
Thước đo độ dài
Độ dài cần đo
1.Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm
2.Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm
3.Thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
a.Bề dầy cuốn Vật lý 6
b.Độ dài lớp học của em
c.Chu vi miệng cốc
1-b
2-c
3-a
Đo
thể
tích
chất
lỏng
9/ Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng gần đầy chai 0,5l:
A.Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml
C. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml	 D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml
B
10/ Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
 A. V = 20,5cm3	B. V = 20,2cm3
 C. V = 20,50cm3	D. V = 20cm3
A
11/ Để đọc đúng kết quả thể tích chất lỏng cần đo, ta
đặt mắt nhìn từ trên xuống	
B. đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình
C. đặt mắt nhìn từ dưới lên
Cả A, B, C đều sai
B
12/ Đơn vị đo thể tích thường dùng là:
 A. mét khối (m3) và lít (l)	 B. mét khối (m3) và centimét khối (cm3)
 C. mét khối (m3)	 D. dềcimét khối (dm3)
A
Đo
thể
vật
rắn
không 
thấm
nước
13/ Một hòn đá có thể tích 25cm3 được thả nhẹ vào bình chia độ đang chứa nước ở mực 80cm3. Thể tích mực nước dâng lên thêm trong bình là:
 A. 25cm3	 B. 55cm3	 C. 60cm3	 D. 105
A
14/ Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
thể tích bình tràn	
thể tích bình chứa
C.thể tích nước còn lại trong bình tràn
D.thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
D
15/Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng ?
 A. V = 86cm3	 B. V = 55cm3	 C. V = 31cm3 D. V = 141cm3
C
Khối
lượng-
Đo
khối
 lượng
16/ đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là:
 A. kilôgam (kg)	 B. gam (g)	 C. lạng	 D. miligam (mg)
A
17/ Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g, số đó chỉ:
 A. Khối lượng bột giặt trong túi	B. Khối lượng của túi bột giặt
 C. Trọng lượng của túi bột giặt	D. Thể tích của túi bột giặt
 A
18/ Để đo khối lượng, người ta dùng ;
 A. thước	 B. bình chia độ	 C. bình tràn	 D. cân
D
19/ Một lạng bằng bao nhiêu gam ?
 A. 1	 B. 10	 C. 100	 D. 1000
C
Lực-
Hai
lực
cân 
bằng
20/ Lực là 
A. tác dụng đẩy vật này lên vật kia	 B. tác dụng kéo vật này lên vật kia
C. tác dụng nén lò xo	 D.tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác
D
21/ Hai lực cân bằng là 
hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều
hai lực mạnh như nhau
hai lực cùng phương, ngược chiều
Cả A, B, C đều đúng
A
22/ Lực mà nam châm tác dụng lên quả nặng bằng sắt là
 A. Lực nén	 B. Lực đẩy
 C. Lực hút	 D. Không có lực nào cả
C
23/ Đầu tàu tác dụng vào các toa tàu một lực gì ?
 A. Lực kéo	 B. Lực đẩy
 C. Lực hút	 D. Lực nén
A
Tìm
hiểu
kết
 quả
tác
dụng
của
lực
24/ Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì ?
Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
Chỉ làm biến dạng quả bóng
Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó
D
25/ Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật khi :
Vật đang chuyển động , bị dừng lại
Vật chuyển động nhanh lên
Vật chuyển động chậm lại
Cả A, B, C đều đúng
D
26/ Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm
biến dạng lò xo
biến đổi chuyển động của lò xo
vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động của lò xo 
Cả A, B, C đều sai
A
Trọng
 lực-
Đơn
vị
lực
27/ Trọng lực là
 A. lực hút của Trái đất	 B. lực tác dụng lên vật
 C. lực có phương thẳng đứng	 D.lực có chiều hướng từ trên xuống dưới
A
28/ Một vật có khối lượng 10kg thì trọng lượng của vật đó là
 A. 10N	B. 100N	C. 1000N	D. 10 000N
B
29/ Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn thì nó
Chỉ chịu tác dụng của trọng lực	
B. Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ mặt bàn
Không chịu tác dụng của lực nào cả	
Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn
D
30/ trọng lực có 
phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất
phương thẳng đứng
chiều hướng về phía Trái Đất
chiều hướng lên trên
A
31/ Đơn vị của lực là 
 A. kilôgam (kg)	B. mét (m)	C. Niutơn (N)	 D. lít (l)
C
Lực 
đàn 
hồi
32/ Lực nào dưới đây là lực đàn hồi ?
Trọng lực của một quả nặng
Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng
C
33/ Chọn câu đúng trong các câu dưới đây :
Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng
Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng
Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm
Cả A, B, C đều đúng
B
34/ Hãy đánh dấu (x) vào ô tương ứng với vật có tính chất đàn hồi
Một cục đất sét 	
Một quả bóng cao su 
Một quả bóng bàn 
Một hòn đá 	 
Một chiếc lưỡi cưa	 
Một đoạn đây đồng nhỏ 
B,E
Lực
kế - Phép đo
lực
35/ Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn sỏi thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây?
Một cái cân và một cái thước.
B. Một cái cân và một bình chia độ.
 C, Một lực kế và một cái thước.
 D. Một cái lực kế và một bình chia độ.
D
36/ Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Hỏi khối lượng của quả nặng đó là bao nhiêu gam?
A. 1g B. 10g C. 100g D. 1000g
B
37/ Một quả nặng có khối lượng 1Kg thì có trọng lượng bằng bao nhiêu niuton?
A. 1N B. 10N C. 100N D. 1000N
B
38/ Ghép cụm từ bên trái với cụm từ bên phải đẻ tạo thành các câu đúng. 
Muốn đo khối lượng của một túi đường A. một bình chia độ
phải dùng.
2. Muốn đo lực kéo tay phải dùng B. một cái thước mét
3. Muốn đo chiều dài của lớp học phải dùng C. một cái lực kế
4. Muốn đo thể tích nước trong một cái chai D. một cái cân
phải dùng 
1-D
2-C
3-B
4-A
Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng
39/ Đơn vị của trọng lượng riêng là:
Kilogam trên mét khối.
Niutơn trên mét khối
Kilogam.
Niutơn
B
40/ Công thức tính khối lượng riêng là:
A. D = m/V B. P = 10m C. d = P/V D. d = 10D
A
41/ Khối lượng riêng của nước là vào khoảng:
A. 800kg/m3 B. 1000kg/m3 C. 2700kg/m3 D. 7800kg/m3
B
42/ Khối lượng của một mét khối một chất được gọi là:
A. khối lượng riêng của chất đó.
B. trọng lượng riêng của chất đó.
C. trọng lượng của chất đó.
D. khối lượng của chất đó.
A
Máy
 cơ 
đon giản
43/ Một vật có khối lượng là 2kg. Để kéo trục tiếp vật lên cao thì phải tác dụng lực nào trong các lực sau:
A. 0,002N B. 0,02N C. 2. N D. 20N
D
44/ Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc được gọi là máy cơ đơn giản vì:
Chúng có cấu tạo đơn giản và giúp thực hiện công việc nhanh hơn.
Chúng có cấu tạo đơn giản và giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.
Chúng có khối lượng nhỏ và giúp thực hiện công việc nhanh hơn.
Chúng có khối lượng lớn và giúp thực hiện công việc từ từ hơn.
B
45/ Người ta dùng máy cơ đơn giản loại nào để đưa hàng lên sàn ôtô tải.
A. Palăng B. Đòn bẩy C. Ròng rọc D. Mặt phẳng nghiêng
D
46/ Hãy ghép mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là A. mặt phẳng nghiêng
Bánh xe có rãnh quay quanh trục là B. máy cơ đơn giản
Xà beng là C. ròng rọc
Tấm ván kê nghiêng là D. đòn bẩy
1-B
2-C
3-D
4-A
Mặt phẳng nghiêng
47/Có thể làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào sau đây:
Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Giảm chiều dài kê mặt phẳng nghiêng.
Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng và đồng thời tăng chiều dài kê mặt phẳng nghiêng.
Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chieuf dài kê mặt phẳng nghiêng.
C
48/ Hãy so sánh lực kéo vật lên trực tiếp với lực kéo vật lên khi dùng mặt phẳng nghiêng?
A. Lớn hơn B. Nhỏ hơn C. Bằng D. Ít nhất bằng
A
49/ Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây?
A. Treo cờ lên đỉnh cột cờ B. Đưa thùng hàng lên xe ôtô
C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên D.Đưa xô vữa lên cao
B
50/ Mặt phẳng nghiêng càng dài thì lực dùng để kéo vật trên mặt phẳng đó như thế nào?
A. Càng lớn B. Càng nhỏ C. Không thay đổi D. Cả 3 câu đều sai
B
Đòn bẩy
51/ Dùng đòn bẩy để nâng vật lên, khi nào lực nâng vật lên(F2) < trọng lượng của vật (F1)?
A. Khi OO2 < OO1 B. Khi OO2 = OO1 
C. Khi OO2 > OO1 D. Khi OO1 < OO1 
C
52/ Điểm O dược gọi là gì?
A. Điểm tác dụng của lực F1. B. Điểm tác dụng của lực F2.
C. Trọng lượng của vật. D. Điểm tựa.
D
53/ Trong sô các dụng cụ dưới đây, đâu là đòn bẩy?
A. Tấm ván B. Palang C. Ròng rọc D. Kéo.
D
54/ Hãy điền từ còn thiếu vào câu sau:
Mỗi đòn bẩy đều có điểm tựa là., điểm tác dụng của vật là., điểm tác dụng của lực nâng vật là.
A. O,O1,O2 B. O1,O,O2 C. O2,O1,O D.O1,O2,O
A
Ròng rọc
55/ Ròng rọc nào dưới đây là ròng rọc động?
Trục bánh xe được mắc cố định, còn bánh xe thì quay quanh trục.
Trục bánh xe quay được tại một vị trí.
Trục bánh xe vừa quay vừa chuyển động.
Cả 3 phương án trên đều là ròng rọc động.
C
‘56/ Lực kéo vật lên trực tiêp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động?
A. Lớn hơn B. Nhỏ hơn C. Bằng D. Ít nhất bằng
A
57/ Lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc cố định sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên trực tiếp?
 A. Lớn hơn B. Nhỏ hơn C. Bằng D. Ít nhất bằng
C
58/ Dùng ròng rọc cố định có tác dụng gì?
Thay đổi độ lớn của lực kéo .
Thay đổi hướng của lực kéo.
Vừa thay đổi hướng vừa thay đổi độ lớn của lực kéo.
Cả 3 câu đều sai.
B

File đính kèm:

  • docDe Trac Nghiem Ly 6.doc
Đề thi liên quan