Đề kiểm tra tiếng việt 7 thời gian 45 phút trường trung học cơ sở Sơn Kim

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 7110 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tiếng việt 7 thời gian 45 phút trường trung học cơ sở Sơn Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7
 TRƯỜNG THCS SƠN KIM Thời gian 45 phút

Đề 1
Câu1: Cho đoạn thơ sau:
 … “ Bố em đi cày về.
 Đội sấm
 Đội chớp
 Đội cả trời mưa”
 ( Trần Đăng Khoa)
 a, Xác định câu rút gọn trong đoạn thơ’.
 b, Khôi phục lại các câu rút gọn em vừa tìm được.
Câu 2: Trong các ví dụ sau đây đều có cụm từ “ Mùa xuân”.Vậy cụm từ “ Mùa xuân” trong ví dụ nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt đó nhằm mục đích nêu lên điều gì?
 a, Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
 b, Tự nhiên như thế, ai cũng chuộng mùa xuân.
 c, Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.
Câu 3: Thêm vào chỗ trống trong những câu sau đây, để câu có thành phần trạng ngữ.
 a, …………………, bà con nông dân đang gặt lúa.
 b, …………………, hoa phượng nở thắm, sáng rực cả sân trường.
 c, Chúng em rất mến bạn Hoa,……………………………………
 d,…………………………, bạn Tuấn đã đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.
 e,.................................................., em cố gắng chăm chỉ học tập.
Câu 4:
 Viết một đoạn văn ngắn, miêu tả hoặc phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu, trong đó có sử dụng ít nhất hai kiểu trong ba kiểu câu: Câu rút gọn, câu đặc biệt, câu có thành phần trạng ngữ.

ĐÁP AN – BIÊU ĐIỂM

Câu 1:
a. Câu rút gọn là: 
 Đội sấm
 Đội chớp
 Đội cả trời mưa . ( 0,5đ)
b. Khôi phục:
 Bố em đội sấm
 Bố em đội chớp
 Bố em đội cả trời mưa. ( 0,5đ)
Câu 2:
Cụm từ “ Mùa xuân” ở ví dụ (c) là câu đặc biệt.( 0,5đ).
Mục đích: Xác định thời gian và bộc lộ cảm xúc (1 đ)
Câu 3: Có thể thêm:
 a. Ngoài đồng, bà con nông dân đang gặt lúa.
 b. Mùa hè đến, hoa phượng nở thắm, sáng rực cả sân trường.
 c. Chúng em rất mến bạn Hoa,vì bạn ấy là một người nhân hậu.
 d. Bằng sự nỗ lực học tập không ngừng, bạn Tuấn đã đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.
 e. Để trở thành một học sinh giỏi, em cố gắng chăm chỉ học tập.
( Tuy nhiên học sinh có thể sáng tạo nhiều nội dung khác nhau, miễm là đảm bảo đúng kiểu câu có thành phần trạng ngữ)
Mỗi câu: 0,5 đ
Câu 4: - Đoạn văn có nội dung: 1đ
 - Trình bày mạch lạc, sạch sẽ: 1đ
 - Có sử dụng được 1 kiểu câu theo quy định : 1 đ
 - Có sử dụng được 2-3 kiểu câu theo quy định : 2 đ
 
ĐỀ 2
Cho đoạn trích sau:
…“ Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.”
 ( Trích Rừng cọ quê tôi-Nguyễn Thái Vận)
Câu 1: Hãy ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng? ( 3 điểm) 
Câu 2: Hãy chỉ ra các thành phần trạng ngữ có trong đoạn trích và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì trong câu? ( 3 điểm) 
Câu 3: Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu nói về mùa xuân. Trong đoạn văn có dùng ít nhất hai trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ và cho biết công dụng của trạng ngữ đó trong câu? (4 điểm)
ĐÁP AN – BIÊU ĐIỂM
Câu 1 (3 điểm): Chỉ ra các câu rút gọn:
TT
Câu rút gọn
Điểm
Tác dụng
Điểm
Tổng điểm
1
- Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu.
0,5
Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn
0,5
1
2
- Ngày nắng, bóng râm mát rượi. 
0,5
Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn
0,5
1
3
- Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
0,5
Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn
0,5
1
Đúng tất cả được 1 điểm cho mỗi thành phần ( Sai ở phần nào trừ điểm phần đó).
Câu 2 ( 3 điểm):
Chỉ ra các thành phần trạng ngữ và ý nghĩa của từng thành phần:
TT
Thành phần trạng ngữ
Điểm
Ý nghĩa bổ sung
Điểm
Tổng điểm
1
Ngày ngày đến lớp
0,5
Thời gian
0,5
1
2
Ngày nắng
0,5
Thời gian
0,5
1
3
Ngày mưa
0,5
Thời gian
0,5
1
Đúng tất cả được 1 điểm cho mỗi thành phần ( Sai ở phần nào trừ điểm phần đó).
Câu 3 (điểm):
Đoạn văn có nội dung 1đ
Đúng hình thức đoạn văn trình bày sạch sẽ, mạch lạc 0,5đ
Đủ số câu 0,5đ
Dùng được ít nhất hai trạng ngữ : 1đ
Gạch chân và cho biết công dụng: 1đ
 







































ĐỀ 3
Cho đoạn trích sau:
…“ Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Vế chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng.”…
 ( Trích Vời vợi Ba Vì - Võ Văn Trực)
Câu 1/ Hãy chỉ ra câu rút gọn: “ Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm. Từng giờ trong ngày.”nêu tác dụng của nó? ( 1 điểm) 
Câu 2/ Hãy chỉ ra các thành phần trạng ngữ có trong đoạn trích và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì trong câu ? ( 5 điểm) 
Câu 3/ Hãy biến đổi câu sau: “Vế chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng.” thành ba câu trong đó có một câu đặc biệt. ( 2 điểm) 
Câu 4/ Hãy biến đổi câu sau: “ Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” thành câu có trạng ngữ chỉ thời gian ? ( 2 điểm) 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
MÃ ĐÊ 1
Câu 1 (3 điểm): Chỉ ra các câu rút gọn:
TT
Câu rút gọn
Điểm
Tác dụng
Điểm
Tổng điểm
1
Từng giờ trong ngày
0,5
Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn
0,5
1
Đúng tất cả được 1 điểm cho mỗi thành phần ( Sai ở phần nào trừ điểm phần đó).

Câu 2 ( 3 điểm):
Chỉ ra các thành phần trạng ngữ và ý nghĩa của từng thành phần:
TT
Thành phần trạng ngữ
Điểm
Ý nghĩa bổ sung
Điểm
Tổng điểm
1
Thời tiết thanh tịnh, 
0,5
Điều kiện
0,5
1
2
trời trong trẻo, 
0,5
Điều kiện
0,5
1
3
 ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc,
0,5
Cách thức
0,5
1
4
Vế chiều, 
0,5
Thời gian
0,5
1
5
sương mù tỏa biếc, 
0,5
Điều kiện
0,5
1
Đúng tất cả được 1 điểm cho mỗi thành phần ( Sai ở phần nào trừ điểm phần đó).

Câu 3 ( 2 điểm): “Vế chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng.” thành ba câu trong đó có một câu đặc biệt bằng cách thay dấu phẩy (,) bằng dấu chấm (.) như sau: “Vế chiều. Ssương mù tỏa biếc. Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng.”
- Vế chiều. ( câu đặc biệt)

Câu 4 ( 2 điểm): Biến đổi câu sau: “ Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” thành câu có trạng ngữ chỉ thời gian như sau: 
- Từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày, Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng.

 * Lưu ý: Gv có thể căn cứ theo mức độ làm bài của học sinh để có thể chiết điểm chấm cho hợp lí hơn

ĐỀ 4
Môn: TIẾNG VIỆT 7

I –Trắc nghiệm( 2đ)
Bài 1: Điền tác dụng của các câu đặc biệt vào bảng sau:
Câu đặc biệt
Tác dụng
1. Một thứ im lặng ghê người.

2. Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác lái phán từ từ trôi.

3. Trời ơi!Ối giời ơi!

4 Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh nhé.


II Tự luận (8đ)
Bài 2: Tìm câu rút gọn trong các ví dụ sau và cho biết câu đã bị rút gọn thành phần nào? (2đ)
Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng...
Những ai ngồi đấy?
Ông Lí Cựu với ông chánh hội. 
Bài 3: Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn? Mỗi loại cho một ví dụ(3đ)
Bài 4: Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nói về mùa xuân. Trong đoạn văn có dùng ít nhất hai trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ và cho biết công dụng của trạng ngữ đó trong câu?


Biểu điểm:
Bài 1:Mỗi ý cho 0,5đ
 1-Miêu tả sự tồn tại của sự vật hiện tượng.
 2- Thời gian.
 3- Bộc lộ cảm xúc.
 4 – Gọi đáp.
Bài 2:Mỗi câu cho 1đ
 a) Câu rút gọn: Cứ nhắm......
Rút gọn thành phần chủ ngữ
 b) Ông Lí Cựu với ông chánh hội.
Rút gọn thành phần vị ngữ
Bài 3: Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau 2đ


Câu đặc biệt
Câu rút gọn
Giống nhau
Đều ngắn gọn có khi là một từ
Khác nhau
Có thể khôi phục lại được.
Không thể khôi phục lại được.

Lấy ví dụ đúng cho 1đ

Bài 4: - Đúng hình thức đoạn văn, nói về mùa xuân. 0,5đ
Đủ số câu 0,5đ
Dùng được ít nhất hai trạng ngữ : 1đ
Gạch chân và cho biết công dụng: 1đ

ĐỀ 5
 
Tiết 90 Ngữ văn 7
Kiểm tra 45’ Phần Tiếng Việt

MÃ ĐÊ 1
Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Mức độ
Chủ đề:
Tiếng Việt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

 1/ Rút gọn câu
Chỉ ra các câu rút gọn. 




Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
3
30%




1
3
30%
2/ Thêm trạng ngữ cho câu
Chỉ ra các thành phần trạng ngữ.
Chỉ ra ý nghĩa của từng thành phần trạng ngữ
Biến đổi câu hoặc thêm từ ngữ để tạo thành phần trạng ngữ


Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
0,5
1,5 
15%
 0,5
1,5 
15%
1
2
20%


2
5
50 %
3/ Câu đặc biệt 


Biến đổi câu để tạo thành phần trạng ngữ thành câu đặc biệt.


Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %


1
2
20%

1
2
20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1,5
4,5
45% 
0,5
1,5
15% 
2
4
40%

4
10
100%

Đề ra: MÃ ĐỀ 1
Cho đoạn trích sau:
…“ Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.”
 ( Trích Rừng cọ quê tôi-Nguyễn Thái Vận)

Câu 1/ Hãy ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng? ( 3 điểm) 
Câu 2/ Hãy chỉ ra các thành phần trạng ngữ có trong đoạn trích và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì trong câu? ( 3 điểm) 
Câu 3/ Hãy biến đổi câu sau: “Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.” thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt. ( 2 điểm) 
Câu 4/ Hãy biến đổi câu sau: “Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ.” thành câu có trạng ngữ chỉ không gian ( địa điểm, nơi chốn)? ( 2 điểm) 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
MÃ ĐÊ 1
Câu 1 (3 điểm): Chỉ ra các câu rút gọn:
TT
Câu rút gọn
Điểm
Tác dụng
Điểm
Tổng điểm
1
- Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu.
0,5
Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn
0,5
1
2
- Ngày nắng, bóng râm mát rượi. 
0,5
Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn
0,5
1
3
- Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
0,5
Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn
0,5
1
Đúng tất cả được 1 điểm cho mỗi thành phần ( Sai ở phần nào trừ điểm phần đó).

Câu 2 ( 3 điểm):
Chỉ ra các thành phần trạng ngữ và ý nghĩa của từng thành phần:
TT
Thành phần trạng ngữ
Điểm
Ý nghĩa bổ sung
Điểm
Tổng điểm
1
Ngày ngày đến lớp
0,5
Thời gian
0,5
1
2
Ngày nắng
0,5
Thời gian
0,5
1
3
Ngày mưa
0,5
Thời gian
0,5
1
Đúng tất cả được 1 điểm cho mỗi thành phần ( Sai ở phần nào trừ điểm phần đó).

Câu 3 ( 2 điểm): Biến đổi câu: “Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.” thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt bằng cách thay dấu phẩy (,) bằng dấu chấm (.) như sau: “Ngày ngày đến lớp. Tôi đi trong rừng cọ.” 
- Ngày ngày đến lớp. ( câu đặc biệt)

Câu 4 ( 2 điểm): Biến đổi câu sau: “Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ.” thành câu có trạng ngữ chỉ không gian ( địa điểm, nơi chốn) như sau: 
- Khuất trong rừng cọ, ngôi trường tôi học nằm đó.

 * Lưu ý: Gv có thể căn cứ theo mức độ làm bài của học sinh để có thể chiết điểm chấm cho hợp lí hơn








File đính kèm:

  • doctiet 90 kiem tra Tieng Viet dap an.doc