Đề kiểm tra tham khảo học kỳ I - Môn Sinh học lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tham khảo học kỳ I - Môn Sinh học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO HỌC KỲ I
MÔN SINH HỌC- LỚP 9
THỜI GIAN : 45P
I - TRẮC NGHIỆM: (3đ)
 Đánh dấu x vào phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Khi cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được: 
 A - Toàn quả đỏ B - Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
 C - Toàn quả vàng D - Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng
 Câu 2: Thế nào là lai phân tích?
A- Là phép lai giữa cá thể mang kiểu gen dị hợp
B- Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
C- Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.
D- Cả B & C
 Câu 3: Thực chất của sự di truyền độc lập, các tính trạng là nhất thiết F2 phải có:
	A- Các biến dị tổ hợp.
	B- Tỷ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
	C- Bốn kiểu hình khác nhau.
	D- Tỷ lệ phân ly của các cặp tính trạng là 3 trội 1 lặn.
 Câu 4: Sự tự nhân đôi của NST thường xảy ra ở kỳ nào của chu kỳ tế bào?
	 A- Kỳ đầu B- Kỳ trung gian
	C- Kỳ giữa D- Kỳ sau
 Câu 5: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
	A- Sự phân chia đồng đều chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
	B- Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
	C- Sự phân ly đồng đều các cromatic về 2 tế bào con.
	D- Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho tế bào con.
Câu 6: Ở người và động vật có vú yếu tố nào quy định tỷ lệ đực cái là 1:1?
	A- Số giao tử bằng số giao tử cái.
	B- Trong loài, cá thể đực và cá thể cái có nội dung bằng nhau.
	C- Số giao tử đực mang Y bằng số giao tử đực mang X.
 D- Cả A và B
Câu 7: Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào sau đây quy định?
	A- Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
	B- Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các Nucleotit.
	C- Tỷ lệ ( A+T) / (G+X) trong phân tử ADN.
	D- Cả B & C.
Câu 8: Phân tử ADN có chức năng gì?
	A- Trực tiếp chuyển thông tin di truyền ra khỏi nhân.
	B- Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
	C- Tổng hợp prôtein.
	D- Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtein.
Câu 9: Loại ARN nào có chức năng vận chuyển Axit amin trong quá trình tổng hợp prôtêin.
	A- mARN C - tARN.
	B - rARN D- Cả B&C
Câu 10: Cơ chế nào dẫn đến sự phát sinh thể dị bội?
	A- Bộ NST không phân ly trong quá trình phân bào.
	B- Trong giảm phân có một cặp NST tương đồng không phân ly.
	C- Các điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột.
 D- Sự tự nhân đôi của từng NST trong tế bào
Câu 11: Trong không gian prôtêin có mấy loại cấu trúc khác nhau?
	A- 3 cấu trúc B- 6 cấu trúc
	C- 5 cấu trúc D- 4 cấu trúc
Câu 12: Thường biến là gì?
	A- Là những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật.
	B- Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động trực tiếp của môi trường.
	C- Là sự biến đổi đồng loạt theo hướng xác định và không di truyền được.
	D- Cả B&C.
II- TỰ LUẬN: ( 7đ)
	Câu 1 (1 điểm) :
	 	Phát biểu nội dung quy luật phân li của Menđen 
	Câu 2 (2 điểm) : 
	Ở gà chân cao là trội hoàn toàn so với chân ngắn, cho gà chân cao thuần chủng giao phối với gà chân ngắn. Hãy cho biết kết quả và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2.
Câu 3 ( 1 điểm):
	1 đoạn ARN có các nuclêotit như sau:
	 - A - U - G -X - U- U - G – A -
	Xác định trình tự các Nucleôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.
	Câu 4 ( 2 điểm): 
	Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) ( 2n-1)
ĐÁP ÁN SINH HỌC 9
I - Trắc nghiệm: 1A; 2B ; 3B ; 4B ; 5B ; 6C ; 7B ; 8B ; 9C; 10B ; 11D ; 12B 
II - Tự luận : 
 Câu 1: Trong quá trình phát sinh giao tử,mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
Câu 2 : 
 Đặt A là gen qui định chân cao
 a là gen qui định chân thấp
 kiểu gen gà chân cao thuần chủng : AA
 kiểu gen gà chân thấp : aa
 Sơ đồ lai : P : Chân cao x Chân ngắn
 AA aa
 G : A a
 F1: Aa ( 100% Chân cao ) 
 F1 x F1
 Aa x Aa 
 GF1: A : a A: a
 F2: AA : 2Aa : aa
 3 chân cao : 1 chân thấp
Câu 3: ( mạch ARN) - A - U - G - X - U - U - A - X - G - 
 | | | | | | | | | 
 - T - A - X - G - A - A - T - G - X - ( mạch ADN tổng hợp )
 | | | | | | | | | 
 - A - T - G - X - T - T - A - X - G - ( mạch ADN bổ sung)
Câu 4 : Trong giảm phân có một cặp NST tương đồng không phân li do đó đã tạo ra 
 1 giao tử mang 2 NST và một giao tử không mang NST nào. Khi thụ tinh sự 
 kết hợp giữa các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra 
 các thể dị bội ( 2n + 1) ( 2n - 1)

File đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO HỌC KỲ I.doc