Đề kiểm tra nội dung bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 môn toán

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra nội dung bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 môn toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014
Nhóm module 5

Câu 1 : Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong nhà trường và có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên chủ nhiệm phải biết lập kế hoạch chủ nhiệm, bạn cho biết để lập một kế hoạch công tác chủ nhiệm phải thực hiện mấy bước ?
A: 3 B : 4 C : 5 D : 6
Câu 2 : Trong các kỹ năng hợp tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh có các kỹ năng hình thành nhóm, kỹ năng hình thành nhóm của người giáo viên chủ nhiệm bao gồm những việc gì ?
A : Gợi ý cho học sinh các nguyên tắc hình thành nhóm.
B : Trao quyền cho học sinh đăng ký và lựa chọn lẫn nhau.
C : Điều chỉnh nhóm cho phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu công việc của nhóm .
D : Cả ba việc kể trên.
Câu 3 : Tổ chức sinh hoạt lớp rất quan trọng đối với Giáo viên chủ nhiệm, muốn tổ chức tốt một giờ sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện mấy bước ? 
A : 3 B : 4 C : 5 D : 6 
Câu 4 : Trong các nguyên tắc xây dựng tập thể lớp nguyên tắc nào sau đây không đúng ?
A : Phát huy tối đa mọi tiềm năng, thế mạnh của học sinh trong hoạt động xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
B : Tôn trọng , tin tưởng học sinh tạo niềm tin cho học sinh từ đó giáo dục các em ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm.
C : Thuyết phục , giảng giải.
D : Tập thể học sinh cùng tham gia tự quản các hoạt động sẽ góp phần giáo dục và hình thành chio học sinh các kỹ năng tổ chức, điều khiển , biết tự đánh giá kết quả hoạt động.
 Câu 5 : Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm vừa là nhà quản lý vừa là nhà giáo dục, Giáo viên chủ nhiệm cần liên tục phát triển năng lực theo những định hướng như thế nào ?
A : Phát triển năng lực tổ chức , quản lý giáo dục tập thể và cá nhân học sinh.
B : Phát triển năng lực giao tiếp.
C : Không ngừng tu dưỡng đạo đức nhà giáo theo luật giáo dục và chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
D : Tất cả các định hướng trên.
Câu 6 : Theo điều lệ trường Trung học hiện hành nếu một học sinh có lý do chính đáng thì giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép nghỉ học :
A : không quá 3 ngày liên tục .
B : không quá 2 ngày liên tục .
C : không quá 1 ngày. 
D : không quá 7 ngày liên tục .
Câu 7 : Chọn câu trả lời sai trong tình huống học sinh cá biệt có những hành vi không mong đợi , người giáo viên chủ nhiệm nên : 
A : Học cách kiểm soát cảm súc .
B : Trừng phạt nghiêm khắc.
C : Giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh.
D: Cố gắng kìm chế , bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra cách giải quyết tốt nhất.
Câu 8 : Khi học sinh trong lớp chủ nhiệm có hành vi chưa đúng Giáo viên chủ nhiệm nên :
A : Giúp học sinh thay đổi tập trung vào hành vi chưa đúng của học sinh.
B : Giải tỏa tập trung vào nỗi bực tức của giáo viên khi học sinh làm sai.
C : Phạt , chỉ trích những hành vi hư , có lỗi của học sinh.
D : Tự đưa ra quyết định, lựa chọn thay cho học sinh.
Câu 9 : Về tính chất của việc giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh việc nào sau đây là không đúng ?
A : Không mang tính bạo lực về mặt thân thể và tinh thần.
B : Dạy học sinh ngoan ngoãn một cách thụ động.
C : Dạy học sinh nhập tâm tính kỷ luật một cách tự giác.
D : Là quá trình thường xuyên , liên tục mang tính hướng dẫn.
Câu 10 : Là giáo viên chủ nhiệm trong tình huống phải sử phạt học sinh không nên vận dụng biện pháp nào trong các biện pháp sau ?
A : Tước bỏ các hoạt động yêu thích cho đến khi khác phục được lỗi .
b : Tạm dừng việc học tập để kiểm điểm bản thân với mục đích giúp học sinh thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng không thể kìm chế được bản thân và tạo điều kiện cho học sinh bình tĩnh trở lại.
C : Phạt bằng cách giao thêm nhiều bài tập, phạt lao động , cỏ thể phạt tiền.
D : yêu cầu viết báo cáo hằng ngày để học sinh nhận được lỗi thường xuyên mắc và tạo cho học sinh cơ hội tự điều chỉnh. 
Câu 11 : những điều mà giáo viên chủ nhiệm cần tránh khi giáo dục học sinh cá biệt :
A : Dùng các biện pháp trừng phạt về thể chất và tinh thần.
B : Đánh giá thiếu khách quan , thiếu thận trọng , thiếu công bằng.
C : Cho tập thể lớp tẩy chay, thể hiện bất hợp tác .
D : Tất cả các phương án trên.
Câu 12 : Để giao tiếp giữa Giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh tốt hơn thì giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý những điều gì ?
A : Không buộc tội , không quở mắng .
B : Không đổ lỗi , không coi thường.
C : Không giảng đạo đức , không làm rối trí...
D : Tất cả các phương án trên.
Câu 13 : Trước tình huống hai học sinh trong lớp xảy ra bất hòa giáo viên chủ nhiệm cần làm gì ?
A : giúp các em bình tĩnh, tự viết tường trình ( Chuyện gì đã xảy ra ? Em cảm thấy thế nào và em muốn như thế nào ?) sau đó tìm cách giải quyết.
B : phạt tất.
C : Cho hai học sinh đối thoại trực tiếp xem ai đúng ai sai và phân sử luôn.
C : Cả hai đều phải viết kiểm điểm và hạ một bậc hạnh kiểm trong tháng.
Câu 14 : Về nhận định " phối hợp với cha mẹ học sinh là một nhiệm vụ cốt lõi của giáo viên chủ nhiệm " theo đồng chí phương án nào sau đây là đúng nhất :
A : Nhiệm vụ này không còn phù hợp .
B : Nhiệm vụ này vẫn nên thực hiện đầy đủ nhưng hiệu quả không cao.
C : Nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên phải nhiều nổ lực nhưng cũng mang lại sự ủng hộ từ phía cha mẹ học sinh.
D : nhiệm vụ này có ý nghĩa quan trọng để các lực lượng giáo dục cùng đồng thuận, hỗ trợ lẫn nhau xây dựng môi trường học tập thân thiện, khuyến khích học sinh học tập. 
Câu 15 : Lớp chủ nhiệm của bạn có một học sinh vi phạm kỷ luật. bạn đã yêu cầu học sinh mời cha mẹ đến gặp nhưng học sinh đó lại tự bỏ học luôn. bạn nên xử lý như thế nào ?
A : Không phải xử lý gì cả cho học sinh bỏ học luôn.
B : Tiếp tục làm giấy mời và báo cáo nhà trường.
C : Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi , hoàn cảnh gia đình học sinh, đến gặp gia đình học sinh trao đổi tìm biện pháp giáo dục , động viên học sinh đi học và tạo điều kiện để học sinh sửa lỗi.
D : Lập biên bản lớp và gửi lên nhà trường.
Câu 16 : Trong lớp học sinh phải ngồi theo sơ đồ đã quy định nhưng cứ đến giờ giáo viên chủ nhiệm thì một học sinh lại tự động chạy lên bàn đầu khi hỏi lí do học sinh trả lời "Em thích môn học này và em thích nghe cô giảng". Bạn xử lý như thế nào ?
A : Vui vẻ cho học sinh ngồi luôn.
B : Kiên quyết yêu cầu về đúng vị trí.
C : Hoan nghênh tinh thần học tập, khích lệ học sinh cố gắng nhưng vẫn yêu cầu trở về vị trí và chú ý quan sát , động viên.
D : Tuyên dương tinh thần học tập , phê bình ý thức chấp hành kỷ luật. 
Câu 17 : Có mấy bước để tiến hành một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ?
A : 3 B: 4 C : 5 D : 6 
Câu 18 : Khi giải quyết các tình huống trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS cần những kỹ năng cơ bản nào? 
A : Nhận biết đối tượng ứng xử.
B : Quyết định sử dụng phương án dự kiến để sử lí tình huống sư phạm .
C : Đánh giá rút kinh nghiệm qua mỗi lần sử lí tình huống sư phạm .
D : Cả ba kỹ năng trên.
Câu 19 : Trong một buổi lao động một số học sinh trong lớp tự ý bỏ về là giáo viên chủ nhiệm bạn xử lí việc này như thế nào ? 
A : Để mặc các em về , dọa xử lý sau.
B : Cử một số học sinh khác gọi những học sinh này quay lại .
C : Cử lớp trưởng gọi các em trở lại , gặp gỡ nhắc nhở và yêu cầu các em tiếp tục lao động, cuối buổi họp lớp rút kinh nghiệm nghiêm khắc.
D : Cho về , phạt lao động buổi khác và trừ một bậc hạnh kiểm trong tháng.
Câu 20 : Học sinh lớp bạn chủ nhiệm vài lần nghỉ học không phép bạn đã nhắc nhở nhưng chưa thay đổi bạn sẽ làm gì ?
A : Gặp riêng học sinh để tìm hiểu lý do, đến thăm gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, gặp gỡ phụ huynh để bàn cách phối hợp , giúp đỡ thích hợp.
B : Tạm đình chỉ học tập để kiểm điểm.
C : Chuyển giấy mời đến phụ huynh.
D : Trừ điểm thi đua hoặc hạ bậc hạnh kiểm.

Câu 1. Kĩ năng sống do đâu mà có?
A. Do bẩm sinh.
B. Do học hỏi theo sách vở.
C. Do học hỏi từ thầy cô.
D. Kĩ năng sống có được do quá trình học hỏi và rèn luyện của từng người trong cuộc sống xã hội.	

Câu 2. Tại sao phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS?
A. Giúp học sinh biết gieo những kiến thức thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biến những hành động thành thói quen, rồi lại gieo hạt những thói quen tích cực để tạo ra số phận cho mình (Trong quan hệ với chính mình)
B. Giúp học sinh biết kính trọng ông bà, hiếu thảo cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm… (Trong quan hệ gia đình)
C.Giúp học sinh biết cách ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng xã hội. Góp phần làm cho môi trường trong sạch, lành mạnh, bớt đi được những tệ nạn xã hội…(Trong quan hệ xã hội)
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Tại sao chúng ta cần phải có kĩ năng sống?
A. Vì kĩ năng sống giúp chúng ta biến kiến thức thành hành động cụ thể, có được những thói quen tốt.	
B. Vì kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội bền vững.
C. Vì kĩ năng sống giảm bớt tệ nạn xã hội.
D. Tất cả ý kiến trên.

Câu 4. Bạn hãy chọn câu trả lời đúng: Giáo dục kĩ năng sống có lợi ích cho ai?
A. Lợi ích cho cá nhân.
B. Lợi ích cho nhà trường.
C. Lợi ích cho gia đình và xã hội.
D. Lợi ích cho cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 5. Bạn hãy chọn câu trả lời đúng?
A. Kĩ năng sống mang tính cá nhân vì đó là năng lực cá nhân.
B. Kĩ năng sống mang tính xã hội vì mỗi giai đoạn phát triển trong lịch sử xã hội ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có những kĩ năng sống thích hợp.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.	

Câu 6. Những ai tham gia vào quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS?
A. Nhà trường.
B. Gia đình.
C. Xã hội.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 7. Trong cuộc sống, có kiến thức, có thái độ tích cực thì mới chỉ đạt được 50% thành công. 50% còn lại là nhờ vào điều gì?
A. May mắn.
B. Tiền bạc.
C. Kĩ năng sống.
D. Các mối quan hệ xã hội.

Câu 8.Trong cuộc sống con người thường xuyên thực hiện những giao tiếp nhằm mục đích nào? 
A. Thăm hỏi.
B. Trao đổi hoặc thông tin cho nhau.
C. Giao tiếp có thể được sử dụng để phá vỡ hoặc chấm dứt quan hệ giữa hai bên.
D. Cả 4 ý trên đều đúng.

Câu 9. Hãy chọn câu trả lời đúng. Trước khi làm một việc gì đó bạn sẽ:
A. Suy nghĩ trước khi hành động.
B. Hành động trước khi suy nghĩ.
C. Vừa suy nghĩ vừa hành động.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 10. Bạn hãy cho biết điều này đúng hay sai: Giáo dục kĩ năng kiên định giúp trẻ: Có thái độ vững vàng khi giải quyết các tình huống khó khăn xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
A. Đúng.
B. Sai.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.

Câu 11. Vai trò của kĩ năng hợp tác đối với học sinh là:
A. Tạo động lực trong quá trình làm việc làm cho học sinh có thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ của bản thân.
B. Khẳng định quyền của bản thân luôn được thừa nhận.
C. Tạo ra môi trường mới, một bầu không khí thoải mái đầm ấm cho các thành viên tham gia.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12. Trong kĩ năng lắng nghe không nên làm gì?
A. Nhìn người nói.
B. Đặt mình vào vị trí người nói.
C. Đưa ra nhiều lời khuyên.
D. Có ngôn ngữ cử chỉ hợp lý

Câu 13. Chúng ta hay nghe câu “Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng”. Tức là phải biết mình là ai, chỗ đứng của mình trong xã hội thì mới thành công trong cuộc sống. Câu trên nói về kĩ năng nào?
A. Kĩ năng hợp tác.
B. Kĩ năng xác định giá trị.
C. Kĩ năng đặt mục tiêu.
D. Kĩ năng quyết định.

Câu 14. Bạn hãy cho biết câu tục ngữ này liên quan đến kĩ năng sống nào “Dù ai nói ngả nói nghiêng; Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
A. Kĩ năng ra quyết định.
B. Kĩ năng đặt mục tiêu.
C. Kĩ năng lắng nghe.
D. Kĩ năng kiên định.

Câu 15. Bạn hãy cho biết chúng tôi đang nói đến kĩ năng gì? Kĩ năng này giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ cảm xúc và tâm trạng để người khác hiểu mình rõ hơn; là thái độ cảm thông với người khác giúp họ giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải tạo ra sự hợp tác làm việc có hiệu quả.
 A. Kĩ năng giao tiếp.
B. Kĩ năng hợp tác.
C. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
D. Kĩ năng đặt mục tiêu.

Câu 16. Hãy cho biết đây là kĩ năng gì, kĩ năng này giúp chúng ta xác định; nhận biết được những cảm xúc của mình và quyết định không để cho những xúc cảm này chi phối.
A. Kĩ năng đương đầu với cảm xúc.
B. Kĩ năng kiểm soát cơn tức giận.
C. Kĩ năng hợp tác.
D. Kĩ năng đặt mục tiêu.

Câu 17. Bạn hãy cho biết tôi đang nói đến kĩ năng nào. Mỗi người cần biết tự nhận thức đúng về bản thân hiểu mình là ai, giá trị đối với cuộc sống của mình là gì. Điểm tích cực giúp ta tự tin trong cuộc sống, còn hạn chế giúp ta hoàn thiện bản thân. Nhận thức được những điều có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân xem nó có phù hợp với những giá trị của xã hội không để định hướng cho việc lựa chọn các quyết định và hành vi phù hợp trong các tình huống hàng ngày.
A. Kĩ năng giao tiếp.
B. Kĩ năng tự nhận thức.
C. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
D. Kĩ năng đặt mục tiêu.

Câu 18. Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi những mâu thuẫn với những người xung quanh. Chúng ta cần biết giải quyết những mâu thuẫn này một cách hòa bình thông qua các kĩ năng nào vì sự bình an cho bản thân và không làm tổn thương người khác?
A. Kĩ năng kiểm soát cơn giận.
B. Kĩ năng thương lượng.
C. Kĩ năng lắng nghe.
D. Kĩ năng kiểm soát cơn giận và kĩ năng thương lượng.

Câu 19. Người ta phân loại nhóm kĩ năng chung bao gồm những kĩ năng nào?
A. Kĩ năng nhận thức; Kĩ năng đương đầu với cảm xúc; Kĩ năng xã hội.
B. Kĩ năng đương đầu; Kĩ năng xã hội; Kĩ năng lắng nghe.
C. Kĩ năng xã hội; Kĩ năng nhận thức; Kĩ năng thương lượng.
D. Kĩ năng thương lượng; Kĩ năng đương đầu; Kĩ năng xã hội.


Câu 20. Kĩ năng nào sau đây giúp chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của người khác, thấu hiểu và hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết định và đứng vững trong một hoàn cảnh khó khăn?
A. Kĩ năng cảm thông.
B. Kĩ năng ra quyết định.
C. Kĩ năng thương lượng.
D. Kĩ năng lắng nghe.


Câu 1.Giá trị sống ( Giá trị cuộc sống ) được khái niệm như thế nào?
A. Là khả năng cống hiến của một con người đối với xã hội.
B. Là những giá trị vật chất như là tiền bạc, của cải… mà con người đang có hoặc mong muốn để có được.
C. Là những giá trị tinh thần như là sự thanh thản, tình yêu thương… mà con người đang có hoặc mong muốn để có được.
D. Là những điều mà một con người cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa và nỗ lực phấn đấu để có được nó.
	
Câu 2. Giáo dục giá trị sống cho học sinh là thực hiện công việc nào sau đây? 
A. Nói cho học sinh biết thế nào là đúng, thế nào là sai.
B. Cho học sinh biết được các chuẩn mực xã hội như là: Phong tục; tập quán; pháp luật; các điều kiêng kị…
C. Là quá trình giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội được những giá trị phổ quát của xã hội, biến thành những giá trị đặc trưng của bản thân mỗi học sinh nhằm điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực.
D. Là những quy định có tính bắt buộc và thực hiện các biện pháp để mọi học sinh phải thực hiện các quy định đó.

Câu 3. Mục tiêu về thái độ của giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS là gì?
A. Nâng cao lòng tự trọng, tự tin khẳng định những giá trị của bản thân và tôn trọng các giá trị của người khác.
B. Mở rộng lòng khoan dung, phát triển khả năng cảm nhận và trân trọng người khác và các nền văn hoá khác.
C. Thể hiện tinh thần trách nhiệm của bản thân với xã hội và môi trường xung quanh.
D. Bao gồm cả 3 nội dung trên.

Câu 4. Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh cần thực hiện từ bậc học nào?
A. Ngay từ bậc học Mầm non.
B. Từ bậc Tiểu học.
C. Từ bậc THCS.
D. Từ bậc THPT.

Câu 5. Để làm tốt công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh cần có sự quan tâm của lực lượng nào?
A. Gia đình học sinh.
B. Nhà trường.
C. Xã hội.
D. Gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 6. Những giá trị phổ quát nhất của nhân loại được định hướng để giáo dục cho học sinh THCS đã nêu trong Tài liệu BDTX Module 36 bao gồm mấy giá trị?
A. 10 giá trị.B. 12 giá trị.
C. 15 giá trị.
D. 8 giá trị.
Câu 7. Trong nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS có “ Giá trị tôn trọng”. Nội dung cơ bản của tôn trọng là gì?
A. Tôn trọng là phải biết đề cao người khác.
B. Tôn trọng trước hết là tự trọng, khi biết tôn trọng chính mình thì dễ tôn trọng người khác và ai biết tôn trọng sẽ nhận được sự tôn trọng.
C. Tôn trọng là công nhận tất cả những gì người khác có.
D. Tôn trọng là không phê phán người khác, luôn có thái độ nhẹ nhàng, cởi mở với mọi người.

Câu 8. Trong nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS có “ Giá trị trung thực”. Nội dung cơ bản của trung thực là gì?
A. Trung thực là không dấu giếm những suy nghĩ của mình với mọi người.
B. Trung thực là không dấu giếm những suy nghĩ, việc làm của mình với mọi người.
C. Trung thực có nghĩa là không có sự mâu thuẫn và trái ngược nhau trong suy nghĩ, lời nói hay hành động.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 9. Trong nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS có “ Giá trị đoàn kết”. Nội dung cơ bản của đoàn kết là gì?
A. Đoàn kết là không có sự đấu tranh với nhau trong một tập thể.
B. Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung. Là sự hài hòa bên trong mỗi người và giữa các cá nhân trong cùng một nhóm.
C. Đoàn kết là biết làm việc chung với nhau để hoàn thành một công việc nào đó.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 10. Câu ca dao sau nói lên giá trị sống nào đã được dân tộc Việt Nam đúc kết
 “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
 	Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.”
A. Giá trị Trung thực.
B. Giá trị Giản dị.
C. Giá trị Hòa bình.
D. Giá trị Trách nhiệm.
Câu 11. Giáo dục cho học sinh thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy nhằm mục đích gì?
A. Hình thành kỹ năng sống cho học sinh.
B. Hình thành giá trị sống cho học sinh.
C. Giáo dục về đạo đức cho học sinh.
D. Bao hàm cà hình thành kỹ năng sống và giá trị sống cơ bản cho thanh thiếu niên.

Câu 12. Trong Nhà trường THCS, giáo dục giá trị sống cho học sinh là trách nhiệm của ai?
A. Của tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường.	
B. Của giáo viên dạy môn bộ môn Giáo dục công dân.
C. Của giáo viên Chủ nhiệm lớp.
D. Của Tổng phụ trách Đội.

Câu 13. Giáo dục giá trị sống cho học sinh trong trường THCS được thực hiện như thế nào?
A. Là một môn học riêng
B. Chỉ thực hiện trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
C. Tích hợp trong các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa.
D. Thực hiện trong các giờ chào cờ và sinh hoạt lớp hàng tuần.

Câu 14. Giáo dục giá trị sống cho học sinh trong trường THCS cần lưu ý thực hiện yêu cầu nào sau đây?
A. Kết hợp nhiều hình thức và phương pháp truyền đạt tạo sự sinh động và hấp dẫn để thu hút học sinh tham gia.
B. Là một công việc thường xuyên và lâu dài, có đủ thời gian cho học sinh suy ngẫm và trải nghiệm.
C. Đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều giáo viên ở nhiều bộ môn khác nhau.
D. Phải thực hiện cả 3 yêu cầu trên. 

Câu 15. Khảo sát chất lượng một số bộ môn văn hóa ở trường THCS T cho kết quả cao. Nhận xét nào sau đây là chính xác ?
A. Công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường T có kết quả tốt.
B. Công tác giáo dục giá kỹ năng sống cho học sinh ở trường T có kết quả tốt.
C. Công tác giảng dạy các bộ môn văn hóa cho học sinh ở trường T có kết quả tốt.
D. Cả 3 nhận xét trên đều đúng.

Câu 16. Tại một địa phương có nhiều sông, ngòi hàng năm thường xãy ra lũ lụt. Nhà trường đã mời huấn luyện viên về tổ chức dạy bơi cho học sinh. Đây là hoạt động nhằm giúp học sinh điều gì sau đây?
A. Định hướng nghề nghiệp.
B. Có kỹ năng sống.
C. Hình thành giá trị sống.
D. Là một hình thức cho học sinh vui chơi.

Câu 17. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tham quan ngôi đền thờ một vị anh hùng đã có công với nước tại địa phương. Qua đó giúp các em hiểu thêm và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương , có ý thức bảo vệ di tích lịch sử. Hoạt động này nhằm giúp học sinh điều gì sau đây?
A. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng.
B. Có kỹ năng sống.
C. Hình thành giá trị sống.
D. Có ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 18. Khi giáo dục giá trị sống cho học sinh, người giáo viên không nên làm điều nào sau đây?
A. Không bao giờ mớm ý cho học sinh phát biểu ý kiến mà người lớn trông đợi.
B. Tin tưởng vào học sinh và năng lực của họ.
C. Kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe tốt.
D. Tôn trọng ý kiến người khác và không áp đặt ý kiến của mình.

Câu 19. Sử dụng phương pháp trò chơi đề giáo dục giá trị sống cho học sinh có những ưu điểm nào sau đây?
A. Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi.
B. Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
C.Trò chơi giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên vơi học sinh.
D. Cả 3 ưu điểm nêu trên.

Câu 20. Để làm tốt nhiệm vụ giáo dục giá trị sống cho học sinh, người giáo viên cần phải làm gì?
A. Tự rèn luyện bản thân.
B. Thường xuyên trau dồi kiến thức.
C. Luôn là tấm gương tốt trước học sinh.
D. Phải thực hiện cả 3 yêu cầu trên.


File đính kèm:

  • docDE THI BDTX 2014.doc
Đề thi liên quan