Đề kiểm tra ngữ văn lớp 7 - Học kì II

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra ngữ văn lớp 7 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn
Lớp 7 - Học kì II



Tổng số: 5 bài kiểm tra - 10 đề:

Tuần 23- Tiết 90: Kiểm tra Tiếng Việt ( 45 phút)
Tuần 24- Tiết 95,96: Viết bài Tập làm văn số 5 ( 90 phút)
Tuần 25- Tiết 98: Kiểm tra Văn ( 45 phút)
Tuần 27 – Viết bài Tập làm văn ở nhà
Tuần 33 – Tiết 131,132: Kiểm tra học kì II ( 90 phút)

 Hải Phòng, ngày 10/8/06
 Người ra đề: Đặng Thị Yến.
Ngữ văn 7
Tiết 90: Kiểm tra Tiếng Việt 
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm) 
 Đọc kĩ và chọnchữ cái đứng trước phương án đúng:
 “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…” 
 ( Ngữ văn 7 tập II)
1. Câu chủ đề của đoạn văn trên là
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là một truyền thống quí báu của ta.
Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi.
Nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.
2. Từ không phải từ Hán Việt là
 A. Truyền thống B. Làn sóng C. Tinh thần D. Nguy hiểm
3. Tính từ được sử dụng trong đoạn văn là
 A. Truyền thống, tinh thần B. Tổ quốc, làn sóng
 C. Nguy hiểm, khó khăn D. Cả A,B,C đều sai
4. Số từ láy được sử dụng trong đoạn văn là
 A. Ba từ B. Bốn từ C. Năm từ D. Sáu từ
5. Tổ hợp từ không phải cụm danh từ là
 A. Một lòng nồng nàn yêu nước B. Tinh thần ấy lại sối nổi
 C. Một truyền thống quí báu D. Cả A,B,C đều đúng
6. Câu “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” thuộc kiểu câu
 A. Câu ghép. B. Câu đơn. C. Câu rút gọn. D. Câu đặc biệt.

Phần II: Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1: Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn sau:
 Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(“ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh)

Câu 2: Viết đoạn văn tả cảnh sân trường vào buổi sáng mùa thu trong đó có sử dụng một số loại trạng ngữ. ( xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ đó)


Ngữ văn 7
 Tiết 90 : Kiểm tra Tiếng Việt 
(Thời gian làm bài: 45 phút)

Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
 Đọc kĩ đoạn văn sau và chọn chữ cái đứng trước phương án đúng:
 Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
 Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.
( Ngữ văn 7, tập II)
1.Câu chủ đề của đoạn văn trên là
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp.
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay.
Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
2. Các tổ hợp từ “ một thứ tiếng đẹp”, “một thứ tiếng hay”, “các thời kì lịch sử” là
Cụm động từ B. Cụm danh từ 
Cụm chủ vị D. Cụm tính từ 
3. Câu : “Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” là
 A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt
4. Thành phần trạng ngữ chỉ thời gian trong câu : “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” là
Ngày nay
Người Việt Nam ngày nay
Để tự hào với tiếng nói của mình
Có lí do đầy đủ
5. Trạng ngữ trong câu trên bổ sung ý nghĩa về
 A. Phương tiện B. Mục đích
 B. Nguyên nhân D. Cách thức
6. Phép tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên là
 A. Liệt kê B. Chơi chữ C. Điệp ngữ D. Đối lập

Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
 Câu 1: Viết đoạn văn về đề tài thành phố cảng quê hương. ( trong đó có sử dụng trạng ngữ).
 Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: 
 “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
 Cúi đầu nhớ cố hương”
 ( “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”- Lí Bạch)
Ngữ văn 7
 Tiết 95,96: Viết bài tập làm văn số 5
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
 Đọc và chọn chữ cái đứng trước phương án đúng:
 Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
 ( Trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” )

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt
Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm C. Nghị luận
2. Câu chủ đề của đoạn văn trên là
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Không có câu chủ đề
3. Trình tự đưa dẫn chứng trong đoạn văn trên là
Trình tự không gian
Trình tự thời gian
Các mặt của một vấn đề
Cả ba trình tự trên
4. Yêu cầu khi đưa dẫn chứng trong bài văn chứng minh là
Dẫn chứng phải chính xác, độ tin cậy cao.
Dẫn chứng phải tiêu biểu.
Dẫn chứng phải toàn diện đầy đủ.
Cả A,B và C đều đúng.
5. Luận điểm là linh hồn bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
Nhận định trên
A. Đúng	B. Sai
6. Yêu cầu với luận điểm là
A. Đúng đắn, chân thật. đáp ứng được yêu cầu thực tế.
B. Chặt chẽ, hợp lý.
C. Chân thật, tiêu biểu, có sức thuyết phục cao.
D. Thống nhất thành một khối.

Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
 Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Đoàn kết là sức mạnh. 
Đề 2: Kiên trì là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Ngữ văn 7
 Tiết 95,96: Viết bài tập làm văn số 5
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I: Trắc gnhiệm ( 3 điểm)
 Đọc kĩ và chọn chữ cái đứng trước phương án đúng:
 Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng : Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn mặt này cũng không hiếm . Một giáo sĩ nước ngoài ( chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo thiên chúa nước ngoài cũng rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.
 ( Trích: “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” )
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt
A.Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
2. Các dẫn chứng trong đoạn văn trên được sắp xếp theo trình tự là
Trình tự thời gian B. Trình tự không gian
C. Trình tự về các phương diện của vấn đề D. Cả A,B,C đều sai
3. Câu chủ đề của đoạn văn trên là
Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.
Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.
Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.
Tiếng Việt được người ngoại quốc yêu thích.
4. Tác giả dùng lời nhận xét của người nước ngoài làm dẫn chứng với dụng ý là
 A.Làm tăng tính gợi cảm, hình ảnh cho đoạn văn.
 B. Làm cho hệ thống dẫn chứng đầy đủ và toàn diện.
 C. Để dẫn chứng mang tính khách quan và có sức thuyết phục hơn.
 D. Để dẫn chứng tiêu biểu và chính xác hơn.
5. Những lí lẽ dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm là
A. luận điểm. 	 B. Luận cứ
C. Luận chứng.	D. Lập luận
6. Phép lập luận chủ yếu sử dụng hệ thống dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề là
Phép luận luận giải thích.	B. Phép lập luận chứng minh.
C. Phép phân tích và đánh giá.	D. Cả A,B,C đều đúng.
Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
 Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những biểu hiện về truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
Đề 2: Một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên là: “Học tập tốt, lao động tốt”. Em hiểu gì về lời dạy của bác ? Thiếu niên Việt Nam đã thực hiện lời dạy của Bác như thế nào. Bằng hiểu biết của mình , em hãy làm sáng tỏ nội dung trên.
Ngữ văn 7
Tiết 98: Kiểm tra Văn
(Thời gian làm bài 45 phút)


Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
 Đọc kĩ đoạn văn và chọn chữ cái đứng trước phương án đúng:
 Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!
( Ngữ văn 7, tập II).
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
 C. Đức tính giản dị của Bác Hồ. D. ý nghĩa văn chương.
2. Tác giả của văn bản đó là
Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng
 C. Đặng Thai Mai D. Hoài Thanh
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt
Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Nghị luận
4. Câu chủ đề của đoạn văn trên là
Bác Hồ là một người giản dị.
Sự giản dị trong lối sống hằng ngày của Bác thể hiện trong cách ăn, ở.
Lối sống giản dị cùng cách nói, viết của Bác để lại bài học lớn cho chúng ta.
Hồ Chí Minh- một nhân cách cao đẹp.
5. Dẫn chứng trong đoạn văn trên được lấy từ
Tài liệu, sách vở. B. Trong lịch sử.
Trong đời sống hằng ngày. D. Trong các tác phẩm văn học.
6. Phép tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu văn : “ Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…” là
Điệp ngữ B. Nói quá C. Chơi chữ D. Liệt kê 

Phần II: Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ có trong đoạn trích trên.
Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngữ văn 7
Tiết 98: Kiểm tra Văn
(Thời gian làm bài 45 phút)

Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
 Câu 1: ( 1 điểm) Kẻ và hoàn thành bảng hệ thống sau:
Tác giả
Tác phẩm
Phương thức biểu đạt
Hồ Chí Minh





Đức tính giản dị của bác Hồ

Đặng Thai Mai






Nghị luận

*Đọc và chọn chữ cái đứng trước phương án đúng :
1. Thông tin không đúng về tác giả Đặng Thai Mai là
Quê ông ở Thanh Chương, Nghệ An.
Ông là nhà nghiên cứu văn học có uy tín.
Ông đã giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và cơ quan văn nghệ.
Ông từng làm giáo viên trước năm 1945.
2. Nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản : “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là
Bằng chứng lí lẽ chặt chẽ và toàn diện.
Lập luận chặt chẽ, sáng sủa.
Lập luận chặt chẽ, sáng sủa, giàu cảm xúc.
Vừa có lí lẽ vừa giàu cảm xúc và hình ảnh.
3. Lối sống giản dị của Bác biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn là
Yêu mến, quí trọng thành quả lao động của nhân dân.
Trân trọng người phục vụ.
Gần gũi và thông cảm với nhân dân.
Yêu và chan hoà với thiên nhiên. 
4. Tác phẩm : “ ý nghĩa văn chương” thuộc kiểu văn bản
Nghị luận giải thích. B. Nghị luận chứng minh.
 C.Cả A, B đều sai. D. Cả A,B đều đúng.
Phần II: Tự luận ( 7 điểm).
Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau:
“ ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngữ văn 7
Tuần 27 : Viết bài Tập làm văn số 6
( Làm bài ở nhà)

Đề 1: Người xưa có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

Đề 2: Thiên nhiên là bạn tốt của con người vì vậy con người cần bảo vệ thiên nhiên.
Ngữ văn 7
Tiết 131,132: Kiểm tra học kì II
( Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm) 
 Đọc và chọn chữ cái đứng trước phương án đúng:
1. Tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay” là
Phạm Văn Đồng. B. Tế Hanh C. PhạmDuy Tốn D. Đặng Thai Mai

2. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” viết theo thể loại:
Bút kí B. Tuỳ bút C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn
3. Phép tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản “Sống chết mặc bay” là
Liệt kê và tăng cấp. B. Tương phản và tăng cấp.
C. Tương phản, tăng cấp, liệt kê. D. So sánh và đối lập.
4. Tác giả miêu tả cảnh nhân dân vật lộn với thiên nhiên để hộ đê nhằm thể hiện
Sự tàn phá mạnh mẽ của thiên nhiên.
Sự thắng thế của con người trước thiên nhiên.
Nỗi vất vả, sự cố gắng và tuyệt vọng của người dân hộ đê cùng đời sống cơ cực của người dân dưới chế độ phong kiến đương thời.
Cả A,B,C đều sai.
5. Nghệ thuật tăng tiến có tác dụng trong việc diễn tả tính cách viên quan hộ đê là
Làm rõ cuộc sống sa hoa và sự oai vệ của quan phủ.
Làm rõ niềm vui của quan phủ khi thắng bạc.
Khắc hoạ tính cách tàn hẫn, vô trách nhiệm của quan phủ.
Cả A,B C đều sai.
6. Câu: “ấy đó, quan phụ mẫu cùng với nha lại đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình ấy” thuộc kiểu 
 A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu đặc biệt D. Câu rút gọn.
7. Tổ hợp từ “ đang vất vả lấm láp”, “gội gió”, “tắm mưa” thuộc loại 
Cụm tính từ. B. Cụm động từ C. Cụm danh từ D. Cụm chủ- vị.
8. Thành phần trạng ngữ trong câu “Ngoài kia , mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” bổ sung ý nghĩa cho câu về:
Mục đích B. Thời gian C. Nguyên nhân D. Không gian
9. Dấu chấm lửng trong câu : “Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!” được dùng với mục đích là
A. Tỏ ý còn nhiều trường hợp chưa liệt kê hết. B. Làm giãn cách nhịp điệu câu văn
C. Thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng. D. Làm giãn cách nhịp điệu câu văn
10. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Sống chết mặc bay” là
Miêu tả B. Nghị luận C. Tự sự D. Biểu cảm.
11. Giá trị hiện thực của văn bản “Sống chết mặc bay” là
Thể hiện sự thương cảm của tác giả đối với nhân dân.
Tố cáo thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
Phản ánh cuộc sống đói khổ cùng cực của nhân dân dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến.
Cả A,B,C đều đúng.
12. Thông tin không đúng về tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay” là
Ông sinh năm 1883- mất 1924
Quê ông thuộc huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây.
Ông là người có thành tựu đầu tiên về loại truyện ngắn hiện đại.
Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật.


Phần II: Tự luận ( 7 điểm).
 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“ Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
 Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ lời khuyên của Bác đối với nhân dân ta.
Ngữ văn 7
Tiết 131,132: Kiểm tra học kì II
( Thời gian làm bài 90 phút)
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
 Đọc kĩ đoạn văn và chọn chữ cái đứng trước phương án đúng:
 Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
 Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
( Ngữ văn 7, tập II)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản
Sống chết mặc bay. B. Ca Huế trên sông Hương.
C. ý nghĩa văn chương D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
2. Tác giả của văn bản đó là
Hoài Thanh B. Phạm Duy Tốn C. Đặng Thai Mai D. Hà ánh Minh
3. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản
Biểu cảm B. Tự sự C. Nhật dụng D. Nghị luận
4. Đoạn trích trên diễn tả
Không gian thưởng thức ca Huế. B. Sự đa dạng của các làn điệu ca Huế
Tài năng điêu luyện của các nhạc công .Tính chất cung đình, bác học của ca Huế
5. Phép tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên là
So sánh B. Điệp ngữ C. Liệt kê D. ẩn dụ
6. Câu : “Đêm nằm trên dòng Hương mơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng” là kiểu câu
Câu đơn B. Câu ghép C. Câu rút gọn D.Câu đặc biệt
7. Dùng kiểu câu trên với mục đích là
Đưa thông tin nhanh hơn. B. Làm cho câu văn ngắn gọn hơn.
C. Tránh lặp lại từ ngữ đã dùng. D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.
8. Số từ láy được dùng trong đoạn văn trên là
Bốn từ B. Năm từ C. Sáu từ D. Bảy từ
9. Từ không phải từ Hán Việt là
Thơ mộng B. Tâm trạng C. Không gian D. Mở đầu.
10. Thành phần trạng ngữ trong câu : “Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộng lòng” bổ sung cho câu về
Thời gian- mục đích B. Thời gian- không gian
C. Nguyên nhân- mục đích D. Cách thức- phương tiện.
11. Các câu: “ Trăng lên”, “Gió mơn man dìu dịu”, “Dòng sông trăng gợn sóng” có điểm chung là
Có thành phần trạng ngữ. B. Có cấu tạo là một cụm chủ vị .
C. Đều sử dụng từ láy D. Cả A, B, C đều đúng.


12. Thông tin không chính xác về ca Huế là
 Là dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên Huế nói chung.
 Là một sinh hoạt văn hoá độc đáo của cố đô Huế.
Là một sản phẩm tinh thần đáng được trân trọng , bảo tồn và phát triển.
Là một di sản văn hoá thế giới .
Phần II: Tự luận ( 7 điểm ).
 Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “ Thương người như thể thương thân”. Em hiểu lời khuyên đó như thế nào? Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nội dung trên.




 





 





File đính kèm:

  • docvan 7 (1).doc