Đề kiểm tra ngữ văn 9 ( văn học) thời gian 45 phút

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra ngữ văn 9 ( văn học) thời gian 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn 9 ( Văn học)
Thời gian 45 phút

Đề bài: Phần Trắc nghiệm ( 4 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Chủ đề chính của văn học Trung Đại là gì ?
A - Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị .
B - Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến .
C - Ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng yêu nước , quả cảm , trí dũng , nhân cách cao đẹp, lí tưởng đạo đức cao đẹp.
D - Cả ba ý trên.
Câu 2: Điền vào chỗ trống tên tác giả tương ứng với tên tác giả sau :
 
 Người con gái Nam Xương 

 Truyện Kiều


 Lục Vân Tiên 

 Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

 Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 3: Điền vào ô trống tên tác phẩm tương ứng với nội dung sau :
- Ăn chơi xa hoa , truỵ lạc......................................
- Hèn nhát , thuần phục ngoại bang một cách nhục nhã.........................................
- Số phận bị kịch đau khổ, oan khuất..........................................
Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Vũ Nương? 
A- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần bình đẳng 
B- Tính cách đa nghi cả ghen .
C- Lời nói ngây thơ của đứa trẻ .
D- Cả ba ý trên.
Câu 5: ý nào nói đúng giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”
A - Phản ánh hiện thực của cuộc chiến tranh phong kiến gây đau khổ cho người dân.
B- Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ dưới xã hội cũ .
C - Lên án chế độ XHPK xem trọng quyền uy của kẻ giầu và người đàn ông trong gia đình .
D - Thể hiện lòng xót xa , thương cảm trước số phận bi thảm của người phụ nữ dưới XHPK.
Câu 6: Nhận xét nào đúng với hình ảnh vua Quang Trung - Nguyễn Huệ ?
A - Là người dũng cảm 
B - Là tướng tài giỏi.
C - Là con người hành động mạnh mẽ quyết đoán , trí tuệ sáng suốt , nhạy bén , ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng , có tài dùng binh.
Câu 7: Nhân vật Ngư ông và Vân Tiên có điểm gì giống nhau? 
A - Là người tốt.
B - Thấy người bị hại giang tay cứu giúp .
C - Dốc lòng làm việc nghĩa cứu giúp người bị hại mà không chờ trả ơn.
Câu 8: Nguyễn Đình Chiểu xây dựng nhân vật Vân Tiên bằng nghệ thuật chủ yếu nào ? 
A - Hành động, việc làm , ngôn ngữ .
B - Nội tâm nhân vật .
C - Miêu tả ngoại hình .
Phần Tự Luận : ( 6 điểm )
Câu 1: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều - Nguyễn Du.
Câu 2: Giới thiệu ngắn gọn về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua 8 câu cuối “ Kiều ở lầu ngưng Bích”






























Đề kiểm tra Ngữ văn 9 ( Văn học)
Đề bài: I - Trắc nghiệm 
Bài 1: Điền vào chỗ trống tên tác giả hoặc tên tác phẩm cho đúng 
1, - Đồng chí........................................
 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính ................................
 - ánh trăng......................................
 - Đoàn thuyền đánh cá .....................................
 - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.....................................
 - Mùa xuân nho nhỏ.............................................
 - Viếng lăng Bác .........................................
 - Sang thu.............................................
 - Nói với con.................................................
 - Con cò.......................................
 - Bếp lửa..........................................
2, - Bài thơ viết về tình đồng chí đồng đội thắm thiết mà sâu nặng của những người lính trong kháng chiến chống Pháp ....................................
 - Lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống thuỷ chung với chính mình..............................
 - Tình cảm , cảm xúc chân thành của người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương , giàu đức hy sinh.
Bài 2: Khoanh tròn vào đầu chữ cái câu trả lời đúng
1, Bài thơ nào thể hiện những quan sát tinh tế về thiên nhiên vào lúc giao mùa?
 A- Mùa xuân nho nhỏ B - Sang thu C- Viếng lăng Bác D- Nói với con
2, Bài thơ nào được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt và thể hiện khát vọng được làm đẹp cho cuộc đời.
 A- Mùa xuân nho nhỏ B - Con cò C- Viếng lăng Bác D- Nói với con
3, Dòng nào nêu đủu tên các bài thơ có nội dung đề cập đến tình cảm cha mẹ đối với con cái.
 A- Con cò, Nói với con C- Viếng lăng Bác, Nói với con 
 B - Sang thu , Con cò D - Mây và sóng , Nói với con , Con cò
4, Nhận xét nào đúng với hình tượng trung tâm của bài thơ Con cò?
 A- Hình tượng con cò được gợi lên từ ca dao
 B- Đó là sự lặp lại hình ảnh của ca dao.
 C- Hình ảnh con cò trong ca dao đã mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc .
 D- Hình ảnh con cò trong ca dao đã được nhà thơ phát triển nghĩa biểu tượng để ca ngợi tình mẹ con
5, Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
 A- Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước 
 B- Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế
 C- Cảm xúc về vẻ đẹp mùa xuân Hà Nội
 D- Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc
6, Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sâu: 
 Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
 A- So sánh B-ẩn dụ C- Hoán dụ D- Nhân hoá 
6, Qua bài thơ “ Nói với con” nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
 A- Tình yêu quê hương sâu nặng
 B- Triết lý về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người
 C- Niềm tự hào về sức sống bền bỉ , mạnh mẽ của quê hương.
 D- Cả 3 ý trên.
Bài 3: Hãy điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp trong nhận xét sau:
 1, Thế giới sáng tạo của em bé thật diệu kỳ . ở trò chơi thứ nhất , em là ………còn mẹ là……..; ở trò chơi thứ hai em hoá thành ………….còn mẹ là ……………Tình mẫu tử quả là một thế giới lung linh kì ảo , vĩnh hẵng và bất diệt .
 2, Cảm hứng bao trùm bài thơ “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động thiêng liêng …………, lòng biết ơn và …………pha lẫn ………..khi tác giả từ miền Nam ra viếng Bác ; cảm hứng đó đã tạo nên giọng thơ………….trang nghiêm.
Bài 4: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp
 A
 B
1. Viếng lăng Bác
a, Thể thơ năm chữ , giọng điệu tha thiết gần gũi với chất dân ca , nhiều hình ảnh đẹp , gợi cảm và có những so sánh ẩn dụ sáng tạo . 
2. Nói với con
b, Thể thơ tự do , giọng điệu trong tha thiết , thành kính , nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm lời thơ bình dị.
3. Mùa xuân nho nhỏ
c, Thể thơ tự do hình thức nhắn nhủ , tâm tình , hình ảnh quê hương giàu sức gợi cảm
 
 A
 B


Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi
1. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm mùa thu

2. Sấm mùa thu không còn nhiều và bất ngờ như sấm mùa hè đối với hàng cây đứng tuổi .

3. Hàng cây đứng tuổi đã trải qua nhiều mùa thu nên sấm cũng không còn bất ngờ đối với chúng ta nữa.

4. Hàng cây đứng tuổi như những con người từng trải không còn thấy bất ngờ trước những vang động bâts thường của cuộc sống.
II - Tự luận:
1, Hình ảnh con cò xuyên suốt bài thơ nhưng người đọc vẫn thấy nổi bật 2 chủ đề : Tình mẹ con và ý nghĩa lời ru với cuộc đời mỗi con người . Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
2, Em hiểu nhan đề bài thơ “Mùa xuân nhỏ nhỏ” có ý nghĩa gì?

Đề kiểm tra Ngữ văn 9 ( Kiểm tra phần truyện)
Thời gian 45 phút

Họ và tên……………………………………………

Lớp …………………………………………………

Điểm bài thi
Đề bài: I - Trắc nghiệm 
Bầi 1:
Câu1: Điền tên tác giả vào các tác phẩm sau:
- Làng. - Chiếc lược ngà.
- Lặng lẽ Sa Pa - Bến quê...
Câu 2: Điền vào ô trống những từ, cụm từ thích hợp:
...........1930 - 1989 ở huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An. Ông là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu.Truyện ngắn của ông đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và..Năm 2000 , ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng...
Câu 3: Nối nội dung cột A phù hợp với tên tác phẩm ở cột B:
A
B
- Tình yêu làng thống nhất với tình yêu đất nước và tinh thần 
yêu nước của nhân dân Việt nam trong thời kỳ kháng chiến 
 Bến quê
- Vẻ đẹp bình dị của những con người lao động và ý nghĩa 
của những công việc thầm lặng
 Những ngôi sao xa xôi
- Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
 Làng
- Thức tỉnh mọi người ở sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị 
gần gũi của gia đình, quê hương 
 Lặng lẽ Sa Pa
- Tâm hồn trong sáng mộng mơ, dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan của
 những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường Trường Sơn
 Chiếc lược ngà
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng
Câu 4: Trong tình huống tâm hồn dồn nén, bế tắc ông Hai đã làm gì? 
Quyết định trở về làng.
B- Bỏ làng đi theo kháng chiến, cụ Hồ. 
C- Tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ.
Câu 5: “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhiều chi tiết , hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng đó là hình ảnh nào?
A- Con đò 
B- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa còn sót lại .
C- Đứa con của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên lề đường 
Câu 6: Nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” là người như thế nào?
A- Thích hát 
B- Hồn nhiên , yêu đời, mơ mộng
C- Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình.
D- Cả A,B, C
Câu 7: Vì sao những nhân vật trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đều không có tên?
A- Tác giả không thích đặt tên.
B - Họ là những con người vô danh
C- Cả A, B
Câu 8: Lý do nào khiến bé Thu không nhận cha?
A- Thời gian xa cách quá lâu.
B- Vì ba có vết thẹo trên mặt khác với hình ba nó đã được biết .
C- Do hoàn cảnh khắc nghiệt , éo le của cuộc chiến tranh.
II- Tự luận :
Câu 1: Truyện “Bến quê” được xây dựng trên những tình huống nghịch lý nào? Từ những tình huống nghịch lý ấy, Nhĩ đã rút ra chiêm nghiệm về qui luật của đời người như thế nào?
Câu 2: Phân tích ngắn gọn hình ảnh Nhĩ ở cuối truyện : “Anh cố thu nhặt hết mọi sức lực một người nào đó”












Đề kiểm tra Ngữ văn 9 ( tiếng việt)
Thời gian 45 phút
I- Phần trắc nghiệm:
Bài 1: (2đ ) Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng
Câu 1: 
A- Khởi ngữ là thành phần chính của câu.
B- Khởi ngữ là thành phần biệt lập.
C- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói tới trong câu , trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với.
Câu 2: Câu nào nêu đầy đủ tên các thành phần biệt lập ?
A- Tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú
B- Tình thái , cảm thán , phụ chú .
C- Tình thái, khởi ngữ, phụ chú 
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống 
-Về nội dung: các đoạn văn phải phục vụ.............................., các câu phải phục vụ............... 
..và được sắp xếp theo một..................
-Về hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính.................................
Câu 4: Câu nào sau đây không phải là khởi ngữ ?
A- Tôi thì tôi xin chịu
B- Miệng ông, ông nói , đình làng, ông ngồi
C- Năm Bắc hai miền ta có nhau
D- Cá này rán thì ngon.
Bài 2: (4đ)
Câu 1: (1đ) So sánh nghĩa tường minh và nghĩa hàm ngôn 
Tường minh

Ví dụ
Hàm ý

Ví dụ
Câu 2: (1đ) Gạch chân các thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết đó là thành phần nào?
a, Hình như nó đang đến...............................................
b, Chao!Trăng đẹp quá...............................................
c, Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có cả tài . Chà chà!..........
d, Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh , mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp.
Câu 3: (1đ) Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau và cho biết đó là phép liên kết nào? 
 Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ,tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cáigì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
Câu 4: (1 đ) Tìm hàm ý trong câu in đậm và điền vào chỗ trống:
Gõ đầu roi xuống đất , cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
- Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua , còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! 
 Hoảng quá , anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó , không nói được câu gì . Người nhà lý trưởng cười một cách mỉa mai:
- Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ! 
 Hàm ý của người nhà lí trưởng : 
II- Tự luận : (4 đ)
 Viết một đoạn văn nói về tình bạn trong đó có sử dụng thành phần phụ chú, tình thái, một trong các phép liên kết câu đã học và cách nói hàm ý.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 9(2).doc