Đề kiểm tra Môn Vật Lý Học Kỳ I Lớp 8 Đề Số 2

pdf5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Môn Vật Lý Học Kỳ I Lớp 8 Đề Số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ HỌC KỲ I LỚP 8 
 Đề số 2 (Thời gian làm bài: 45 phút) 
A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) 
 Nội dung Cấp độ nhận thức Tổng 
 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1 Vận dụng 2 
1. C/ động và lực 
(6t) 1(1đ), 2(1đ), 4(1đ) 10c(13đ) = 
- Ch/động, 3(1đ), 5(1đ), 8(1đ) 43% 
- Vận tốc 6(1đ), 7(1đ). 9(1đ) 
- Lực 21(4đ) 
- Quán tính 
2. Áp suất (6t) 
- Áp suất 12(1đ), 10(1đ), 11(1đ), 22(6đ) 9c(15đ) = 
- ĐL Ácsimét 13(1đ) 14(1đ), 15(1đ), 50% 
- Điều kiện nổi 
- Bình thông nhau 16(1đ) 17(1đ) 
3. Công (5t) 3c(3đ) = 
- Khái niệm 18(1đ), 19(1đ) 10% 
- Định luật 20(1đ) 
Tổng KQ(11đ) KQ(6đ) = KQ(3đ)+TL(4 TL(6đ) = 22c(30đ) = 
 = 37% 20% đ) 20% 100% 
 = 23% 
B. NỘI DUNG ĐỀ 
I. Hãy chọn phương án đúng. 
Câu1. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành 
khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây 
đúng? 
 A. Người phụ lái đứng yên 
 B. Ô tô đứng yên 
 C. Cột đèn bên đường đứng yên 
 D. Mặt đường đứng yên 
Câu 2. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật làm mốc là vật nào 
dưới đây? 
 A. Mặt Trời B. Một ngôi sao 
 C. Mặt Trăng D. Trái Đất 
 1
Câu 3. Một người đang lái ca nô chạy ngược dòng sông. Người lái ca nô đứng yên 
so với vật nào dưới đây? 
 A. Bờ sông 
 B. Dòng nước 
 C. Chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước 
 D. Ca nô 
Câu 4. Tốc độ 36 km/h bằng giá trị nào dưới đây? 
 A. 36 m/s 
 B. 36 000 m/s 
 C. 10 m/s 
 B. 100 m/s 
Câu 5. Tốc độ nào sau đây không phải là tốc độ trung bình? 
 A. Tốc độ của ô tô chạy từ Hà nội đến Hải phòng. 
 B. Tốc độ của đoàn tàu từ lúc khởi hành tới khi ra khỏi sân ga. 
 C. Tốc độ do tốc kế của ô tô đua chỉ khi ô tô vừa chạm đích. 
 D. Tốc độ của viên đá từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất. 
Câu 6. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động 
thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào? 
 A. Không thay đổi 
 B. Chỉ có thể tăng dần 
 C. Chỉ có thể giảm dần 
 D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần 
Câu 7. Câu nào dưới đây viết về hai lực tác 
dụng lên hai vật A và B vẽ ở hình 1 là 
đúng? 
 A. Hai lực này là hai lực cân bằng. Hình 1 
 B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau. 
 C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. 
 D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. 
Câu 8. Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây? 
 A. Bánh xe ô tô trượt trên mặt đường khi ô tô phanh gấp. 
 B. Hòm đồ bị kéo lê trên mặt sàn. 
 C. Các bao tải hàng đặt trên băng tải nghiêng, đang cùng chuyển động với băng 
tải trong dây chuyền sản xuất. 
 D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. 
 2
Câu 9. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị bổ nhào về 
phía trước? 
 A. Vì xe đột ngột tăng vận tốc 
 B. Vì xe đột ngột rẽ sang phải 
 C. Vì xe đột ngột giảm vận tốc 
 D. Vì xe đột ngột rẽ sang trái 
Câu 10. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào 
dưới đây? 
 A. Người đứng co một chân. 
 B. Người đứng cả hai chân. 
 C. Người ngồi cả hai chân. 
 D. Người đứng co một chân trên một tấm ván rộng đặt trên mặt sàn. 
Câu 11. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây là không đúng? 
 A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. 
 B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. 
 C. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép. 
 D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép. 
Câu 12. Khi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật 
(Fa= P) thì vật có thể ở trong trạng thái nào dưới đây? 
 A. Vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng. 
 B. Vật chỉ có thể nổi trên mặt chất lỏng. 
 C. Vật chìm xuống và nằm yên ở đáy bình đựng chất lỏng. 
 D. Vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng. 
Câu 13. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? 
 A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật. 
 B. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật. 
 C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng. 
 D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 
Câu 14. Một vật lần lượt nổi trong hai chất lỏng khác nhau (hình 2). Gọi lực đẩy 
Ác-si-mét của chất lỏng 1 tác dụng lên vật là F1 , của chất lỏng 2 tác dụng lên vật là 
F2 . So sánh nào dưới đây đúng? 
 A. F1 > F2 
 B. F1 < F2 
 C. F1 = F2 
 D. Không thể so sánh được vì chưa biết chất lỏng nào 
có trọng lượng riêng lớn hơn 
 Hình 2 
 3
Câu 15. Hai miếng đồng 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 được nhúng chìm trong 
nước ở cùng một độ sâu. Gọi F1 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 1, 
F2 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 2. Biểu thức nào dưới đây đúng? 
 A. F2 = 2F1 B. F1 = 2F2 
 C. F1 = F2 D. F1 = 4F2 
Câu 16. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Ácsimét 
 A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. 
 B. nhỏ hơn trọng lượng của của phần vật chìm trong nước. 
 C. bằng trọng lượng của vật. 
 D. lớn hơn trọng lượng của vật. 
Câu 17. Hai bình hình trụ a và b, thông nhau, có khoá K ở ống nối đáy hai bình. 
Bình a có thể tích lớn hơn. Khi khoá K đóng, hai bình chứa cùng một lượng nước. 
Khi mở khóa K, có hiện tượng gì xảy ra ? 
 A. Nước chảy từ bình a sang bình b. 
 B. Nước chảy từ bình b sang bình a. 
 C. Nước chảy đồng thời từ bình a sang bình b và từ bình b sang bình a. 
 D. Nước không chảy từ bình nọ sang bình kia. 
Câu 18. Người nào dưới đây đang thực hiện công cơ học? 
 A. Người ngồi đọc báo 
 B. Người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng 
 C. Người đi xe đạp xuống dốc không cần đạp xe 
 D. Người học sinh đang kéo nước từ dưới giếng lên 
Câu 19. Máy cơ đơn giản nào sau đây có thể cho ta lợi về công ? 
 A. Đòn bẩy 
 B. Mặt phẳng nghiêng 
 C. Ròng rọc 
 D. Không máy nào trong ba máy trên 
Câu 20. Đưa một vật nặng trọng lượng P lên cùng độ cao h bằng hai cách. Cách 
thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật lên 
theo mặt phẳng nghiêng. Nếu bỏ qua ma sát thì nhận xét nào dưới đây đúng? 
 A. Công ở cách 2 lớn hơn vì đường đi dài hơn; 
 B. Công ở cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo nhỏ hơn. 
 C. Công ở hai cách bằng nhau và bằng P.h. 
 D. Công ở hai cách bằng nhau và lớn hơn P.h. 
Phần 2. Giải các bài tập sau: 
 4
Câu 21. Một ô tô khối lượng 2,5 tấn chạy trong 5 giờ. Trong 2 giờ đầu, ô tô chạy 
với vận tốc trung bình bằng 60 km/h; trong 3 giờ sau với vận tốc trung bình bằng 
50 km/h. 
 a. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động. 
 b. Tính lực kéo làm ô tô chuyển động đều theo phương nằm ngang. Biết cường 
độ lực cản lên ô tô bằng 0,1 trọng lượng của ô tô. 
Câu 22. Một học sinh dùng các dụng cụ sau đây để làm thí nghiệm kiểm nghiệm 
định luật Ác- si- mét. 
 1 Một vật có khối lượng khoảng 400g, thể tích khoảng 200cm3 
 2 Một lực kế có GHĐ 5N và ĐCNN 0,2N 
 3 Một bình chia độ có GHĐ 500cm3 và ĐCNN 5cm3 
 4 Một bình đựng 500cm3 nước 
 5 Một giá làm thí nghiệm và các dây treo 
 a. Liệt kê các bước tiến hành thí nghiệm theo thứ tự mà em cho là hợp lí nhất. 
 b. Thí nghiệm cho kết quả như thế nào thì có thể nói định luật Ác- si- mét đúng? 
Theo em thì độ lớn của lực Ác- si- mét trong thí nghiệm này có giá trị vào khoảng 
bao nhiêu Niutơn? 
 5

File đính kèm:

  • pdfVatLyhbfgkfdgnlksdfj;lakdg (2).pdf