Đề kiểm tra môn: ngữ văn 15 phút

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn: ngữ văn 15 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Yên Trấn Đề Kiểm Tra Môn: Ngữ Văn- Lớp 7 
Loại đề: TX Tiết PPCT: 15 - Thời gian làm bài: 15 Phút

Đề ra:
I, Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
1.Trong văn bản " Công trường mở ra" đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người con như thế nào ?
 A. Phấp phỏng, lo lắng B. Thao thức, đợi chờ
 C. Vô tư, thanh thản D. Căng thẳng, hồi hộp
2. Tại sao người cha của En - ri - cô lại viết thư cho con khi con mình phạm lỗi
 A. Vì ở xa con nên phải viết thư
 B. Vì giận con quá, không muốn nhìn mặt con nên không nói trực tiếp
 C. Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con
 D. Vì qua bức thư, người cha sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ cảm hiểu điều cha nói được thấm thía hơn.
3. Thông điệp nào được gửi qua câu chuyện " Cuộc chia tay của những con búp bê".
 A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.
 B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.
 C. Hãy hành động vì trẻ em.
 D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn 
4. Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao " Đứng bên ni đồng .........."là vẻ đẹp:
 A. Rực rỡ và quyến rũ B.Trong sáng và hôn nhiên
 C. Trẻ trung và đầy sức sống D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh
II,- Chép thuộc lòng bài ca dao " Công cha như núi ngất trời........." và bày tỏ suy nghĩ của em về bài ca dao đó.
""------Hết------".
 





Đáp án - Biểu điểm kiểm tra Văn 15 phút
I, Câu 1: C , Câu 2: D, Câu 3: B , Câu 4: C 
 (Mỗi ý đúng (1điểm)
II, - Chép đúng bài ca dao (2 điểm)
- Bày tỏ suy nghĩ của mình về bài ca dao đó (3 điểm)
Bà ca dao muốn các hình ảnh chỉ các sự vật, hiện tượng mênh mông, to lớn, vô hạn và vĩnh hằng để diễn tả công lao, tình nghĩa của cha mẹ với con cái.Hơn nữa núi ngất trời, nước biển đông là những sự vật khó có thể đo dếm được cũng như công lao, tình nghĩa của cha mẹ.
- Qua đó bày tỏ tình cảm, trách nhiệm của mình với cha mẹ. (1 điểm)































Trường THCS yên trấn Đề kiểm tra môn: Ngữ văn lớp 7
 Loại đề: TX Tiết PPCT: 55 - Thời gian làm bài: 15 phút 
 
 
Đề ra:
I. Trắc nghiệm: - Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
 1.- Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ ?
 A. Mạnh mẽ B. ấm áp
 C. Mong manh D. Thăm thẳm
 2.- Chữ " Thiên" trong dòng nào sau đây không có nghĩa là "trời" ?
 A. Thiên lí B. Thiên thư
 C. Thiên hạ D. Thiên thạch
 3,- Trong các dòng sau, dòng nào sử dụng quan hệ từ ?
 A. Trẻ thời đi vắng B. Chợ thời xa
 C. Mướp đương hoa D. Ta với ta
4.- Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ " Thi nhân ".
 A. Nhà văn B. Nhà thơ
 C. Nhà báo D. Nghệ sỹ
5.- Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa.
 A. Trẻ - già B. Sáng - tối
 C. Sang - hèn D. Chạy - nhảy
II.- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 6-8 câu có sử dụng quan hệ từ và các cặp quan hệ từ đã học.


"'-----Hết------""





















Đáp án và biểu điểm
I. (5 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm.
 Câu 1: D
 Câu 2: A
 Câu 3: D
 Câu 4: B
 Câu 5: D
II. HS viết đoạn văn ngắn 6- 8 câu có sử dụng quan hệ từ và các cặp quan hệ từ ( 4 điểm)
- Đoạn văn cần viết rõ ràng, mạch lạc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng yêu cầu của đề.(1 điểm)
Trường THCS Yên Trấn Đề Kiểm Tra Môn: Ngữ Văn- Lớp 7 Loại đề: ĐK Tiết PPCT: 42 Thời gian làm bài: 45 Phút
Đề ra: I- Trắc nghiệm. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
 1, Bài thơ " Sông núi nước nam" được xem là tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Vậy nội dung Tuyên ngôn độc lập ở đây là gì ?
 A. Lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước
 B. Lời tuyên bố về độc lập của nước ta
 C. Lời tuyên bố về tự do của nước ta
 D. Lời tuyên bố kết thúc chiến tranh
2, Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ " Sông núi nước nam" là gì ?
 A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc
 B. Khẳng định quyết tâm chống xâm lăng
 C. Tin tưởng ở tương lai tươi sáng của đất nước
 D. Gồm 2 phương án A và B
 3, Vẽ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẽ đẹp gì ?
 A. Tươi tắn và đầy sức sống
 B. Kỳ ảo và lộng lẫy
 C. Yên ả và thanh bình
 D. Hùng vĩ và náo nhiệt
4, Theo em có gì đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện ở khúc ngâm " Sau phút chia li"
 A. Biện pháp lặp, đảo ngữ
 B. Biện pháp điệp từ
 C. Cả hai phương án A, B điều đúng
5, Chủ đề của bài thơ "Bánh trôi nước" là gì?
 A. Xót xa về duyên phận của mình
 B. Oán trách sự phủ phàng của cuộc đời đối với mình
 C. Tự cảm thán về cuộc đời của mình
 D. Tự hào về phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ
6, Bài thơ " Qua Đèo Ngang" thuộc thể thơ nào ?
 A. Song thất lục bát
 B. Thất ngôn bát cú
 C. Ngũ ngôn
7, Chủ đề của bài thơ " Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" là gì?
 A. Đăng sơn ức hữu
 B. Sơn thủy hữu tình
 C. Vọng nguyệt hoài hương
 D. Tức cảnh sinh tình
8, Bài thơ " Bài ca nhà tranh bị gió thu phá " được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
 A. Tự sự C. Biểu cảm
 B. Miêu tả D. Kết hợp cả 3 phương thức trên
 II. - Tự luận: 
 Câu 1: Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ " Ta với ta " trong bài thơ Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến )
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương. 
"------Hết------"
 
 Đáp án - Biểu điểm kiểm tra Văn tiết 42

I,- Trắc nghiệm: (4 điểm)
 Điền đúng mỗi câu cho 0,5 điểm
 Câu 1: A, Câu 2: D, Câu 3: C, Câu 4: C, Câu 5: D, Câu 6: B, Câu 7: C, Câu 8: D
II,- Tự luận
 Câu 1: (2 điểm)
 Học sinh cần nhận xét sự khác nhau của hai cụm từ " Ta với ta " trong hai bài thơ
 Trong bài Qua Đèo Ngang:
 - Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình
 - Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la.
 Trong bài Bạn đến chơi nhà;
 - Chỉ tác giả với người bạn.
 - Sự chan hòa, sẽ chia ấm áp của tình bạn thắm thiết.
 Câu 2: (4 điểm)
 Các em cần lưu ý một số điểm sau:
 - Nội dung viết đúng thể loại văn phát biểu cảm nghĩ
 - Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của em về bài thơ trên cơ sở phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật.
 - Bài thơ ngắn gọn, ngôn ngữ bình dị, thông qua hình ảnh bánh trôi nước nhà thơ nói lên thân phận và vẽ đẹp hình thể, phẩm chất trong trắng, son sắt với niềm cảm thông sâu sắc cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt nam xưa.

Trường THCS Yên Trấn Đề Kiểm Tra Môn: Ngữ Văn Lớp 7 
Loại đề: ĐK Tiết PPCT: 46 Thời gian làm bài: 45 Phút

Đề ra:
I, Trắc nghiệm: (Khoanh tròn chữ cái đầu đáp án đúng)
1. Từ nào là từ ghép đẳng lập trong các từ sau đây ?
 A. Ông bà B. Mênh mông
 C. Vui vầy D. Ngó lên
2. Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
 A. Ngất trời B. Chiều chiều
 C. Chín chữ D. Mái nhà
3. Từ láy nào có sắc thái giảm nhẹ so với nghĩa của yếu tố gốc ?
 A. Mau mắn B. Đo đỏ
 C. Nhức nhối D. Xấu xa
4. Trong câu ca dao " Ai làm cho bể kia đầy..." đại từ " ai " có tác dụng gì ?
 A. Trỏ người B. Trỏ vật
 C. Hỏi về người D. Hỏi về số lượng
5. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt ?
 A. Nước Nam B. Mục đồng
 C. Ngư ông D. Xã tắc
6. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ " hòa thuận " ?
 A. Yêu thương B. Đùm bọc
 C. Xích mích D. Sum vầy
7. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ " vui vẻ " ?
 A. Vô tư B. Chia tay
 C. Âu yếm D. Vui cười
8. Dòng nào nêu nhận xét đúng về quan hệ từ " cho " trong câu " Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hòa với mọi người "?
 A. Từ cho rất cần để liên kết ý trong câu
 B. Thừa quan hệ từ cho 
 C. Từ cho không phù hợp về nghĩa, cần thay từ khác
 D. Từ cho làm tăng sắc thái biểu cảm cho câu văn
II. Tự luận
 1. Phân biệt ý nghĩa của 2 câu có quan hệ từ “nhưng” sau đây:
 1. Nó gầy nhưng khoẻ.
 2. Nó khoẻ nhưng gầy.
 2. Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng có sử dụng các cặp từ trái nghĩa? 

"-----Hết-----"
 




 

 Đáp án - Biểu điểm

I. - Trắc nghiệm: (4 điểm)
 Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
 Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
B
B
C
A
C
D
C
 II, - Tự luận: (6 điểm)
 Câu 1:(1,5 điểm) Phân biệt được ý nghĩa của 2 câu có quan hệ từ “nhưng”:
 - Nó khoẻ nhưng gầy -> Tỏ ý khen.
 - Nó gầy nhưng khoẻ -> Tỏ ý chê.
 Câu 2: ( 4,5 điểm) HS viết được đoạn văn ngắn có sử dụng hợp lý các cặp từ trái nghĩa.
 - Đoạn văn cần viết rõ ràng, mạch lạc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng yêu cầu của đề. 
 

 "...Hết..."




 





















Trường THCS Yên Trấn Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp: 7
Loại đề: HK Tiết PPCT: 71,72 Thời gian làm bài: 90 phút

Đề ra:
I, Trắc nghiệm
 - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
" Tôi yêu Sài Gòn da diết....Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. ".
 ( Theo Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập một )
1. Tác giả đoạn văn trên là ai ?
 A. Minh Hương B. Vũ Bằng
 C. Thạch Lam D. Xuân Quỳnh
2. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào ?
 A. Tự sự B. Miêu tả
 C. Nghị luận D. Biểu cảm
3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
 A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn
 B. Bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn
 C. Bình luận về những vẻ đẹp riêng của vùng đất Sài Gòn
 D. Giới thiệu những nét riêng về thiên nhiên khí hậu của Sài Gòn
4. Cụm từ chỉ thời gian không được nhắc đến trong đoạn văn trên ?
 A. Sáng tinh sương B. Buổi chiều
 C. Đêm khuya D. Giữa trưa
5. Từ nào sau đây không phải là từ láy ?
 A. Da diết B. Dập dìu
 C. Thưa thớt D. Phố phường
6. Trong đoạn văn trên, ý nào sau đây không phải là nét riêng của thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn ?
 A. Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày
 B. Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng
 C. Bốn mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, hấp dẫn và quyến rũ
 D. Nhịp điệu sống đa dạng trong những thời điểm khác nhau
7. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng đại từ xưng hô ở ngôi thứ mấy ?
 A. Ngôi thứ hai số ít
 B. Ngôi thứ hai số nhiều
 C. Ngôi thứ nhất số ít
 D. Ngôi thứ nhất số nhiều
8. Từ " Cây mưa " được dùng với phép tu từ gì ?
 A. ẩn dụ B. Nhân hóa
 C. Hoán dụ C. So sánh
9. Từ nào trái nghĩa với từ “thưa thớt” trong đoạn văn trên ?
 A. Vắng vẻ B. Vui vẻ
 C. Đông đúc D. Đầy đủ
10. Trong đoạn trích, tác giả đã trình bày nội dung bằng cách nào ?
 A. Miêu tả để bày tỏ cảm xúc
 B. Bày tỏ cảm xúc trực tiếp
 C. Kể chuyện để bày tỏ cảm xúc
 D. Nghị luận để bày tỏ cảm xúc
II.- Tự luận
 1. Tìm một ví dụ về phép điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó.
 2. Cảm nghĩ của em về bài ca dao, dân ca đã học

"-----Hết-----'
 



































Đáp án và Biểu điểm Kiểm tra học kỳ môn ngữ văn

I, - Trắc nghiệm ( 2,5 điểm : mỗi câu đúng được 0,25 điểm )
 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9 
Câu10
A
D
B
D
D
C
C
A
C
B

II,- Tự luận ( 7,5 điểm)
 Câu 1 ( 2 điểm )
 - Tìm được một ví dụ về phép điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa ( 1 điểm)
	- Nêu được tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm được. ( 1 điểm )
Câu 2. ( 5,5 điểm )
 - Biết viết đúng kiều bài văn biểu cảm. ( 1,5 điểm )
 - Trình bày được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của một bài ca dao, dân ca đã học. ( 3 điểm )
 - Diễn đạt có cảm xúc, không mác lỗi chính tả. ( 1 điểm )



























Trường THCS: Yên Trấn. Đề kiểm tra môn: Ngữ Văn- Lớp 7
Loại đề: ĐK Tiết 71,72: Kiểm tra học kỳ một - Thời gian 90 phút
 
 
Đề ra : Phần 1: Trắc nghiệm:
 - Đọc kỹ đoạn văn và câu hỏi, khoanh tròn chữ cái đầu đáp án đúng. 
 " ... Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời... "
 ( Ngữ Văn 7, tập 1)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
 A. Mùa xuân của tôi 
 B. Một thứ quà của lúa non: Cốm
 C. Sài Gòn tôi yêu
 D. Tiếng gà trưa
2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
 A. Miêu tả
 B. Tự sự
 C. Biểu cảm
 D. Nghị luận.
3. Tác giả đoạn văn trên là ai?
 A. Vũ Bằng
 B. Xuân Quỳnh
 C. Minh Hương
 D. Thạch Lam
4. Dòng nào thể hiện rõ tình cảm trân trọng của tác giả đối với hạt thóc nếp?
 A. Một thứ quà thanh nhã và tinh khiết.
 B. Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
 C. Cái chất quý trong sạch củaTrời.
 D. Cả 3 phương án trên.
5. Trong các từ sau từ nào là từ láy?
 A. thanh nhã
 B. phảng phất
 C. trắng thơm
 D. trong sạch
6. Từ nào đồng nghĩa với từ "trong sạch"?
 A. thanh nhã
 B. Tinh khiết
 C. trắng thơm
 D. thơm mát
7. Trong các từ sau đây, từ nào trái nghĩa với từ "thanh nhã"?
 A. trong sạch
 B. trắng thơm
 C. thô tục
 D. tinh khiết
8. Nếu viết: "Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng xoá, man mác hương vị ngàn hoa cỏ" thì từ nào dùng không đúng nghĩa?
 A. hương vị
 B. giọt sữa
 C. man mác
 D. trắng xoá
9. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?
 A. cơn gió
 B. thơm mát
 C. thanh nhã
 D. hoa cỏ
10. Trong câu "Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ" có bao nhiêu từ ghép đẳng lập?
 A. 2 từ
 B. 3 từ
 C. 4 từ
 D. 5 từ
Phần II: Tự luận.
Cảm nghĩ của em về bài thơ "Qua Đèo Ngang " của Bà Huyện Thanh Quan?


"....Hết...."

 




















Đáp án và biểu điểm kiểm tra học kỳ

Phần I: Trắc nghiệm

 Câu
Đáp án
Câu
Đáp án 
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
 1
 B
4
 D
7
 C
10
 B
 2
 C
5
 B
8
 D


 3
 D
6
 B
9
 C



Phần II: Tự luận
* Yêu cầu cần đạt:
HS xác định đúng kiểu bài : Bài văn biểu cảm đánh giáđối với tác phẩm văn học.
Bài viết có bố cục 3 phần. Đảm bảo được hai ý lớn về mặt nội dung.
 a) Hình dung được cảnh tượng của Đèo Ngang qua những vần thơ của Bà Huyện Thanh Quan. ( Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, thấp thoáng có sự sống con người.)
 b) Cảm nhận được tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo. ( Nỗi nhớ nước thương nhà thầm lặng cô đơn của tác giả.)
- Bài viết có thể nêu lên vẻ đẹp của bài thơ về cả nội dung và hình thức nghệ thuật nhưng chủ yếu là phải nói được những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân HS về bài thơ và về Bà Huyện Thanh Quan. Những suy nghĩ, biểu cảm trong bài tuỳ vào mỗi HS nhưng cần phải chân thực.
* Biểu điểm: Mỗi ý lớn 2 điểm. Hình thức trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp, diễn đạt...(1 điểm).


 " ....Hết..."











File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 7(5).doc
Đề thi liên quan