Đề kiểm tra khảo sát học kì II - Môn: Sinh học 9 - Đề 6

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II - Môn: Sinh học 9 - Đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
MÔN : SINH HỌC 9
Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
 	Chú ý: Đề thi gồm 02 trang, HS làm bài vào tờ giấy thi.
I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1 (1,0đ) 
Chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước kết quả đúng vào bài làm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
1. Trong các nhóm tài nguyên sau, nhóm nào thuộc nhóm tài nguyên không tái sinh?
 A. Khí đốt thiên nhiên, tài nguyên đất, năng lượng gió.
 B. Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật .
 C. Dầu lửa, tài nguyên sinh vật, năng lượng gió.
 D. Dầu lửa, khí đốt thiên nhiên, than đá.
2. Giới hạn sinh thái là: 
 	A. Khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với hai nhân tô sinh thái. 
 	B. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
 	C. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái.
 	D. Khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với ba nhân tố sinh thái. 
3. Thành phần nào sau đây có thể thiếu trong hệ sinh thái : 
A. Thành phần vô sinh : nước , không khí ....	
B. Sinh vật sản xuất
C. Động vật.	
D. Sinh vật phân giải 
4. Hậu quả của việc chặt phá rừng là :
A. Cạn kiệt nguồn nước, xói mòn đất.	
B. Làm mất nguồn gen sinh vật rừng.	
C. Làm khí hậu xấu đi.	
D. Cả A, B và C.
Câu 2 (1,0đ):
 	Trong các ví dụ sau đây, quan hệ giữa các sinh vật thuộc mối quan hệ nào? Hãy điền vào cột B ở bảng sau cho phù hợp:
A. Ví dụ
B. Mối quan hệ
Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ Đậu.
Dê và bò cùng ăn cơ trên một cánh đồng.
Địa y sống bám trên cành cây.
Giun đũa sống trong ruột người.
1........................................
2........................................
3........................................
4........................................
II. Phần tự luận (8,0 điểm) 
Câu 1 (2,0đ): 
Trong một ruộng lúa gồm nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống. Trong đó: rong là thức ăn của các loài cá nhỏ, lúa là thức ăn của châu chấu. Cá nhỏ, châu chấu trở thành mồi của ếch. Cá ăn thịt có kích thước lớn, chúng sử dụng cá nhỏ, châu chấu và cả ếch làm thức ăn. Rắn là loài ưu thế nhất chúng ăn ếch và cá ăn thịt.
Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong ruộng lúa trên.
Câu 2 (3,0đ): 
Kể tên những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm. 
Câu 3 (3,0đ): 
Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp bảo vệ.
 ------------------------------- Hết -------------------------------- 
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
MÔN : SINH HỌC 9
I. Trắc nghiệm(2,0đ):
Câu 1(1,0đ): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
1
2
3
4
D
B
C
D
Câu 2(1,0đ): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
1: cộng sinh	2:cạnh tranh	3: hội sinh	4: kí sinh	
II. Tự luận (8,0đ):
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
Rong → cá nhỏ → Cá ăn thịt
 ↑
Lúa → châu chấu → ếch → Rắn 
2đ
2
Kể tên năm tác nhân chủ yếu:
ô nhiễm do chất thải khí từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
ô nhiễm do các chất phóng xạ.
ô nhiễm do các chất thải rắn.
ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
HS cần có một số biện pháp chủ yếu để bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm
Có ý thức bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm: Hiểu biết về vai trò quan trọng của môi trường đối với con người, là vấn đề mang tính toàn cầu; Am hiểu luật bảo vệ môi trường
Thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm: vất rác đúng nơi quy định; vệ sinh nơi ở; Tham gia các phong trào tình nguyện do nhà trường, địa phương phát động: trồng cây, gây rừng, quét dọn đường làng ngõ xóm.
Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức cho mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm.
Lên án, tố cáo những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
1,5đ
1,5đ
3
Cần bảo vệ hệ sinh thái rừng vì:
Vai trò hệ sinh thái biển: góp phần điều hòa khí hậu; giữ cân bằng hệ sinh thái; bảo vệ các loài sinh vật...
Nhưng thực trạng hiện nay: diện tích rừng bị thu hẹp dần; nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng...
Biện pháp bảo vệ:
Có kế hoạch khai thác tài nguyên rừng hợp lý.
Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.
Phòng chống cháy rừng, trồng rừng.
Tuyên truyền, giáo dục mọi người có ý thức bảo vệ rừng.
....
1,5
1,5

File đính kèm:

  • docSinh 9_KS_HKII_6.doc
Đề thi liên quan