Đề kiểm tra khảo sát học kì II môn: Sinh học 7 - Đề 8

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II môn: Sinh học 7 - Đề 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 7
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I: Trắc nghiệm(2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng.
1: Ếch sinh sản:
A. Thụ tinh trong và đẻ con B. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng
C. Thụ tinh trong và đẻ trứng D. Thụ tinh trong.
2: Mi mắt của ếch có tác dụng gì?
A. Ngăn cản bụi B. Để quan sát rừ và xa hơn
C. Để có thể nhìn được ở dưới nước. D. Để giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra.
3: Ở chim giác quan nào phỏt triển nhất:
A. Thính giác. 	B. Khứu giác.	C. Vị giác.	D. Thị giác.
4: Hiện tượng hô hấp kép ở chim là: 
A. Hiện tượng hô hấp ở phổi và đường dẫn khí 
B. Số lần thở ra hít vào nhiều lần trong một phút.
C. Trao đổi khí tại phổi và tại túi khí. 
D. Không khí đổi trao đổi tại phổi 2 lần
5: Thân nhiệt của thú ổn định vì:
A. Tim 3 ngăn máu nuôi cơ thể là máu pha 
B. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, hệ thần kinh phát triển.
C. Vì lớp thú sống ở nhiều môi trường khác nhau. 
D. Vì hệ tiêu hóa chuyên hóa.
6: Bộ tiến húa nhất trong lớp thỳ: 
A. Bộ dơi. B. Bộ móng guốc. C.Bộ linh trưởng. D. Bộ ăn thịt.
7. Lớp động vật nào có số lượng loài lớn nhất.
A.Lớp giáp xác.	B.Lớp lưỡng cư.	C.Lớp sâu bọ.	D.Lớp chim.
8 : Môi trường nào có sự đa dạng sinh học cao nhất.
A. Hoang mạc đới nóng. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. 
C. Môi trường đới lạnh. D. Môi trường đới ôn hòa. 
II. TỰ LUẬN:(8 điểm)
Câu 1: (2 ,0điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước? 
Câu 2: (2,0 điểm) So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn với chim bồ câu? 
Câu 3: (2,0điểm) Hãy chứng minh lớp thú có những đặc điểm tiến hóa hơn so với các lớp động vật có xương sống đã học? 
Câu 4 : (2 ,0điểm) Nêu các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm? Bản thân em đó làm gì để thực hiện các biện pháp đó? 
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK II
MÔN: SINH HỌC 7
I.TRẮC NGHIỆM (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
ý đúng
 B
 D
 D
 D 
 B
 C
 C
 B
II. TỰ LUẬN:
C1(2,0đ)
- Da trần (trơn, ẩm ướt) mặt trong có nhiều mạch máu giúp trao đổi khí.
- Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu(Mũi thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
- Mắt có mí gĩư nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
- Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.Chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
0,5
0,5
0,5
0,5
C2(2,0 đ)
- Đặc điểm giống và khác hệ tuần hoàn của thằn lằn và chim bồ câu:
+ Giống nhau: Có hai vòng tuần hoàn, có tim và hệ mạch.
+ Khác nhau: 
Hệ tuần hoàn của chim tim có 4 ngăn, hai tâm thất hai tâm nhĩ máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Hệ tuần hoàn của thằn lằn: Tim có 3 ngăn có xuất hiện vách hụt. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
1,0
0,5
0,5
C 3(2,0 đ)
- Tim 4 ngăn máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi khí 
- Răng phân hóa (răng cửa, răng nanh, răng hàm)
- Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
0,5
0,5
0,5
0,5
C 4 (2,0đ)
- Để bảo vệ động vật quý hiếm cần đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng.
- Cấm săn bắt, buôn bán trái phép.
- Cần đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên.
-Tuyờn truyền cho mọi người biết vai trũ của động vật quý hiếm đối với đời sống con người, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ động vật quý hiếm.. 
0,5
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docSinh 7_KS_HKII_9.doc