Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 1

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I

 MÔN: NGỮ VĂN 8
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
 	
I.Phần trắc nghiệm : 2đ
 Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong các trường hợp sau:
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Tôi đi học”?
	A. Thanh Tịnh.	C. Ngô Tất Tố.
	B. Nguyên Hồng.	D. Nam Cao.
Câu 2: Phương thức biểu đạt trong văn bản “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng) là gì?
	A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận.	C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
	B. Tự sự, miêu tả, nghị luận.	D. Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
Câu 3: Sự phản kháng của chị Dậu diễn ra theo quá trình nào?
	A. Từ lý lẽ đến lý lẽ.	C. Từ lý lẽ đến hành động.
	B. Từ hành động đến hành động.	 D. Từ hành động đến lý lẽ.
Câu 4: Trong các từ sau, từ nào có nghĩa rộng hơn?
	A. Hội hoạ.	C. Văn học.
	B. Âm nhạc.	D. Nghệ thuật.
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng trợ từ?
	A. Nó ăn những hai bát.	C. Tôi thì tôi xin chịu.
	B. Nó hát có hai bài.	 D. Bố ơi.
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
	A. Mặt trời lên cao dần.	C. Cuối cùng, mây tan và trời tạnh.
	B. Gió đã thổi mạnh.	D. Mưa bay.
Câu 7: Phương tiện liên kết đoạn dùng để làm gì?
	A. Dùng để nối ý đoạn trên với đoạn dưới. C. Dùng để mở đầu mỗi đoạn văn.
	B. Dùng để kết thúc mỗi đoạn văn. D. Dùng để phân biệt hai đoạn văn.
Câu 8: Tóm tắt văn bản tự sự là công việc như thế nào?
	A. Là nêu được hoạt động của các nhân vật trong văn bản chính.
	B. Trình bày quan hệ giữa các nhân vật trong văn bản chính.
C. Là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản chính.
	D. Là kể lại các sự việc đã xảy ra trong văn bản chính.
II. Phần tự luận: 8đ
Câu 1: (3 đ)
	Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) phân tích trình tự hợp lý của những mộng tưởng trong đoạn trích “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép có quan hệ nguyên nhân- kết quả và gạch chân.
Câu 2: (5 đ): Thuyết minh về một đồ dùng sinh hoạt hàng ngày mà em thích.
	
--------------- HẾT ---------------

























UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 8




I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng mỗi ý được 0,25đ

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
C
D
D
C
A
C

II. Phần tự luận (8 điểm)

Câu
Đáp án
Điểm
1

* Hình thức: 
- Đúng hình thức đoạn văn.
- Có câu chủ đề.
* Nội dung: 
- Trình tự hợp lý của những mộng tưởng: 
	+ Vì rét em mơ đến lò sưởi.
 + Vì cái đói hành hạ em mơ thấy bàn ăn và ngỗng quay.
	+ Vì là đêm giao thừa em mộng tưởng đến cây Nô-en.
	+ Nhớ đến tháng ngày hạnh phúc em tưởng đến người bà thân yêu của mình.
Những mộng tưởng đã thể hiện ước mơ bình dị của cô bé bán diêm.
* Có câu ghép chỉ quan hệ giữa các vế câu nguyên nhân- kết quả .

3
 
0,25đ

0,25đ

2đ












0,5đ






2
	 Yêu cầu lựa chọn một đồ dùng trong sinh hoạt.
1. Mở bài:
- Giới thiệu được đồ dùng cần thuyết minh
2. Thân bài :
Lần lượt giới thiệu những tri thức khách quan về đối tượng:
- Nguồn gốc.
- Phân loại .
- Nêu đặc điểm cấu tạo.
- Vai trò, ý nghĩa.
- Cách sử dụng đồ dùng .
3. Kết bài:
- Tình cảm của em đối với đồ dùng đó.
 

5đ

 
0,5đ



0,5đ
0,5đ

1đ
1đ

1đ


0,5đ



--------------- HẾT ---------------




 

File đính kèm:

  • docuyhafgoiudpg0ap1den 17 (1).doc