Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 6 huyện Thủy Nguyên Đề 6

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 6 huyện Thủy Nguyên Đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
........................
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC KÌ I


MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90’( không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 
 * Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
“ Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
Câu1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?
A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh . 	B. Thánh Gióng
C. Con Rồng, cháu Tiên. 	C. Sọ Dừa.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn là:
A. Biểu cảm. B. Tự sự 	C. Miêu tả. 	D. Nghị luận.
Câu 3.Trong đoạn văn trên, từ loại nào được dùng nhiều nhất?
A. Danh từ B. Đại từ 	C. Tính từ 	D. Động từ.
Câu 4. Mục đích mà tác giả dân gian muốn đề cập trong đoạn văn trên là gì?
A. Tả cảnh sông nước. 	B. Nêu cảm nghĩ về lụt lội.
C. Kể người và việc. 	D. Bàn về tác hại của lụt lội.
Câu 5. Sự việc trong đoạn được kể theo thứ tự nào? 
A.Theo thứ tự thời gian( trước, sau) 	B. Theo kết quả trước, nguyên nhân sau.
C. Theo vị trí trên- dưới. 	D. Không theo thứ tự nào.
Câu 6. Trong câu “ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đòi,sườn núi” có mấy cụm động từ?
A. Một . B. Hai 	C. Ba 	D. Bốn 
Câu 7. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn ?
A. Dông bão. 	B. Thuỷ Tinh. 	C. Cuồn cuộn . 	D. Biển nước.
Câu 8. Từ “dâng” không thể kết hợp được với từ nào sau đây?
A. Nước 	B. Hoa 	C. Lễ vật 	D. Non.
II. TỰ LUẬN:( 8,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau:
Lại một hôm, thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng: “Con đang đi 
học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
 

a.Tìm các động từ xuất hiện trong đoạn văn trên.
 b.Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa của sự việc trong đoạn trích trên trong đó có sử dụng một cụm tính từ.
câu 2 .(6,0 điểm) Kỉ niệm ngày thơ ấu.

 ----------------HÕt----------------



































UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
......................
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 6


I.Trắc nghiệm( 2,0 điểm).
*Học sinh xác định đúng mỗi ý cho 0,25 điểm:
1- A 2- B 3- D 4- C 5- A 6- C 7- B 8- D

II. TỰ LUẬN:
Câu 1.(2,0 điểm)
a.Học sinh xác định được các động từ được sử dụng trong đoạn văn:( 0,5 điểm)
*VD: đang, đi học, chơi, dệt cửi, trông, cầm, cắt, nói……

 b. Học sinh viết đúng hình thức một đoạn văn nêu được:
- Đây là sự việc cuối cùng trong cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử. Hành động và lời nói của bà thật kiên quyết, dứt khoát không một chút nương nhẹ. Điều đó thể hiện tính cách quyết liệt trong phương pháp dạy con của bà.( 0,5 điểm)

- Hành động đó dã có tác dụng rõ rệt: hướng con vào việc học tập chuyên cần để về sau trở thành bậc hiền tài. .( 0,5 điểm)

à Bà mẹ Mạnh Tử là người khéo léo, tinh tếvà cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái. Hiệu quả giáo dục của bà có tác dụng thật to lớn : con trai bà - Mạnh Tử lớn lên đã trở thành bậc đại hiền tài.( 0,5 điểm).

Câu 2.(6,0 điểm) 
*HS trình bày được:
1. Hình thức .1,0đ).
- Học sinh kể lại được một kỉ niệm thời thơ ấu mà mình nhớ mãi.
- Biết vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để bài viết sinh động hơn.
- Bố cục 3 phần rõ ràng, tách đoạn hợp lí, văn viết mạch lạc, hạn chế các lỗi.
- Diễn đạt lưu loát, rõ ràng mạch lạc.
- Trình bày sạch sẽ không tẩy xoá, đúng chính tả.
2. Nội dung(7 ,0đ)
Phần
Nội dung cụ thể
Biểu điểm
Mở bài

-Giới thiệu đó là kỉ niệm gì, xảy ra bao giờ, vào khi nào.

0,5

Thân bài





*Kể diễn biến của kỉ niệm.
- Kỉ niệm đó diễn ra như thế nào, tại sao lại có kỉ niệm đó?
- Các nhân vật tham gia vào diễn biến kỉ niệm thể hiện tính cách, hành động của mình ra sao?
- Tình cảm ,cảm xúc của mình với kỉ niệm đó.
( Học sinh có thể kể theo trình tự thời gian: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. Hoặc vận dụng yếu tố hồi tưởng để kể lại : kể sự việc hiện tại, hồi tưởng lại về quá khứ và trở về hiện tại)
2,0
2,0

2,0



Kết bài

 Suy nghĩ, cảm xúc của người viết về kỉ niệm đó.
0,5

* Biểu điểm:
- Điểm 8,0 : bài viết phải đủ bố cục 3 phần MB, TB, KB; kể lại được diễn biến kỉ niệm trình bày sạch đẹp, phân chia đoạn hợp lí, hành văn trôi chảy, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ ngữ, câu văn.
- Điểm 6,0 đến 7,0: bài viết phải đủ bố cục 3 phần MB, TB, KB; kể lại được diễn biến kỉ niệm,trình bày sạch đẹp, phân chia đoạn hợp lí, hành văn trôi chảy, diễn đạt lưu loát, không mắc quá 2 lỗi diễn đạt, dùng từ ngữ, câu văn.
- Điểm 4,0 đến 5,0 : bài viết phải đủ bố cục 3 phần MB, TB, KB; đã kể lại được diễn biến kỉ niệm,còn mắc 3 lỗi diễn đạt, dùng từ ngữ, câu văn.
- Điểm 2,0 đến 3,0 : bài viết quá sơ sài, bỗ cục chưa rõ ràng, diễn đạt lủng củng, dài dòng, tối ý, mắc không quá 5 lỗi.
- Điểm 1,0: viết được đoạn văn kể về kỉ niệm đáng nhớ.
(Giáo viên linh hoạt tuỳ theo mức độ bài viết của học sinh để cho điểm cho phù hợp)

------------------------------------

File đính kèm:

  • dockjhdfgolsidfpgksodfj1-7 (6).doc