Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2005 - 2006

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2005 - 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2005 - 2006
Môn: Ngữ văn lớp 7.
Thời gian: 90 phút.

I.Trắc nghiệm: ( 3điểm )
 Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra tờgiấy thi chỉ một chử cái ở phương án đúng.
	“Tre ống chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dài và râm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tàu xanh chuyển một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, từng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một dãy vàng .... mùa lá mới òa nở thứ màu lục, nắng sớm chiều vào trong như màu ngọc đẹp như cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động thân tre cứng cỏi, tàu tre mềm mại mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh rồi chuồn chuồn đan cài trên bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ”.
(Ngữ văn 6 tập 2.)
1. Đoạn văn trên của tác giả nào sau đây:
A. Đoàn Giỏi. 	B. Tô Hoài
C. Nguyễn Tuân. 	D. Ngô Văn Phú
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức diễn đạt chính nào?
A. Tự sự. 	B. Lập luận.
C. Miêu tả. 	D. Biểu cảm.
3. Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng bao nhiêu tính từ chỉ màu sắc?
A. 3 tính từ. 	B. 4 tính từ.
C. 6 tính từ. 	D. 7 tính từ.
4. Từ “òa nở” trong câu “Mùa hè mới òa nở ......” có nghĩa là gì?
A. Lá tre nở một cách bất ngờ.	
B. Lá tre nở rất nhiều đột ngột và mạnh mẽ.
C. Lá tre nở một cách từ từ chậm rãi.	
D. Lá tre nở rất nhiều.
5. Đoạn văn trên đã mang lại ấn tượng gì cho em về cây tre?
A. Duyên dáng và yểu điệu. 	B. Mạnh mẽ và oai hùng.
C. Đẹp và đầy sức sống. 	D. Dịu dàng và mềm mại.
6. Đoạn văn trên tác giả đã dùng mấy lần phép so sánh?
A. 1 lần.	B. 2 lần.	 C. 3 lần. 	D. 4 lần
7. Câu văn “Tre ống chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai” là loại câu nào?
A. Câu tả. 	B. Câu luận.
C. Câu kể. 	D.Không phải 3 phương án trên.
8. Trong các từ sau đây từ nào là từ Hán Việt?
A. Cứng cỏi. 	B. Sôi động. 	C. ống chuốt. 	D.Trưởng thành.
9. Cụm từ “ Suốt năm” trong câu “Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống” la thành phần gì ?
A. Trạng ngữ.	B. Bổ ngữ. 	C. Vị ngữ.	D. Chủ ngữ.
10. Khi viết “....Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ...” tác giả dùng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh.	B. ẩn dụ. 	C. Nhân hóa. 	D. Hoán dụ.
11. Từ nào có thể điền cho đúng vào chỗ câu “con sáo đang .... học nói”?
A. Tập tành.	 B. Tập tòe. 	C. Bập bẹ.	D. Tọ tọe.
12. Trong các mục lưu ý sau mục lưu ý nào không đúng khi viết đơn?
A. Đơn thường phải viết bằng tay, không nên dùng bản in.
B. Tên đơn bao giờ cùng viết hoa hoặc viết in (khổ chữ to)
C. Khi viết đơn cần trình bày cho sáng sủa, cân đối.
D. Các phần quốc hiệu, tên đơn, nơi gửi, nội dung đơn không cần cách nhau 2 đến 3 dòng.
II. Tự luận: (7 điểm)
Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy viết bài văn miêu tả lũy tre vào một đêm trăng đẹp.

Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2005 - 2006
Môn: Ngữ văn lớp 9.
Thời gian: 90 phút.
Phần I - Trắc nghiệm: (3 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách ghi ra tờ giấy thi một chử cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Ông Đồ”?
A. Tế Hanh. 	 B. Vũ Đình Liên.
C. Thế Lữ. 	D. Tố Hữu.
Câu 2: Những văn bản thuộc phong trào thơ mới?
A. Nhớ rừng, Quê hương, Khi con tu hú.
B. Khi con tu hú, Ông đồ, Nhớ rừng.
C. Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương.
D. Quê hương, Tức cảnh Pắc bó, Ngắm trăng.
Câu 3: Văn bản “Trong lòng mẹ” trích từ tác phẩm nào?
A. Những ngày thơ ấu.	B. Tắt đèn
C. Lão Hạc.	D. Sống chết mặc bay.
Câu 4: Những tác phẩm nêu ở câu 3 thuộc dòng văn học nào?
A. Văn học lãng mạn. 	B. Văn học trung đại.
C. Văn học hiện đại. 	D. Văn học hiện thực phê phán.
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 kiểu câu chia theo mục đích nói?
A. Câu nghi vấn, câu trần thuật, câu đơn, câu cảm thán.
B. Câu phủ định, câu trần thuật, câu ghép, câu đặc biệt.
C. Câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu phủ định.
D. Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật.
Câu 6: Xét theo cấu tạo câu “mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn.	B. Câu cầu khiến.
C. Câu cảm thán. 	D. Câu trần thuật.
Câu 7: Mục đích giao tiếp của câu được nêu ở câu 6 là gì?
A. Đe dọa.	B. Bày tỏ cảm xúc.
C. Dùng để hỏi. 	D. Yêu cầu.
Câu 8: Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc kiểu văn bản gì?
A. Thuyết minh. 	B. Tự sự.
C. Biểu cảm. 	D. Nghị luận.
Câu 9: Từ “Hiền triết” trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được hiểu như thế nào?
A. Người tài năng, hiểu rộng. 
B. Người có tài, đức độ, hiểu biết sâu rộng được người đời tôn vinh.
C. Người sống lâu, hiểu biết sâu rộng.
D. Người được người đời tôn vinh là tài giỏi.
Câu 10: “Nói có sách mách có chứng” nghĩa là đã tuân thủ tốt phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất. 	B. Phương châm về lượng.
C. Phương châm quan hệ. 	D. Phương châm cách thức.
Câu 11: Sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh có tác dụng gì?
A. Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng tạo hứng thú cho người đọc.
B. Tạo hứng thú, gây cảm tình đối với người đọc.
C. Làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
D. Tạo nên sự gần gũi giữa đối tượng với người đọc.
Câu 12: Đề tài được đề cập đến trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là:
A. Sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.
B. Cuộc chạy đua vũ trang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.
C. Chống chiến tranh hạt nhân bảo vệ hòa bình cho nhân loại.
D. Chạy đua vũ trang làm mất khả năng cải thiện đời sống cho con người.
Phần II: Tự luận
 Giới thiệu về chiếc cắp sách

File đính kèm:

  • docDe KS dau nam Ngu van 0506(1).doc
Đề thi liên quan